Chương VII Luật Điều ước quốc tế 2016: Trình tự, thủ tục rút gọn
Số hiệu: | 108/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 09/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 21/05/2016 | Số công báo: | Từ số 345 đến số 346 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật điều ước quốc tế 2016 quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế.
I. Ký kết điều ước quốc tế
Về việc UBTVQH cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế, Luật điều ước quốc tế 2016 quy định:
Trước khi quyết định ký điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH hoặc điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, cơ quan có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật điều ước quốc tế năm 2016 trình UBTVQH cho ý kiến.
Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội tại khoản 1 Điều 29 Luật số 108/2016/QH13.
II. Bảo lưu điều ước quốc tế
Về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, Luật điều ước quốc tế 2016 có quy định:
- Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định.
- Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
- Chính phủ quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chính phủ quyết định.
III. Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
Luật ký kết điều ước quốc tế năm 2016 quy định: Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
IV. Lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế
Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế theo Luật về điều ước quốc tế 2016:
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế.
Toàn văn điều ước quốc tế, thông tin về hiệu lực của điều ước quốc tế được đăng tải theo khoản 1 Điều 60 Luật ĐƯQT 2016 được công khai trên Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế.
V. Thủ tục ngoại giao
Thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được Luật điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 quy định như sau:
- Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế hai bên mà Việt Nam đã ký kết.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký thông báo về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
VI. Trình tự, thủ tục rút gọn
- Không áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập, chấm dứt hiệu lực của Quốc hội.
- Trình tự, thủ tục đàm phán, ký, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ về vay nợ nước ngoài thực hiện theo pháp luật quản lý nợ công.
Luật điều ước quốc tế 2016 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trình tự, thủ tục rút gọn đối với đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định tại Chương này.
2. Không áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập, chấm dứt hiệu lực của Quốc hội.
3. Trình tự, thủ tục đàm phán, ký, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ về vay nợ nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công.
1. Trình tự, thủ tục rút gọn được áp dụng đối với việc đàm phán, ký điều ước quốc tế trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế theo mẫu được quy định tại điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cùng một bên ký kết nước ngoài hoặc theo mẫu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký điều ước quốc tế được thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến;
b) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này, cơ quan kiểm tra, cơ quan thẩm định điều ước quốc tế có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, đề nghị kiểm tra, thẩm định;
c) Hồ sơ đề nghị kiểm tra điều ước quốc tế bao gồm tài liệu quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 19 của Luật này;
d) Hồ sơ đề nghị thẩm định điều ước quốc tế bao gồm tài liệu quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 21 của Luật này;
đ) Hồ sơ trình về việc ký điều ước quốc tế bao gồm tài liệu quy định tại các khoản 1, 2 và 6 Điều 17 của Luật này;
e) Tờ trình về việc ký điều ước quốc tế phải có đánh giá tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế, đánh giá sự tương thích của điều ước quốc tế đề xuất ký với điều ước quốc tế trong cùng lĩnh vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, đánh giá sự phù hợp giữa quy định của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Đối với những sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế chỉ mang tính kỹ thuật và trong trường hợp không ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, cơ quan đề xuất không nhất thiết phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan quy định tại điểm a khoản 5 Điều 54 của Luật này trước khi trình Chính phủ. Trong trường hợp được lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ định cơ quan sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế thì cơ quan đó quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế có quyết định khác.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao và cơ quan có liên quan về nội dung đã được sửa đổi, bổ sung.
4. Hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 6 Điều 54 của Luật này, trừ ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Trong trường hợp việc gia hạn điều ước quốc tế chỉ mang tính chất kỹ thuật, cơ quan đề xuất không nhất thiết phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan quy định tại điểm a khoản 5 Điều 54 của Luật này.
2. Hồ sơ trình về việc gia hạn điều ước quốc tế theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm các tài liệu quy định tại khoản 6 Điều 54 của Luật này, trừ ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trong trường hợp từ chối áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, cơ quan có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế gửi trả lại hồ sơ và yêu cầu cơ quan trình thực hiện quy trình, thủ tục thông thường hoặc yêu cầu cơ quan trình bổ sung hồ sơ.
SIMPLIFIED PROCESSES AND PROCEDURES
Article 70. Application of simplified processes and procedures
1. Simplified processes and procedures for negotiation, signature, amendment, supplementation and extension of a treaty shall be implemented as provided in this Chapter.
2. Simplified processes and procedures for negotiation, signature, amendment, supplementation and extension of a treaty under the authority to ratify, decide to accede to or terminate treaties of the National Assembly shall not be applied.
3. Simplified processes and procedures for negotiation, signature, amendment, supplementation and extension of a treaty on foreign borrowing in the name of the Government shall be implemented as provided in laws and regulations on public debt management.
Article 71. Simultaneous proposal for negotiation and signature of treaties
Where the recommending agency has determined contents and gathered materials in an adequate manner in the proposal for signature of treaties in accordance with Article 17 hereof before negotiation, proposal for negotiation and signature of a treaty may occur at the same time.
Article 72. Negotiation and signature of treaties under the simplified procedures and processes
1. The simplified processes and procedures shall be applied to negotiation and signature of treaties in the following cases:
a) A treaty is subject to the form stipulated in the treaty between the Socialist Republic of Vietnam and the same foreign signatory or the form approved by the competent authority;
b) The application of such processes and procedures is subject to the decision granted by the competent authority.
2. The simplified processes and procedures for negotiation and signature of treaties shall be implemented as follows:
a) Authorities or organizations from which opinions are requested as provided in Point c Clause 1 Article 9 hereof shall be responsible for making written replies within a period of 05 days of full receipt of the written request for opinions;
b) Authorities or organizations from which opinions are requested as provided in Clause 2 Article 13 hereof, inspection and verification agency shall be responsible for making written replies within a period of 05 days of full receipt of the written request for opinions, inspection or verification;
c) The request dossier for inspection of a treaty shall be composed of documents provided for in Clauses 1, 2, 5 and 6 Article 19 hereof;
d) The request dossier for verification of a treaty shall be composed of documents provided for in Points a, b, d and dd Clause 1 Article 21 hereof;
dd) The report dossier submitted for signature of a treaty shall be composed of documents provided for in Clauses 1, 2 and 6 Article 17 hereof;
e) The report for the signature of treaties must include assessment of political, national defence, security, socio-economic and other impacts of treaties; compatibility of treaties proposed for signature with those made in the same sector to which the Socialist Republic of Vietnam is a party and assessment of conformity of provisions of treaties with those of Vietnam's laws.
Article 73. Amendment and supplementation of treaties under the simplified processes and procedures
1. With regard to any amendment or supplementation of treaties is purely technical and where a new treaty is not signed to amend or supplement an existing treaty, the recommending agency shall not be required to request opinions from relevant agencies or organizations as provided in Point a Clause 5 Article 54 hereof before submission to the Government. In the event that requesting opinions is allowed, the agency from which opinions are requested shall be responsible for making written replies within a period of 05 days of full receipt of the request dossier for opinions.
2. Where a treaty has provided for the authority designated to amend or supplement a treaty, that authority shall make its decision on amending or supplementing such treaty, unless otherwise decided by the agency competent in making a decision on consent to be bound by such treaty.
3. When the situation mentioned in Clause 2 of this Article happens, the authority competent in deciding to amend or supplement treaties shall promptly notify the Ministry of Foreign Affairs and relevant authorities of amended or supplemented contents.
4. The request dossier for amendment to or supplementation of treaties under the simplified processes or procedures shall be composed of documents provided for in Clause 6 Article 54 hereof, except for opinions from relevant agencies or organizations.
Article 74. Extension of treaties under the simplified procedures and processes
1. With regard to any amendment or supplementation of treaties is purely technical, the recommending agency shall be required to request opinions from relevant agencies or organizations as provided in Point a Clause 5 Article 54 hereof.
2. The request dossier for extension of treaties under the simplified processes or procedures shall be composed of documents provided for in Clause 6 Article 54 hereof, except for opinions from relevant agencies or organizations.
Article 75. Refusal to apply simplified processes and procedures
In the event of refusing to apply the simplified processes and procedures, the authority competent in deciding to negotiate, sign, amend, supplement and extend a treaty shall return the submitted dossier and request the submitting authority to implement the general processes and procedures or to improve its submitted dossier.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực