Chương VIII Luật Điều ước quốc tế 2016: Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế
Số hiệu: | 108/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 09/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 21/05/2016 | Số công báo: | Từ số 345 đến số 346 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật điều ước quốc tế 2016 quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế.
I. Ký kết điều ước quốc tế
Về việc UBTVQH cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế, Luật điều ước quốc tế 2016 quy định:
Trước khi quyết định ký điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH hoặc điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, cơ quan có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật điều ước quốc tế năm 2016 trình UBTVQH cho ý kiến.
Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội tại khoản 1 Điều 29 Luật số 108/2016/QH13.
II. Bảo lưu điều ước quốc tế
Về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, Luật điều ước quốc tế 2016 có quy định:
- Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định.
- Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
- Chính phủ quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chính phủ quyết định.
III. Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
Luật ký kết điều ước quốc tế năm 2016 quy định: Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
IV. Lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế
Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế theo Luật về điều ước quốc tế 2016:
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế.
Toàn văn điều ước quốc tế, thông tin về hiệu lực của điều ước quốc tế được đăng tải theo khoản 1 Điều 60 Luật ĐƯQT 2016 được công khai trên Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế.
V. Thủ tục ngoại giao
Thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được Luật điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 quy định như sau:
- Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế hai bên mà Việt Nam đã ký kết.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký thông báo về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
VI. Trình tự, thủ tục rút gọn
- Không áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập, chấm dứt hiệu lực của Quốc hội.
- Trình tự, thủ tục đàm phán, ký, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ về vay nợ nước ngoài thực hiện theo pháp luật quản lý nợ công.
Luật điều ước quốc tế 2016 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phê duyệt kế hoạch thực hiện, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành hoặc biện pháp khác để thực hiện điều ước quốc tế.
2. Sau khi lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan đề xuất căn cứ vào tính chất, nội dung của điều ước quốc tế, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao về việc điều ước quốc tế có hiệu lực.
3. Trong trường hợp cơ quan đề xuất không phải là cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế.
Cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đề xuất quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều này, Điều 79 và Điều 80 của Luật này.
4. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế bao gồm những nội dung sau đây:
a) Lộ trình thực hiện điều ước quốc tế;
b) Dự kiến phân công trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện điều ước quốc tế;
c) Dự kiến nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế;
d) Các biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện điều ước quốc tế;
đ) Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế.
5. Sau khi kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế được phê duyệt, cơ quan đề xuất và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đó.
1. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên ký kết nước ngoài vi phạm điều ước quốc tế.
3. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu; báo cáo Chủ tịch nước theo yêu cầu về tình hình thực hiện điều ước quốc tế.
Trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của Quốc hội.
4. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Thống kê, rà soát điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Đôn đốc việc xây dựng, trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
2. Thẩm định sự phù hợp của văn bản quy phạm pháp luật với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Xây dựng lộ trình và biện pháp cụ thể để thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan mình đề xuất ký kết.
2. Kiến nghị hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan mình đề xuất ký kết.
3. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc tự mình tiến hành biện pháp chỉ đạo, điều hành hoặc biện pháp khác để thực hiện điều ước quốc tế do cơ quan mình đề xuất ký kết.
4. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do cơ quan mình đề xuất ký kết.
5. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế do cơ quan mình đề xuất ký kết bị vi phạm.
6. Xây dựng báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm. Báo cáo của cơ quan đề xuất được xây dựng theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
Trong trường hợp có yêu cầu, cơ quan đề xuất báo cáo Chủ tịch nước, Chính phủ về tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cách hiểu và áp dụng quy định của điều ước quốc tế trong trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu và áp dụng quy định đó.
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan đề xuất thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
CONDUCT OF IMPLEMENTATION OF TREATIES
Article 76. Plan for implementation of treaties
1. The Prime Minister shall be responsible for conducting implementation of treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a party, approving the implementation plan and deciding directive measures or other measures to implement treaties.
2. After obtaining opinions from relevant agencies or organizations, the recommending agency shall take into consideration the nature and contents of a treaty, its duties and powers to develop the plan for implementation of treaties for submission to the Prime Minister within a period of 15 days of receipt of the notification of the entry into force of that treaty from the Ministry of Foreign Affairs.
3. Where the recommending agency is in charge of implementing a treaty, the recommending agency shall be subject to the Prime Minister's decision on the in-charge agency within a period of 15 days from the date on which the competent authority decided consent to be bound by such treaty.
The in-charge agency shall be responsible for performing duties assigned to the recommending agency as provided in Clause 2 and 5 of this Article, Article 79 and 80 hereof.
4. A plan for implementation of a treaty shall contain the following contents:
a) The implementation schedule;
b) Proposed responsibilities of concerned state agencies in the conduct of the implementation of the treaty;
c) Recommendations on amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents for the implementation of the treaty;
d) Measures of conduct, management, financing and other necessary measures for the implementation of the treaty;
dd) Communication and dissemination of treaties.
5. After the plan for implementation of a treaty is approved, the recommending agency and relevant authority or organization shall, within their functions and powers, take responsibility for commencing the execution of such plan.
Article 77. Responsibility of the Ministry of Foreign Affairs for implementing treaties
1. Monitor and expedite implementation of the treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
2. Take charge of or cooperate in implementing necessary measures to protect rights and interests of the Socialist Republic of Vietnam in the event that the foreign signatory breaches the treaty.
3. Report to the Government and the Prime Minister in a periodically annual basis or upon request; submit the review report to the State President upon request on implementation of the treaty.
Report to the Government for submission to the National Assembly on the conclusion and implementation of treaties on a periodically annual basis or upon the request of the National Assembly.
4. Take charge of or cooperate in conducting communication or dissemination of the treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
5. Carry out the statistical examination and review of the treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
Article 78. Responsibility of the Ministry of Justice for implementing treaties
1. Expedite construction, submission for adoption, amendment, supplementation, or denunciation, of legal documents for the implementation of the treaty.
2. Verify the conformity of legislative document with the treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
Article 79. Responsibility of the recommending agency for implementing treaties
1. Develop the specific schedule and measure for implementation of treaties in force for the Socialist Republic of Vietnam proposed for conclusion by the recommending agency.
2. Recommend or adopt, amend, supplement or denounce legislative documents for implementation of treaties in force for the Socialist Republic of Vietnam proposed for conclusion by the recommending agency.
3. Recommend the Prime Minister or act on their own behalf to take directive or regulatory measures or other measures to implement treaties proposed for conclusion by the recommending agency.
4. Take charge of or cooperate in conducting communication or dissemination of the treaty in force for the Socialist Republic of Vietnam proposed for conclusion by the recommending agency.
5. Recommend the Prime Minister to take necessary measures to protect rights and interests of the Socialist Republic of Vietnam in the event that the treaty proposed for conclusion by the recommending agency is breached.
6. Prepare the review report on conclusion and implementation of the treaty under the management authority of the recommending agency for submission to the Ministry of Foreign Affairs for the purpose of consolidation for submission to the Prime Minister no later than the 15th November each year. The report shall be prepared by the recommending agency by using the form adopted by the Ministry of Foreign Affairs.
Upon request, the recommending agency shall report to the State President and the Government on results of conclusion and implementation of treaties.
7. Take charge of or cooperate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and relevant entities in recommending the Prime Minister to decide the interpretation and application of provisions of treaties where there is any contentious interpretation and application of such provisions.
Article 80. Responsibility of agencies, organizations and individuals
1. The Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the State Audit, Ministries, Ministry-level agencies, the People's Committees of centrally-affiliated cities or provinces shall, to the extent of their respective legally-established duties and powers, take charge of or cooperate with the recommending agency in implementation of treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
2. Agencies, organizations or individuals shall be responsible for compliance with the treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực