Chương IV Luật Lực lượng dự bị động viên 2019: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên
Số hiệu: | 53/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 26/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 28/12/2019 | Số công báo: | Từ số 999 đến số 1000 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên
Đây là nội dung tại Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2019.
Theo đó, 04 trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:
- Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ;
- Khi thi hành lệnh thiết quân luật;
- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp;
- Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.
Đồng thời, Luật cũng quy định về độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên như sau:
+ Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;
+ Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi, được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.
Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:
a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
c) Quy định và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
d) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
đ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên và có trách nhiệm sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng chiến lược, chính sách, Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;
3. Phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
4. Quy định quy mô, loại hình tổ chức, số lượng đơn vị dự bị động viên;
5. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
6. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị quân đội phối hợp với chính quyền địa phương trong xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;
8. Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị;
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định ngân sách bảo đảm cho việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương;
b) Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên ở địa phương;
b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị Quân đội nhân dân thực hiện xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.
Cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc có trách nhiệm phối hợp với địa phương bố trí thời gian cho quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; tiếp nhận, bố trí công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ.
Chapter IV
RESPONSIBILITIES OF ENTITIES AND ORGANIZATIONS FOR ESTABLISHMENT AND MOBILIZATION OF RESEVE FORCES
Article 35. The Government’s responsibilities
1. The Government shall exercise unified state management of establishment and mobilization of reserve forces.
2. Tasks involved in the state management of establishment and mobilization of reserve forces shall comprise:
a) Promulgate and submit to competent authorities for promulgation and organize the implementation of legislative documents on establishment and mobilization of reserve forces;
b) Develop and implement strategies, policies and plans regarding establishment and mobilization of reserve forces;
c) Adopt regulations, and implement compensation and other policies, regarding establishment and mobilization of reserve forces;
d) Propagate and disseminate guidelines and standpoints of the Party, state policies and laws regarding establishment and mobilization of reserve forces;
dd) Carry out inspections, assessments, sanction violations or address complaints, accusations, hold preliminary or final reviews of results of emulation, and grant rewards, regarding establishment and mobilization of reserve forces.
Article 36. Responsibilities of the Ministry of National Defence
The Ministry of National Defense shall be responsible to the Government for state management of establishment and mobilization of reserve forces and shall assume the following responsibilities:
1. Submit to the Government and the Prime Minister to seek approval of promulgation of, or promulgate within their jurisdiction, legislative documents on establishment and mobilization of reserve forces;
2. Lead and cooperate with other Ministries, Ministry-level organs and Governmental bodies in development of state strategies, policies and plans for establishment and mobilization of military reserve forces;
3. Cooperate with other Ministries, Ministry-level agencies and Governmental organs in developing their plans for establishment and mobilization of reserve forces;
4. Regulate the organizational scale, type and quantity of reserve units;
5. Lead and cooperate with other Ministries, central sectors and local authorities in developing and mobilizing reserve forces;
6. Direct and instruct military entities and units in collaboration with local authorities in establishment, mobilization and reception of reserve forces;
7. Lead and collaborate with other Ministries, central sectors, local authorities and entities or organizations concerned in inspection, assessment and imposition of sanctions against violations or handling of complaints, accusations, organization of preliminary or final reviews of results of emulation, and offer of rewards, regarding establishment and mobilization of reserve forces;
8. Lead and collaborate with other Ministries, Ministry-level organs, Governmental bodies and all-level People’s Committees in establishment of database of registration and management of reserve servicemen and technical equipment;
9. Perform other duties related to establishment and mobilization of reserve forces in accordance with laws.
Article 37. Responsibilities of other Ministries, Ministry-level agencies and Governmental bodies
1. Cooperate with the Ministry of National Defense, entities and organizations involved in formulation and implementation of plans for establishment and mobilization of reserve forces.
2. Direct and instruct their affiliates to develop specialized reserve units meeting quantitative and qualitative requirements in conformance to duty-related demands.
Article 38. Responsibilities of all-level local authorities
1. People’s Councils at all levels shall, within their duties and powers, have the following responsibilities:
a) Make decisions on funding for establishment and mobilization of local reserve forces;
b) Supervise compliance with the Constitution, laws and implementation of resolutions of People's Councils on establishment and mobilization of reserve forces.
2. People’s Committees at all levels shall, within their duties and powers, have the following responsibilities:
a) Exercise the regulatory authority over establishment and mobilization of local reserve forces;
b) Preside over and collaborate with units of the People’s Army in establishment, mobilization and reception of reserve forces.
Article 39. Responsibilities of Vietnam Fatherland Front Committee and its member organizations
Vietnam Fatherland Front Committee and its members shall, within their duties and powers, assume responsibility to raise the people's awareness of compliance with laws on reserve forces; supervise implementation of laws on reserve forces.
Article 40. Responsibilities of entities and organizations
Entities and organizations where reserve servicemen are working, learning or on duty shall be responsible for cooperating with localities in scheduling training, practice, mobilization or combat readiness assessments or implementation of duty in response to the situation in which general or local mobilization is not needed; receiving and offering work to reservists after completion of such training, practice, mobilization or combat readiness assessments and duty.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực