Chương IV Luật phá sản doanh nghiệp 1993: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Số hiệu: | 30-L/CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 30/12/1993 | Ngày hiệu lực: | 01/07/1994 |
Ngày công báo: | 28/02/1994 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1- Việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp thuộc thẩm quyết của Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2- Trưởng phòng thi hành án chỉ định Chấp hành viên phụ trách thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ra quyết định thành lập Tổ thanh toán tài sản và kiểm tra, giám sát công việc của Tổ thanh toán tài sản.
3- Thành phần Tổ thanh toán tài sản gồm có:
a) Chấp hành viên, cán bộ Phòng thi hành án;
b) Đại diện các cơ quan tài chính, ngân hàng cùng cấp;
c) Đại diện chủ nợ, đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn;
d) Đại diện doanh nghiệp bị phá sản.
Thành viên Tổ quản lý tài sản có thể được chỉ định tham gia Tổ thanh toán tài sản. Tổ thanh toán tài sản do Chấp hành viên làm tổ trưởng.
Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ thanh toán tài sản do Chính phủ quy định.
Chấp hành viên phụ trách việc thi hành quyết định phá sản doanh nghiệp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Ra quyết định thu hồi và bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
2- Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán;
3- Ra quyết định phong toả các tài khoản của doanh nghiệp phá sản có ở các ngân hàng; mở tài khoản mới ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ việc thu hồi các khoản cho vay của doanh nghiệp phá sản và từ việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp phá sản.
Chấp hành viên phải chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng thi hành án trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Tổ thanh toán tài sản có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1- Nhận bàn giao tài sản và các giấy tờ, tài liệu có liên quan từ Tổ quản lý tài sản;
2- Thu hồi và quản lý tất cả tài sản, giấy tờ, sổ sách kế toán và con dấu của doanh nghiệp phá sản;
3- Phát hiện và yêu cầu Chấp hành viên cho thu hồi lại tài sản của doanh nghiệp hoặc giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp theo quy định tại Điều 45 của Luật này. Tổ thanh toán tài sản thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản và phần chênh lệch đó theo quyết định của Chấp hành viên;
4- Theo quyết định của Chấp hành viên, Tổ thanh toán tài sản tổ chức việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp. Việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp phải có công chứng Nhà nước chứng nhận. Nếu tài sản đem bán đấu giá là thiết bị đồng bộ thì phải bán đồng bộ, trừ khi không bán được đồng bộ mới bán thiết bị lẻ. Việc tổ chức bán đấu giá tài sản và giải quyết quyền sử dụng đất đai của doanh nghiệp phải theo đúng pháp luật;
5- Gửi tất cả các khoản tiền thu được của doanh nghiệp vào tài khoản mới mở tại ngân hàng;
6- Thực hiện thanh toán theo quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Thẩm phán.
1- Chấp hành viên đề nghị Toà án ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản của doanh nghiệp hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp nếu trong sáu tháng trước ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã có những vi phạm sau đây :
a) Tẩu tán tài sản của doanh nghiệp dưới mọi hình thức;
b) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;
c) Từ bỏ quyền đòi nợ đối với các khoản nợ;
d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm;
đ) Bán tài sản của doanh nghiệp thấp hơn thực giá.
2- Trước khi thu hồi lại tài sản hoặc phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, Tổ thanh toán tài sản có trách nhiệm xuất trình quyết định của Toà án, giải thích rõ lý do thu hồi lại tài sản hoặc phần chênh lệch giá trị tài sản doanh nghiệp cho đương sự biết. Những tranh chấp về thu hồi lại tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp do Toà án giải quyết.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên bố phá sản doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản cho doanh nghiệp thuê hoặc mượn để dùng vào hoạt động kinh doanh phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn với Chấp hành viên để nhận lại tài sản của mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp đã trả trước tiền thuê nhưng chưa hết thời hạn thuê, thì chủ sở hữu chỉ được nhận lại tài sản sau khi đã thanh toán lại số tiền thuê còn thừa do chưa hết thời hạn để Tổ thanh toán tài sản nhập vào tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, đương sự có quyền khiếu nại lên Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn, Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp phải xem xét, giải quyết và trả lời cho người khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định của Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp thì đương sự có quyền khiếu nại lên Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Cục trưởng Cục quản lý thi hành án dân sự phải ra một trong các quyết định sau đây :
1- Giữ nguyên quyết định của Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp;
2- Huỷ quyết định bị khiếu nại và giao cho Trưởng phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp giải quyết lại.
Kết thúc việc thanh toán, Trưởng phòng thi hành án ra quyết định chấm dứt việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Quyết định này phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
IMPLEMENTATION OF THE DECISION ON AN ENTERPRISE'S BANKRUPTCY DECLARATION
1. The implementation of the decision on an enterprise's bankruptcy declaration is under the jurisdiction of the Enforcement office for judgements under the Department of Justice in the place where the head-office of the enterprise is located.
2. The head of the Enforcement office for judgements appoints the executives in charge of implementing the enterprise's bankruptcy declaration; makes the decision of the establishment of the Property Liquidation Committee and controls and supervises the activity of the Property Liquidation Committee.
The membership of the Property Liquidation Committee is composed of:
a. The executives and cadres of the office for enforcement of judgements;
b. The representatives of the financial and banking bodies at the same level;
c. The representatives of the creditors and trade unions or of the labourers in places having no trade unions;
d. The representative of the bankrupt enterprise;
The members of the Property Management Committee may be appointed to take part in the Property Liquidation Committee.
The Property Liquidation Committee is headed by a group leader who is a member of the committee.
The organizational and active order of the Property Liquidation Committee is decided by the Government.
The executives in charge of implementing the decision on the enterprise's bankruptcy have the following rights and obligations:
1. Make decision to take back and sell by auction the assets of the enterprise declared bankrupt.
2. Implement measures for dividing assets according to the decision on the enterprise's bankruptcy declaration of the Judge.
3. Make a decision to block accounts of the bankrupt enterprise in banks, to open new bank accounts to deposit money received from the taking back of loans of the bankrupt enterprise and from the selling by auction of assets of the bankrupt enterprise.
The executive is responsible to the head of the Office for enforcement of judgement during the implementing his own obligations and rights.
The Property Liquidation Committee has the following obligations and rights:
1. Receive surrendered assets and relevant materials and documents from the Property Management Committee.
2. Take back and manage all assets, documents, accounting books and stamps of the bankrupt enterprise.
3. Find out and request the executive's permission to take back the assets of the enterprise or the property value or the difference in the property value of the enterprise sold or transferred illegally as stipulated in Article 45 of this Law. The property liquidation committee takes back property, property value and the difference according to the decision of the executive.
4. According to the decision of the executive, the Property Liquidation Committee organizes the sale by auction of the enterprise's assets. The sale by auction must be affirmed by the state notary office. If assets to be sold complete equipment, it is sold completely and is sold in retail only in the case of the failure of the complete sale. The auction of asset and the settlement of the right to the land use of the enterprise must strictly observe the law;
5. Deposit all money taken from the enterprise to the new bank accounts;
6. Carry out payment in accordance with the enterprise's bankruptcy declaration by the Judge.
1. The executive requests the court to make a decision to take back property, property value of the enterprise and difference in the property value of the enterprise if during the 6 months prior to the day of receiving and considering the application for the enterprise's bankruptcy declaration the enterprise commits the following violations:
a. To disperse and hide the assets of the enterprise in whatsoever forms;
b. To pay unmatured debts;
c. To refuse the right to require a debts into a secured debts;
d. To transform an unsecured debts into a secured debts;
e. To sell the assets of the enterprise at a rate lower than their genuine value.
2. Before taking back the property or the difference in the property value of the enterprise declared bankrupt, the Property Liquidation Committee is obliged to present the decision of the court, to explain clearly the reason for taking back the property or the difference in property value to the person concerned. Deputes concerning the taking back of property or the difference in property value of the enterprise are decided by the court.
During the 30 days from the day of an enterprise's bankruptcy declaration, the owner of the property lent or rented to the enterprise for business must present documents which certify the right to ownership and the contract on renting or lending to the executive in order to take back his or her property.
In case of advance payment by the enterprise, before the tenancy term expires, the owner of the property only can be get back the property after paying back the amount of rent left excess for the time not used up so that the Property Management Committee could include it into the remaining property of the enterprise.
During the implementation of the decision on the enterprise's bankruptcy declaration, a person concerned has the right to petition the head of the Office for enforcement of judgements under the Department of Justice. During the 7 days from the day of receiving the application, the head of the Office for enforcement of judgements under the Departments of Justice must consider, resolve and answer the petitioner. In case of a disagreement with the decision of the head of the Office for enforcement of judgements under the Department of Justice. The person concerned has the right to petition the head of the Department for enforcement of Civil Judgements under the Ministry of Justice. During the 30 days from the day receiving the petition, the head of the Department for enforcement Civil Judgements must make on of the following decisions:
1. To preserve intact the decision of the head of the Office for enforcement of judgements under the Department of Justice;
2. To cancel the decision being petitioned against and assign it to the head of the Office for enforcement of judgements for resolution again;
At the end of the liquidation, the head of the Office for enforcement of judgements makes a decision to terminate the implementation of the decision on the enterprise's bankruptcy declaration. The decision must be sent to the business registration organ so that the enterprise may be striken off the registered list.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực