Chương V Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010: Thanh tra, giám sát ngân hàng
Số hiệu: | 46/2010/QH12 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 16/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 25/09/2010 | Số công báo: | Từ số 564 đến số 565 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
1. Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.
4. Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật này với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật này.
5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
2. Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng.
3. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.
4. Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật.
5. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc giám sát ngân hàng đối với mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.
1. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
2. Báo cáo, giải trình đối với khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
1. Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng.
2. Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng.
3. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm.
4. Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
5. Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật.
1. Đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng các biện pháp xử lý sau đây đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Hạn chế chia cổ tức, chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng tài sản;
b) Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động;
c) Hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng;
d) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần;
e) Quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trường hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng;
g) Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định.
1. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trao đổi thông tin về hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, giám sát tổ chức tín dụng; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, giám sát công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 52 và Điều 56 của Luật này.
1. Ngân hàng Nhà nước trao đổi thông tin và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài trong việc thanh tra, giám sát đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài.
2. Ngân hàng Nhà nước thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nước ngoài về hình thức, nội dung, cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp thanh tra, giám sát phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
BANKING INSPECTION AND SUPERVISION
Article 49. The Banking Inspection and Supervision Agency
1. The Banking Inspection and Supervision Agency is a unit belonging to the State Bank's organizational structure and performing the tasks of banking inspection and supervision and money laundering prevention and combat.
2. The Prime Minister shall specify the organization, tasks and powers of the Banking Inspection and Supervision Agency.
Article 50. Objectives of banking inspection and supervision
Banking inspection and supervision aim to contribute to assuring the safe and sound development of the system of credit institutions and the financial system: to protect lawful rights and interests of money depositors and clients of credit institutions; to maintain and increase public confidence in the system of credit institutions; to ensure the observance of monetary and banking policies and laws; and to contribute to raising the effectiveness and efficiency of state management in the monetary and banking sector.
Article 51. Principles of banking inspection and supervision
1. Banking inspection and supervision shall be conducted under law in an accurate, objective, truthful, public, democratic and timely manner without impeding normal operations of agencies, organizations and individuals subject to banking inspection and supervision.
2. It is required to combine the inspection and supervision of the observance of monetary and banking policies and laws with the inspection and supervision of risks to operations of entities subject to banking inspection and supervision.
3. Banking inspection and supervision shall be conducted on the principle that all operations of credit institutions must be inspected and supervised.
4. Banking inspection and supervision shall be conducted under this Law and other relevant laws. In case provisions on banking inspection and supervision of this Law are different from those of other laws, provisions of this Law prevail.
5. The Governor of the State Bank shall provide for the order and procedures for banking inspection and supervision.
Article 52. Entities subject to banking inspection
The State Bank shall inspect the following entities:
1. Credit institutions, branches of foreign banks, representative offices of foreign credit institutions and other foreign institutions conducting banking operations. When necessary, the State Bank shall request competent state agencies to inspect or coordinate with it in inspecting subsidiary companies or associated companies of credit institutions:
2. Institutions conducting foreign exchange operations or gold trading activities; organizations engaged in credit information activities; and non-bank institutions providing intermediary payment services.
3. Vietnamese agencies, organizations and individuals and foreign agencies, organizations and individuals in Vietnam regarding the compliance with the monetary and banking laws under the state management of the State Bank.
Article 53. Rights and obligations of entities subject to banking inspection
1. To observe inspection conclusions.
2. To excise rights and perform obligations as prescribed by law.
Article 54. Grounds for issuance of inspection decisions
An inspection decision shall be issued based on any of the following grounds:
1. Inspection programs or plans:
2. Requests of the Governor of the State Bank:
3. Upon detecting signs of violation of law;
4. Upon occurrence of risks to the operational safety of credit institutions.
Article 55. Contents of banking inspection
1. Inspecting the observance of the monetary and banking laws and the compliance with licenses granted by the State Bank;
2. Considering and assessing the risk degree, risk management capacity and financial status of entities subject to banking inspection.
3. Proposing competent state agencies to amend, supplement or annul existing legal documents or promulgate new ones to meet the requirements of the state management of monetary and banking operations.
4. Proposing and requesting entities subject to banking inspection to take measures to restrict, reduce and handle risks so as to ensure the safety of banking operations and prevent acts which may induce violations of law.
5. Detecting, preventing and handling according to its competence or proposing competent state agencies to handle violations of the monetary and banking laws.
Article 56. Entities subject to banking supervision
The State Bank shall conduct banking supervision of all operations of credit institutions and branches of foreign banks. When necessary, the State Bank shall request competent state agencies to supervise or coordinate with it in supervising subsidiary companies and associated companies of credit institutions.
Article 57. Rights and obligations of entities subject to banking supervision
1. To promptly, adequately and accurately provide information and documents at the request of the Banking Inspection and Supervision Agency; to take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of provided information and documents.
2. To report on and explain about risk and operational safety recommendations and warnings issued by the Banking Inspection and Supervision Agency.
3. To comply with the Banking Inspection and Supervision Agency's risk and operational safety recommendations and warnings.
Article 58. Contents of banking supervision
1. Collecting, synthesizing and processing documents, information and data to meet banking supervision requirements.
2. Considering and monitoring the observance of regulations on safety of banking operations and other monetary and banking regulations; the implementation of inspection conclusions, recommendations and handling decisions and recommendations and warnings about banking supervision.
3. Analyzing and assessing financial status, operation, administration, management and risk degree of credit institutions; and annually rank credit institutions.
4. Detecting and giving warnings about risks to the safety of banking operations and threats of violation of the monetary and banking laws.
5. Proposing and recommending measures to prevent and handle risks and violations of law.
Article 59. Handling of entities subject to banking inspection and supervision
1. Entities subject to banking inspection and supervision that violate the monetary and banking laws shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensation under law.
2. Depending on the nature and degree of risks, the State Bank shall also apply the following handling measures to entities subject to banking inspection and supervision:
a/ Restricting the distribution of dividends, transfer of shares or transfer of assets;
b/ Restricting the expansion of the scale, scope and areas of operation;
c/ Restricting, terminating or suspending one or several banking operations;
d/ Requesting credit institutions to increase their charter capital to meet prudential requirements in banking operations;
e/ Requesting credit institutions to transfer their charter capital or equity capital; or requesting major shareholders or shareholders holding control or dominant shares to transfer their shares;
f/ Deciding on a credit growth limit applicable to credit institutions in case of necessity so as to ensure the safety for credit institutions and the system of credit institutions;
g/ Applying one or several prudential ratios higher than the prescribed ones.
Article 60. Coordination between the State Bank and ministries and ministerial-level agencies in banking inspection and supervision
1. The State Bank shall coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in exchanging information on inspection and supervision in the finance and banking sector under its management.
2. The Slate Bank shall assume the prime responsibility for, and coordinate with competent state agencies in. conducting inspection and supervision of credit institutions; coordinate with competent state agencies in inspecting and supervising subsidiary companies and associated companies of credit institutions under Articles 52 and 56 of this Law.
Article 61. Coordination in banking inspection and supervision between the State Bank and competent foreign banking inspection and supervision authorities
1. The State Bank shall exchange information and coordinate with competent foreign banking inspection and supervision authorities in inspecting and supervising foreign entities subject to banking inspection and supervision that operate in Vietnam's territory and Vietnam's entities subject to banking inspection and supervision that operate overseas.
2. The State Bank shall reach agreement with competent foreign banking inspection and supervision authorities on the form, contents and mechanisms of information exchange and inspection and supervision coordination in accordance with Vietnam's law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực