Chương III Luật Điều ước quốc tế 2016: Bảo lưu điều ước quốc tế
Số hiệu: | 108/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 09/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 21/05/2016 | Số công báo: | Từ số 345 đến số 346 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật điều ước quốc tế 2016 quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế.
I. Ký kết điều ước quốc tế
Về việc UBTVQH cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế, Luật điều ước quốc tế 2016 quy định:
Trước khi quyết định ký điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH hoặc điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, cơ quan có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật điều ước quốc tế năm 2016 trình UBTVQH cho ý kiến.
Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội tại khoản 1 Điều 29 Luật số 108/2016/QH13.
II. Bảo lưu điều ước quốc tế
Về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, Luật điều ước quốc tế 2016 có quy định:
- Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định.
- Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
- Chính phủ quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chính phủ quyết định.
III. Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
Luật ký kết điều ước quốc tế năm 2016 quy định: Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
IV. Lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế
Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế theo Luật về điều ước quốc tế 2016:
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế.
Toàn văn điều ước quốc tế, thông tin về hiệu lực của điều ước quốc tế được đăng tải theo khoản 1 Điều 60 Luật ĐƯQT 2016 được công khai trên Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế.
V. Thủ tục ngoại giao
Thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được Luật điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 quy định như sau:
- Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế hai bên mà Việt Nam đã ký kết.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký thông báo về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
VI. Trình tự, thủ tục rút gọn
- Không áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập, chấm dứt hiệu lực của Quốc hội.
- Trình tự, thủ tục đàm phán, ký, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ về vay nợ nước ngoài thực hiện theo pháp luật quản lý nợ công.
Luật điều ước quốc tế 2016 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quyền quyết định việc bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với điều ước quốc tế đó.
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ yêu cầu, nội dung chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; kiến nghị thời điểm đưa ra chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu và hậu quả pháp lý của việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu trong tờ trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế được phép bảo lưu nhưng phải có sự chấp nhận của các bên ký kết đối với bảo lưu được đưa ra.
2. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế sau khi cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế thì Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đề xuất ngay khi nhận được thông tin về việc bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Hồ sơ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan đề xuất có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Văn bản điều ước quốc tế;
c) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
2. Chủ tịch nước quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia nhập.
3. Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế mà Chính phủ quyết định ký, phê duyệt hoặc gia nhập.
4. Việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài phải được thể hiện bằng văn bản.
1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại Điều 36 của Luật này.
2. Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu.
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định. Trình tự, thủ tục Quốc hội rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu được thực hiện tương tự quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
4. Chính phủ quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chính phủ quyết định.
5. Việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản.
6. Hồ sơ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu bao gồm:
a) Tờ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, hậu quả pháp lý của việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu;
b) Văn bản điều ước quốc tế;
c) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Article 47. Reservations made by the Socialist Republic of Vietnam
The competent authority deciding to sign, ratify, approve or accede to treaties shall exercise the right to decide reservations of the Socialist Republic of Vietnam made to treaties.
Article 48. Acceptance of or objection to reservations made by foreign signatories
1. The recommending agency shall clearly state the requirement and the contents of the acceptance of or objection to reservations made by the foreign signatories; the proposed time to express acceptance or objection to such reservations and the legal consequences of such acceptance or objection in its submitted report to the Government on the signature, ratification, approval of or accession to a treaty which permits reservations and stipulates that reservations are subject to acceptance of reservations made by the treaty signatories.
2. In cases where a foreign signatory makes a reservation to a treaty after the recommending agency submits a report to the Government on the signature, ratification, approval or accession to the treaty, the Ministry of Foreign Affairs shall notify the recommending agency promptly after obtaining information about the foreign signatory's making reservations to the treaty. The recommending agency shall have to additionally submit the recommendation on the acceptance of or objection to such reservation, after obtaining written opinions from the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies and organizations.
3. A dossier submitted by the recommending agency on the additional recommendation on the acceptance of or objection to a reservation as provided for in Clause 2 of this Article shall comprise:
a) The recommending agency's submitted report with the contents specified in Clause 1 of this Article;
b) The treaty texts;
c) Opinions from the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and relevant entities.
Article 49. Authority to decide the acceptance of or objection to reservations made by foreign signatories
1. The National Assembly shall decide to accept or object to reservations made by foreign signatories with respect to the treaty of or to which the National Assembly has decided the ratification or accession.
2. The State President shall decide to accept or object to reservations made by foreign signatories with respect to the treaty of and to which the State President has decided the signature, ratification or accession.
3. The Government shall decide to accept or object to reservations made by foreign signatories with respect to the treaty of or to which the National Assembly has decided the signature, ratification or accession.
4. Acceptance of or objection to reservations made by foreign signatories must be expressed in a written form.
Article 50. Processes and procedures for deciding the acceptance of or objection to reservations made by foreign signatories
1. The National Assembly shall decide to accept or object to reservations made by foreign signatories with respect to the treaty upon deciding on the ratification or accession to that treaty or after the receipt of the supplementary submitted report on the acceptance of or objection to the reservations in accordance with the similar processes and procedures set forth in Article 36 hereof.
2. The State President or the Government shall decide to accept or object to reservations made by foreign signatories with respect to the treaty upon deciding on the signature, ratification, approval of or accession to that treaty or after obtaining the additional submitted report on the acceptance of or objection to such reservations.
Article 51. Withdrawal of reservations or withdrawal of objection to reservations
1. The recommending agency shall have to submit the recommendation on the acceptance of or objection to reservations to the Government, after obtaining written opinions from the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and concerned agencies and organizations.
2. The Government shall submit to the State President for further submission to the National Assembly the decision on withdrawal of reservations or withdrawal of objection to reservations with respect to any reservations or objection to reservations subject to the National Assembly’s decision. Processes and procedures for withdrawal of reservations or withdrawal of objection to reservations shall be similar to those stated in Article 36 hereof.
3. The Government shall submit to the State President the decision on withdrawal of reservations or withdrawal of objection to reservations with respect to reservations or objection to reservations subject to the State President's decision.
4. The Government shall decide withdrawal of reservations or withdrawal of objection to reservations with respect to reservations or objection to reservations subject to the Government’s decision.
5. Withdrawal of reservations or objection to reservations must be expressed in a written form.
6. Dossiers submitted for withdrawal of reservations or withdrawal of objection to reservations shall comprise:
a) The submitted report on withdrawal of reservations or withdrawal of objection to reservations, and legal consequences resulting therefrom;
b) The treaty texts;
c) Opinions from the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice and relevant entities.