Chương I Luật Điều ước quốc tế 2016: Những quy định chung
Số hiệu: | 108/2016/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 09/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 21/05/2016 | Số công báo: | Từ số 345 đến số 346 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật điều ước quốc tế 2016 quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện ĐƯQT, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế.
I. Ký kết điều ước quốc tế
Về việc UBTVQH cho ý kiến về việc ký điều ước quốc tế, Luật điều ước quốc tế 2016 quy định:
Trước khi quyết định ký điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, quy định trái pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH hoặc điều ước quốc tế mà việc thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, cơ quan có thẩm quyền quyết định ký điều ước quốc tế tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật điều ước quốc tế năm 2016 trình UBTVQH cho ý kiến.
Quy định này không áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội tại khoản 1 Điều 29 Luật số 108/2016/QH13.
II. Bảo lưu điều ước quốc tế
Về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, Luật điều ước quốc tế 2016 có quy định:
- Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định.
- Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
- Chính phủ quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chính phủ quyết định.
III. Hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
Luật ký kết điều ước quốc tế năm 2016 quy định: Quốc hội quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế mà Quốc hội phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký và Quốc hội phê chuẩn, sau đó báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất;
IV. Lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải điều ước quốc tế
Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế theo Luật về điều ước quốc tế 2016:
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế.
Toàn văn điều ước quốc tế, thông tin về hiệu lực của điều ước quốc tế được đăng tải theo khoản 1 Điều 60 Luật ĐƯQT 2016 được công khai trên Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế.
V. Thủ tục ngoại giao
Thủ tục đối ngoại về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được Luật điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 quy định như sau:
- Bộ Ngoại giao phối hợp với cơ quan đề xuất thông báo cho bên ký kết nước ngoài về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế hai bên mà Việt Nam đã ký kết.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký thông báo về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế nhiều bên gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
VI. Trình tự, thủ tục rút gọn
- Không áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập, chấm dứt hiệu lực của Quốc hội.
- Trình tự, thủ tục đàm phán, ký, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ về vay nợ nước ngoài thực hiện theo pháp luật quản lý nợ công.
Luật điều ước quốc tế 2016 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về việc ký kết, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, đăng tải, đăng ký và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
2. Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Bên ký kết nước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác được công nhận là chủ thể của pháp luật quốc tế.
4. Tổ chức quốc tế là tổ chức liên chính phủ.
5. Ký kết là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bao gồm đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế.
6. Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện, bao gồm ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt và ký điều ước quốc tế phải phê chuẩn hoặc phê duyệt.
7. Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện để xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự định ký là văn bản cuối cùng đã được thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
8. Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
9. Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
10. Gia nhập là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế nhiều bên đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ký điều ước quốc tế đó, không phụ thuộc vào việc điều ước quốc tế này đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực.
11. Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế là việc trao đổi thư, công hàm hoặc văn kiện có tên gọi khác tạo thành điều ước quốc tế hai bên giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
12. Chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền thực hiện nhằm thể hiện cam kết chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với điều ước quốc tế, bao gồm ký điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt, phê chuẩn điều ước quốc tế, phê duyệt điều ước quốc tế, trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế, gia nhập điều ước quốc tế hoặc hành vi khác theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
13. Giấy ủy quyền là văn bản xác nhận người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện một hoặc nhiều hành vi pháp lý liên quan đến việc đàm phán, ký điều ước quốc tế.
14. Giấy ủy nhiệm là văn bản xác nhận người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham dự hội nghị quốc tế nhiều bên để thực hiện một hoặc nhiều hành vi pháp lý liên quan đến việc đàm phán, thông qua văn bản điều ước quốc tế hoặc để thực hiện quy định của điều ước quốc tế.
15. Bảo lưu là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bên ký kết nước ngoài khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế.
16. Chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
17. Tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để tạm dừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
18. Từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
b) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
d) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
2. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
1. Điều ước quốc tế hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế được ký kết bằng nhiều thứ tiếng thì các văn bản có giá trị ngang nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được ký kết bằng tiếng nước ngoài thì trong hồ sơ đề xuất ký kết phải có bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó.
4. Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên thì trong hồ sơ trình phải có dự thảo văn bản liên quan đến bảo lưu, tuyên bố đó bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài được sử dụng để thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
5. Bản chính điều ước quốc tế hai bên của phía Việt Nam phải được in trên giấy điều ước quốc tế, đóng bìa theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.
1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
2. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
2. Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ước quốc tế tuân theo quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.
This Law provides for conclusion, reservation, amendment, supplementation, extension, termination, denunciation, withdrawal from, suspension of application, deposit, keeping custody, making of certified copies of, publication, registration and conduct of implementation of a treaty.
For the purpose of this Law, the terms used herein shall be construed as follows:
1. Treaty refers to any written agreement concluded in the name of the State or Government of Socialist Republic of Vietnam with foreign signatories which creates, changes or terminates rights or obligations of the Socialist Republic of Vietnam governed by international laws, regardless of whatever its particular designations including, inter alia, treaty, convention, pact, covenant, protocol, understanding and exchange of notes.
2. A treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party refer to any international agreement that remains in force with the Socialist Republic of Vietnam.
3. Foreign signatory refers to any State, international organization or other entity is recognized as a subject of international law.
4. International organization refers to an inter-governmental organization.
5. Conclusion refers to a legal act performed by a competent person or authority, including negotiation, signature, ratification, approval of and accession to a treaty, or exchange of instruments constituting a treaty.
6. Signature refers to a legal act performed by a competent person or duly authorized representative, including signature of a treaty without being subject to ratification or approval, and signature of a treaty subject to ratification or approval.
7. Initialling refers to a legal act performed by a competent person or duly authorized representative to confirm that the text of a treaty that the Socialist Republic of Vietnam intends to sign is the final one which has been agreed upon with foreign signatories.
8. Ratification refers to a legal act performed by the National Assembly or State President to establish the consent of the Socialist Republic of Vietnam to be bound by the concluded treaty.
9. Approval refers to a legal act performed by the Government to establish the consent of the Socialist Republic of Vietnam to be bound by the concluded treaty.
10. Accession refers to a legal act performed by the National Assembly, State President or Government to establish the consent of the Socialist Republic of Vietnam to a multilateral treaty in the event that it has not signed that treaty, regardless of whether it has entered into force.
11. Exchange of instruments constituting a treaty refers to the exchange of letters, notes or instruments named otherwise to constitute a bilateral treaty between the Socialist Republic of Vietnam and foreign signatories.
12. Consent to be bound by a treaty refers to a legal act performed by a competent authority, person or duly authorized person to formally express the commitment of the Socialist Republic of Vietnam to a treaty, including signature of a treaty without being subject to ratification or approval, or signature of a treaty subject to ratification or approval, exchange of instruments constituting a treaty, concession a treaty or any other act as agreed upon with foreign signatories.
13. Full powers refers to a written confirmation whereby the person is designated by a competent authority to represent the Socialist Republic of Vietnam to perform one or a series of legal act(s) in relation to negotiation and signing of a treaty.
14. Credentials refers to a written confirmation issued by a competent authority whereby one or more persons is(are) designated to represent the Socialist Republic of Vietnam to international conferences to perform one or more legal act(s) in relation to the negotiation, adoption of the text of a treaty or the implementation of the provisions of a treaty.
15. Reservation refers to a statement made by the Socialist Republic of Vietnam or a foreign signatory when signing, ratifying, approving or acceding to a multilateral treaty, whereby it purports to preclude or modify the legal effect of one or certain provision(s) of the treaty.
16. Termination of a treaty refers to a legal act performed by the National Assembly, the State President or the Government to denounce the effect of a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
17. Suspension of the operation of a treaty refers to a legal act performed by the National Assembly, the State President or the Government to suspend the operation of the whole or part of a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
18. Denunciation of or withdrawal from a treaty refers to a legal act performed by the National Assembly, the State President or the Government to denounce the consent of the Socialist Republic of Vietnam to be bound by a treaty.
Article 3. Principles of conclusion and operation of treaties
1. Compliance with the Constitution of Socialist Republic of Vietnam.
2. Respect for and observance of national independence, sovereignty, integrity, prohibition of the use or threat of force, non-interference in the domestic affairs of each other, equality, mutual interests and other fundamental principles of international law.
3. Protection of national and human interests, and conformity with diplomatic policies of the Socialist Republic of Vietnam.
4. Compliance with a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
Article 4. The name under which a treaty is concluded
1. A treaty shall be concluded under the name of the State in the following cases:
a) A treaty is directly signed by the State President with the Head of other State;
b) A treaty relates to wars, peace, and national sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam;
c) A treaty relates to the establishment of, participation in an international and regional organization where the establishment of, participation in and withdrawal from that organization may affect fundamental policies on diplomatic relations, national defence, security, socio-economic development, finance and currency;
d) A treaty changes, limits or terminate human rights, and substantive rights and obligations of citizens under laws and resolutions of the National Assembly;
dd) A treaty is concluded under the name of the State by agreement with any foreign signatory.
2. A treaty shall be concluded under the name of the Government in the following cases:
a) Any treaty is not subject to Clause 1 of this Article;
b) A treaty is concluded under the name of the Government by agreement with any foreign signatory.
Article 5. Language and form of a treaty
1. A bilateral treaty must have a text in Vietnamese language, unless otherwise agreed with foreign signatories.
2. In cases where a treaty is signed in various languages, texts so written shall have the similar effect, unless otherwise agreed with foreign signatories.
3. In cases where a treaty is signed only in foreign languages, a Vietnamese translation of such treaty is required in the proposal submitted to conclude such treaty.
4. In cases where the Socialist Republic of Vietnam reserves, accepts or objects to reserving, of foreign signatories, the statement on a multilateral treaty, the proposal shall be required to include draft documents relating to such reservation and statement made in Vietnamese language and a foreign language used for notifying the depositary of such multilateral treaty.
5. The original text of a bilateral treaty for the Vietnam party must be printed on treaty paper, bound with covers by using the format adopted by the Ministry of Foreign Affairs, unless otherwise agreed upon with a foreign signatory.
Article 6. Treaties and provisions of domestic laws
1. In cases where a legal document and a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party, contains different provisions on the same matter, the provisions of the treaty shall prevail, except the Constitution.
2. On the basis of the requirements, contents and nature of a treaty, the National Assembly, the State President or the Government, when deciding to consent to be bound by the treaty, shall also decide on the direct application of the whole or part of the treaty to natural, judicial or other entities in case the provisions of the treaty are express and specific enough for implementation; or decide or propose to amend, supplement, cancel or promulgate legal documents for the implementation of the treaty.
Article 7. Supervision of conclusion and implementation of treaties
1. The National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Ethnic Council, the National Assembly’s Committees, National Assembly deputies' delegations and individual National Assembly deputies shall, within their responsibilities and jurisdiction, supervise conclusion and implementation of treaties.
2. The process and procedure for supervising conclusion and implementation of treaties shall comply with laws and regulations on the National Assembly’s supervisory operations.