Chương I Luật Lực lượng dự bị động viên 2019: Những quy định chung
Số hiệu: | 53/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 26/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 28/12/2019 | Số công báo: | Từ số 999 đến số 1000 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên
Đây là nội dung tại Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2019.
Theo đó, 04 trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:
- Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ;
- Khi thi hành lệnh thiết quân luật;
- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp;
- Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.
Đồng thời, Luật cũng quy định về độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên như sau:
+ Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;
+ Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi, được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.
Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.
3. Phương tiện kỹ thuật dự bị là tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện đường thủy, phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường, phương tiện xây dựng công trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện, thiết bị khác được đăng ký theo yêu cầu biên chế của Quân đội nhân dân.
4. Đơn vị dự bị động viên là tổ chức quân sự gồm phần lớn hoặc toàn bộ là quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; có tổ chức, biên chế chưa hoàn chỉnh hoặc chưa tổ chức trong thời bình, nhưng có kế hoạch động viên, bổ sung trong thời chiến khi có lệnh động viên.
5. Đơn vị chuyên môn dự bị là loại hình đơn vị dự bị động viên được tổ chức, biên chế quân nhân dự bị có chuyên môn, nghiệp vụ và phương tiện, thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn.
6. Chuyên nghiệp quân sự là nghề nghiệp chuyên môn tương ứng với chức danh trong biên chế Quân đội nhân dân.
7. Huy động lực lượng dự bị động viên là việc gọi quân nhân dự bị, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị để bàn giao cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này.
8. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc đối tượng được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.
3. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
5. Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.
6. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
1. Quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra sức khỏe;
b) Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
c) Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;
d) Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;
c) Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
d) Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
1. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị; được hoàn trả phương tiện kỹ thuật dự bị, thanh toán các khoản chi phí và bồi thường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra.
2. Người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động; được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này.
1. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Phương tiện kỹ thuật dự bị bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy;
b) Thiệt hại về thu nhập do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trực tiếp gây ra.
2. Người có thẩm quyền quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường và việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được thực hiện như đối với người có tài sản trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.
Trường hợp phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động là tài sản nhà nước giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy thì được bố trí kinh phí để sửa chữa hoặc mua mới theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.
2. Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
3. Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Law provides for manning and mobilization of military reserve forces; allowance and other policies; responsibilities of entities and persons for manning and mobilization of military reserve forces.
Article 2. Interpretation
For the purposes of this Law, terms used herein shall be construed as follows:
1. Military reserve force includes reserve servicemen and technical equipment that are registered, managed and placed in reserve units to be available when permanent standing bodies of People’s Military Forces require additional manpower.
2. Reserve serviceman (reservist) comprises reserve officers, professional reserve servicemen and non-commissioned officers and reserve soldiers that are registered under the provisions of the Law on Officers of People’s Army of Vietnam, the Law on Professional Servicemen, defence employees and staff and the Law on Military Service.
3. Reserve technical equipment refers to property kept under the control of Vietnamese entities, organizations or citizens, including means of road transport, water transport, civil aviation transport, road and other construction equipment, equipment designed for loading, unloading of goods, means of communication, medical equipment and supplies, and several other equipment and accessories, all of which are registered to meet infrastructure demands of People’s Armed Forces.
4. Reserve force unit refers to a military organization that is mainly or entirely composed of reserve servicemen and technical equipment listed in the plan for provision of additional manpower for standing bodies of People’s Army; that is organized and staffed in an incomplete manner or has not yet been organized in peacetime, but has the plan for conscription of members of reserve forces or provision of additional manpower for armed forces in wartime under order for conscription of reservists.
5. Reserve specialized unit refers to a form of reserve force unit which is organized, staffed and provided with academically or professionally qualified reserve servicemen, equipment or accessories designed for their specialized duties.
6. Military career refers to a profession or specialized occupation corresponding to a rank of an enlisted member of the People’s Army.
7. Mobilization of reserve forces refers to calling up reserve servicemen and mustering reserve technical equipment for transfer to standing military forces of the People's Army under the provisions of this Law.
8. Owner of reserve technical equipment refers to a Vietnamese entity, organization or citizen having the right to own or use reserve technical equipment which is registered, managed and placed in a reserve unit.
Article 3. Principles of manning and mobilization of military reserve forces
1. Abide by the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam; be placed under the direct, absolute and all-round leadership of the Communist Party of Vietnam, the domination of the State President, the centralized and unified management of the State, and the command or direction of the Minister of National Defence.
2. Establish military reserve forces having political, spiritual and organizational strengths, high combat level, and put under strict management.
3. Mobilize all-people strengths.
4. Closely combine socio-economic growth with national defence and security enforcement; adapt to the domestic socio-economic growth context.
5. Man and mobilize reserve forces that have the required number of reservists and reserve technical equipment; conform to prescribed standards and time schedule; ensure confidentiality and safety according to laws and approved plans.
6. Apply engineering and technological achievements and advances to establishment and mobilization of reserve forces.
Article 4. Responsibilities of servicemen assigned as members of reserve forces
1. Servicemen assigned as members of reserve forces shall assume the following responsibilities:
a) Take health checks-up;
b) Obey training, drilling, mobilization and fighting readiness assessment commands;
c) Carry out rules and regulations on daily activities of reserve units and duties assigned by commanders;
d) Carry out commands of mobilization of reservists for provision of additional manpower for standing forces of the People’s Army.
2. Servicemen holding commander ranks in reserve forces shall assume the following responsibilities:
a) Observe regulations laid down in clause 1 of this Article;
b) Grasp the number and quality of reservists of reserve units under their command; ensure their reserve unit's operations are conformable to prescribed rules and regulations for daily activities and carry out the stated reporting regime;
c) Manage and command their reserve units during training, drilling sessions or mobilization and combating readiness assessments;
d) Manage and command their reserve units to provide additional manpower for standing forces of the People’s Army.
Article 5. Rights and obligations of owners of reserve technical equipment and operators of reserve technical equipment
1. Owners of reserve technical equipment shall be obliged to comply with decisions on mobilization, assembly or concentration of reserve technical equipment; may be eligible for taking back reserve technical equipment, being paid fees and compensations for any loss or damage arising from mobilization or assembly of reserve technical equipment.
2. Operators of reserve technical equipment shall be obliged to comply with mobilization decisions; may be granted allowance or other incentive policies prescribed herein.
Article 6. Compensation for loss or damage arising from mobilization or assembly of reserve technical equipment
1. Owners of reserve technical equipment may be entitled to compensation packages if:
a) Such reserve technical equipment is damaged, lost or destroyed;
b) These owners lose income owing to mobilization or assembly of reserve technical equipment.
2. Persons authorized to make decisions on mobilization, assembly or concentration of reserve technical equipment shall be responsible for compensating for loss or damage incurred therefrom. The rate of compensation and payment of compensation amounts to owners of reserve technical equipment shall be the same as compensation paid to persons whose property are legally appropriated by the state in accordance with laws on state procurement and appropriation of property.
In cases where reserve technical equipment to be mobilized or assembled is an asset that the State allocates to a state agency or public service provider, and such equipment is damaged, lost or destroyed, all repair or new purchase expenses shall be reimbursed in accordance with laws on state budget.
Article 7. Prohibited acts during establishment and mobilization of military reserve forces
1. Evade carrying out responsibilities of reserve servicemen, or obligations of owners of reserve technical equipment which is mobilized or assembled.
2. Object to and hinder establishment and mobilization of military reserve forces.
3. Mobilize and assemble military reserve forces without conforming to approved plans.
4. Make use of or abuse the performance of reserve force establishment and mobilization tasks to infringe upon the national interests or legitimate rights and interests of agencies, organizations or individuals.
5. Perform the act of gender discrimination during the period of establishment and discrimination of military reserve forces.