Chương V Luật di sản văn hóa 2001: Quản lý nhà nước về di sản văn hoá
Số hiệu: | 28/2001/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/06/2001 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2002 |
Ngày công báo: | 15/09/2001 | Số công báo: | Số 34 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hoá theo phân công của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hoá ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Hội đồng di sản văn hoá quốc gia là hội đồng tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về di sản văn hoá.
Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng di sản văn hoá quốc gia.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học và nghệ thuật, khoa học và công nghệ tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước;
2. Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hoá;
3. Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tàng quốc gia, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử cách mạng và di sản văn hoá phi vật thể có giá trị tiêu biểu.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng được thu phí tham quan và lệ phí sử dụng di tích, sưu tập, bảo tàng theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
2. Việc đóng góp, tài trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá được xem xét ghi nhận bằng các hình thức thích hợp.
Nguồn tài chính dành cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hoá thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Nội dung hợp tác quốc tế về di sản văn hoá bao gồm:
1. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. Tham gia các tổ chức và điều ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
3. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ di tích, xây dựng bảo tàng, khai quật khảo cổ;
4. Trao đổi các cuộc triển lãm về di sản văn hoá;
5. Hợp tác trong việc bảo hộ di sản văn hoá của Việt Nam ở nước ngoài;
6. Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Thanh tra nhà nước về văn hoá - thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hoá, có nhiệm vụ:
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hoá;
2. Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá;
4. Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hoá;
5. Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hoá.
Đối tượng thanh tra có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết định thanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;
2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận thanh tra khi thấy có căn cứ cho là không đúng pháp luật;
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra;
4. Thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên, tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc thi hành pháp luật về di sản văn hoá.
2. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hoá với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
THE STATE MANAGEMENT OVER CULTURAL HERITAGES
Section 1. THE CONTENT OF THE STATE MANAGEMENT OVER CULTURAL HERITAGE AND THE STATE MANAGEMENT AGENCIES IN CHARGE OF CULTURAL HERITAGES
Article 54.- The content of the State management over cultural heritages includes:
1. Elaborating strategies, planning, plans and policies for development of the cause of protection and promotion of the cultural heritage values, and directing the implementation thereof;
2. Promulgating and organizing the implementation of legal documents on cultural heritages;
3. Organizing and directing activities of protecting and promoting the cultural heritage values; propagating, popularizing and educating the legislation on cultural heritages;
4. Organizing and managing scientific research activities; training and fostering the contingent of professional personnel specialized in cultural heritages;
5. Mobilizing, managing and using resources to protect and promote the cultural heritage values;
6. Organizing and directing the commendation and giving of rewards for merits in the protection and promotion of the cultural heritage values;
7. Organizing and managing the international cooperation in the protection and promotion of the cultural heritage values;
8. Inspecting and examining the law observation, settlement of complaints and denunciations and handling of violations of the cultural heritage legislation.
1. The Government exercises the unified State management over cultural heritages.
2. The Ministry of Culture and Information is answerable to the Government for exercising the State management over cultural heritage.
3. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government shall have to exercise the State management over cultural heritages according to the responsibility assignment by the Government.
The Government shall specify the responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government for coordinating with the Ministry of Culture and Information to exercise the unified State management over cultural heritage.
4. The People’s Committees of all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, exercise the State management over cultural heritages in their respective localities according to the responsibility assignment by the Government.
Article 56.- The National Council for Cultural Heritages is the Prime Minister’s advisory council for cultural heritages.
The Prime Minister shall specify the organization and operation of the National Council for Cultural Heritages.
Section 2. RESOURCES FOR ACTIVITIES OF PROTECTING AND PROMOTING VALUES OF CULTURAL HERITAGES
Article 57.- The State encourages and creates favorable conditions for associations of literature and arts, science and technology to take part in activities of protecting and promoting the values of cultural heritages.
The State encourages the socialization of activities of protecting and promoting the values of cultural heritages.
Article 58.- The financial sources for the protection and promotion of the values of cultural heritages include:
1. The State budget;
2. Revenues from activities of using and promoting the values of cultural heritages;
3. Financial assistance and contributions from domestic and foreign organizations and individuals.
Article 59.- The State prioritizes the State budget’s investment in activities of protecting and promoting the values of special national relics, national museums, national precious objects, historical revolutionary relics and intangible cultural heritages with typical values.
Article 60.- Organizations and individuals that own or manage relics, collections and/or museums as assigned shall be allowed to collect visiting fee and charge for use of such relics, collections and museums according to the provisions of law.
1. The State encourages organizations and individuals to contribute or provide financial supports for the protection and promotion of the values of cultural heritages.
2. The contributions and financial supports for activities of protecting and promoting values of cultural heritage, shall be considered and acknowledged in appropriate forms.
Article 62.- Financial source reserved for the protection and promotion of the values of cultural heritages must be managed and used for the right purposes and with efficiency.
Section 3. INTERNATIONAL COOPERATION ON CULTURAL HERITAGES
Article 63.- The State adopts policies and measures for boosting cooperative relationship with foreign countries, organizations and individuals in the protection and promotion of the values of cultural heritage on the basis of respect for each other’s independence, national sovereignty, equality and mutual benefit, in compliance with the provisions of Vietnamese laws and international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to, thus contributing to promoting the values of the world cultural heritage and enhancing relations of friendship cooperation and mutual understanding among nations.
Article 64.- The State encourages overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals to take part in activities of protecting and promoting the values of the Vietnamese cultural heritages according to the provisions of law.
Article 65.- Contents of international cooperation or cultural heritage
1. Elaboration and implementation of programs and projects for international cooperation on the protection and promotion of the values of cultural heritages;
2. Joining in international organizations and acceding to treaties on the protection and promotion of the values of cultural heritages;
3. Scientific research, application of scientific advances and transfer of modern technologies in the domain of preservation and embellishment of relics, construction of museums and archaeological excavation;
4. Exchange of exhibitions of cultural heritages;
5. Cooperation in the protection of Vietnamese heritages in foreign countries;
6. Training and fostering of personnel, exchange of information and experience in the protection and promotion of the values of cultural heritages.
Section 4. INSPECTION AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS CONCERNING CULTURAL HERITAGE
Article 66.- The State culture and information inspectorate, which exercises the function of specialized inspection of cultural heritage, has the following tasks:
1. To inspect the observance of the legislation on cultural heritages;
2. To inspect the implementation of planning and plans on the protection and promotion of the values of cultural heritages;
3. To detect, prevent and handle according to its competence acts of violating the legislation on cultural heritages;
4. To receive and propose the settlement of complaints and denunciations concerning cultural heritage;
5. To propose measures to ensure the enforcement of the legislation on cultural heritages.
Article 67.- Inspected subjects have the following rights and obligations:
1. To request the inspection delegations to produce inspection decisions, inspectors to produce their inspector’s cards and strictly comply with the legislation on inspection;
2. To lodge complaints and denunciations or initiate lawsuits to the competent State agencies about inspection decisions, acts of inspectors or inspection conclusions when they have grounds to believe that such decisions, acts or conclusions are at variance with law;
3. To claim compensations for damage caused by handling measures applied by inspection teams or inspectors not according to law;
4. To satisfy the requests of inspection delegations and inspectors, to create conditions for inspectors to perform their tasks; to abide by handling decisions of inspection delegations and inspectors according to provisions of law.
1. Organizations and individuals have the right to lodge complaints or initiate lawsuits about administrative decisions or administrative acts of agencies, organizations and/or individuals competent to enforce the legislation on cultural heritages.
2. Individuals have the right to denounce acts of violating the legislation on cultural heritage to competent agencies, organizations and/or individuals.
3. The competence and procedures for settling complaints and denunciations and handling of lawsuits shall comply with the provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực