Luật Cơ yếu 2011 số 05/2011/QH13
Số hiệu: | 05/2011/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 26/11/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2012 |
Ngày công báo: | 19/02/2012 | Số công báo: | Từ số 163 đến số 164 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 05/2011/QH13 |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2011 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật Cơ yếu.
Luật này quy định về hoạt động cơ yếu; nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng cơ yếu; chế độ, chính sách đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cơ yếu.
Luật này áp dụng đối với tổ chức cơ yếu, người làm việc trong tổ chức cơ yếu và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cơ yếu.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
2. Mật mã là những quy tắc, quy ước riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin nhằm bảo đảm bí mật, xác thực, toàn vẹn của nội dung thông tin.
3. Nghiệp vụ mật mã là những biện pháp, quy định, giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ an toàn, bí mật và bảo đảm độ tin cậy của kỹ thuật mật mã.
4. Kỹ thuật mật mã là phương pháp, phương tiện có ứng dụng mật mã để bảo vệ thông tin.
5. Mã hóa là quá trình dùng kỹ thuật mật mã để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin.
6. Sản phẩm mật mã là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin.
7. Mạng liên lạc cơ yếu là mạng liên lạc có sử dụng sản phẩm mật mã do tổ chức cơ yếu cung cấp và trực tiếp quản lý để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
1. Xây dựng lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ mật mã; tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở mật mã quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động cơ yếu.
3. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về cơ yếu trên cơ sở bảo đảm tính độc lập, tự chủ, chặt chẽ về nguyên tắc và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo đảm tuyệt đối bí mật, an to àn, chính xác, kịp thời.
4. Được tổ chức thống nhất, chặt chẽ, phù hợp yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
5. Có chế độ quản lý chuyên ngành đặc thù, chế độ công tác nghiêm ngặt; khoa học và nghiệp vụ mật mã tiên tiến; công nghệ, kỹ thuật mật mã hiện đại.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ yếu.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia, quản lý chuyên ngành về cơ yếu, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu.
4. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện quản lý về cơ yếu thuộc phạm vi mình phụ trách.
5. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu.
6. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu theo sự phân cấp của Chính phủ.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giúp đỡ lực lượng cơ yếu và người làm công tác cơ yếu thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
Sản phẩm mật mã, thông tin về tổ chức, mạng liên lạc cơ yếu, nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kho cất giữ sản phẩm mật mã của cơ yếu là bí mật nhà nước, phải được quản lý và bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thông tin bí mật nhà nước được truyền bằng các phương tiện thông tin, viễn thông phải được mã hóa bằng mật mã của cơ yếu.
2. Thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các phương tiện thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông được mã hoá bằng mật mã của cơ yếu.
Chính phủ quy định loại thông tin bí mật nhà nước cần được mã hóa quy định tại khoản này.
1. Nguồn kinh phí phục vụ hoạt động cơ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Việc bảo đảm, quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động cơ yếu và việc kiểm toán được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
1. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác trong hoạt động cơ yếu.
2. Sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
3. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong hoạt động cơ yếu gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông m à không mã hoá bằng mật mã của cơ yếu.
5. Nghiên cứu, sản xuất, sử dụng, thu thập, tiêu huỷ sản phẩm mật mã của cơ yếu trái pháp luật.
6. Cố ý làm hư hỏng, chiếm đoạt sản phẩm mật mã của cơ yếu.
7. Cản trở hoạt động cơ yếu trái pháp luật.
1. Hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực được đăng ký, tham gia làm thành viên, cộng tác viên của đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Khi cần thiết, Chính phủ huy động tiềm lực khoa học và công nghệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
3. Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Nhà nước độc quyền sản xuất và cung cấp sản phẩm mật mã cho các cơ quan, tổ chức để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
2. Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã và trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước mà trong nước chưa đáp ứng được.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.
1. Sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và được kiểm định, đánh giá trước khi đưa vào sử dụng.
2. Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, banh ành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm mật mã; quy định việc quản lý hoạt động kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
1. Sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải được quản lý thống nhất, chặt chẽ.
2. Việc sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải tuân thủ các quy định về nghiệp vụ và quy trình sử dụng đối với từng loại sản phẩm mật mã.
3. Cơ quan, tổ chức sử dụng sản phẩm mật mã chịu trách nhiệm bảo đảm nhân lực, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để sẵn sàng phục vụ, bảo đảm an ninh, an toàn mật mã
1. Mạng liên lạc cơ yếu được triển khai khi có nhu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước bằng mật mã; có đủ điều kiện về nhân lực, kỹ thuật và bảo đảm an ninh, an toàn.
2. Việc triển khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định sau khi có sự thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ bằng văn bản của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Trường hợp cấp thiết cần triển khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định và kịp thời thông báo bằng văn bản cho Ban Cơ yếu Chính phủ.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục triển khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu phù hợp với nhiệm vụ của từng hệ thống tổ chức cơ yếu.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này phải có văn bản yêu cầu triển khai sản phẩm mật mã gửi tổ chức cơ yếu có thẩm quyền.
2. Tổ chức cơ yếu có thẩm quyền có trách nhiệm triển khai sản phẩm mật mã bảo vệ thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông theo quy định của Chính phủ
Trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm mà không còn biện pháp nào khác để bảo đảm an toàn mật mã thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm mật mã phải thực hiện ngay biện pháp tiêu hủy, sau đó kịp thời báo cáo với người có thẩm quyền.
Lực lượng cơ yếu là một trong những lực lượng chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu; góp phần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống; chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh với các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Tham mưu, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu.
2. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về cơ yếu;
b) Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng tổ chức cơ yếu thống nhất, chặt chẽ, xây dựng lực lượng cơ yếu trong sạch, vững mạnh, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi;
c) Tổ chức xây dựng và thống nhất quản lý hệ thống mạng liên lạc cơ yếu; quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại sản phẩm mật mã trong cả nước;
d) Trình Chính phủ quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã trong toàn ngành cơ yếu.
4. Tổ chức nghiên cứu và thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý việc nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghi ên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.
5. Thống nhất quản lý và bảo đảm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã cho hoạt động cơ yếu trong phạm vi cả nước; sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại.
6. Bảo đảm tính sẵn sàng của hệ thống mạng liên lạc cơ yếu và lực lượng dự bị, nguồn dự trữ sản phẩm mật mã để ứng phó có hiệu quả trong mọi tình huống.
7. Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc trung ương; trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Ban Cơ yếu Chính phủ.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc mã hoá thông tin bí mật nhà nước.
9. Tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã và các thông tin bí mật nhà nước khác trong hoạt động cơ yếu.
10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
11. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của pháp luật.
12. Hợp tác quốc tế về cơ yếu.
13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Cơ yếu các bộ, ngành bao gồm:
a) Hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân;
b) Hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân;
c) Hệ thống tổ chức cơ yếu Ngoại giao;
d) Hệ thống tổ chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương.
3. Tổ chức cơ yếu thuộc cơ yếu các bộ, ngành quy định tại khoản 2 Điều này là đầu mối độc lập đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu và sự quản lý về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức cơ yếu cấp trên.
4. Chính phủ quy định việc thành lập, giải thể các tổ chức cơ yếu và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ.
1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
c) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
2. Chính phủ quy định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
1. Người chỉ có một quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng lực phù hợp với công tác cơ yếu thì có thể được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu.
2. Tổ chức cơ yếu được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này ở các cơ sở giáo dục để đào tạo, bổ sung vào lực lượng cơ yếu.
1. Người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;
c) Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
d) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.
2. Người làm công tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật
1. Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân có đủ điều kiện bảo hiểm xã hội của Nhà nước thì được nghỉ hưu; trường hợp có thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu đủ 25 năm đối với nam, đủ 20 năm đối với nữ và đóng đủ bảo hiểm xã hội, trong đó có ít nhất 05 năm là người làm công tác cơ yếu mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cơ yếu, người làm công tác cơ yếu được biệt phái theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Người làm công tác cơ yếu biệt phái được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 23 của Luật này khi nghỉ hưu, chuyển ngành, chuyển công tác khác hoặc thôi việc thì trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, chuyển ngành, chuyển công tác khác hoặc thôi việc không được tham gia hoạt động mật mã cho tổ chức, cá nhân ngoài ngành cơ yếu.
1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2. Người đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu khi tốt nghiệp được cơ quan có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm làm việc trong tổ chức cơ yếu.
1. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thì được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác như đối với quân nhân và được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Người làm công tác cơ yếu được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù của ngành cơ yếu theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu được hưởng các chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường Quân đội, Công an.
1. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
2. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách như đối với công nhân, viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân và được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã theo quy định của Chính phủ
1. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật;
b) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
c) Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế của quân, dân y.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Bảo lưu mức lương tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
b) Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng cấp hàm, bậc lương và thâm niên công tác;
c) Khi nghỉ hưu thì phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp khi nghỉ hưu mà mức lương hưu tính tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành thì được hưởng mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành.
3. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi thôi việc nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp thôi việc một lần và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
c) Trường hợp có đủ 15 năm phục vụ trong lực lượng cơ yếu trở lên khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Quân đội được miễn hoặc giảm viện phí theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Người làm công tác cơ yếu được trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và được ưu tiên về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, được miễn thủ tục hải quan đối với sản phẩm mật mã mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu có trách nhiệm quản lý, sử dụng người làm công tác cơ yếu đúng chuyên môn, nghiệp vụ và bảo đảm điều kiện làm việc; thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người làm công tác cơ yếu.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.
Pháp lệnh cơ yếu số 33/2001/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII I, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2011.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY
|
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 05/2011/QH13 |
|
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Cipher Law.
Article 1. Scope of regulation
This Law provides for cipher activities; tasks, powers, principles of organization and operation of the cipher force; regimes and policies applicable to persons working in cipher organizations; rights, obligations and responsibilities of agencies, organizations and individuals involved in cipher activities.
Article 2. Subjects of application
This Law applies to cipher organizations, persons working in cipher organizations and agencies, organizations and individuals involved in cipher activities.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, the terms and phrases below are construed as follows:
1. Cipher activities mean especially confidential activities in the field of national security, involving the use of coding skills and techniques and relevant solutions for protecting state secret information, which are carried out by a specialized force.
2. Code means exclusive rules and conventions used to change forms of expressing information to protect the confidentiality, genuineness and integrity of information contents.
3. Coding operations mean technical measures, regulations and solutions aiming to protect the safety and confidentiality and ensure the reliability of coding techniques.
4. Coding techniques mean methods and means involving application of codes to protect information.
5. Encoding means a process of using coding techniques to change forms of expressing information.
6. Code product means documents, technical facilities and equipment and operations of coding for the protection of information.
7. Cipher liaison network means a liaison network using code products supplied and directly managed by cipher organizations to protect state secret information.
Article 4. State policies on building and developing the cipher force
1. To build a regular and modern cipher force which is absolutely loyal to the Communist Party of Vietnam and the State of the Socialist Republic of Vietnam.
2. To prioritize investment in research and application of coding science and technology; to increase investment in the development of national code infrastructure and the training of human resources for cipher activities.
3. To expand the relations of international cooperation in cipher on the basis of guaranteeing the independence, sovereignty and strictness in principle and compliance with the law on protection of state secrets.
Article 5. Principles of organization and operation of the cipher force
1. To be placed under the absolute and direct leadership in all aspects of the Communist Party of Vietnam and the unified management of the State.
2. To comply with the Constitution and law, to protect the interests of the State, and the rights- and legitimate interests of agencies, organizations and individuals.
3. To ensure absolute confidentiality, safety, accuracy and timeliness.
4. To be closely and uniformly organized according to the requirements of the Party's leadership and the State's management, the direction and command of the people's armed forces and the requirements of protecting state secret information.
5. To be subject to a peculiar specialized management regime and a strict working regime; to be equipped with advanced coding science and operations and modern coding techniques and technology.
Article 6. Cipher-related state management responsibilities
1. The Government performs the unified slate management of cipher.
2. The Minister of National Defense shall take responsibility before the Government for performing the stale management of cipher and personally direct the operation of the Government Cipher Commission.
3. The Government Cipher Commission is the national code agency performing the specialized management of cipher and having the responsibility to assist the Minister of National Defense in performing the state management of cipher.
4. Competent agencies of the Communist Party of Vietnam shall manage cipher within the scope under their charge.
5. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, coordinate with the Minister of National Defense in performing the state management of cipher.
6. The People's Committees at all levels shall perform the state management of cipher under the Government's decentralization.
Article 7. Responsibility to assist the cipher force
Agencies, organizations and individuals are responsible for assisting the cipher force and cipher officers in the performance of their tasks when so requested.
Article 8. Protection of confidentiality of code products and information in cipher activities
Code products and information on cipher organizations and liaison networks, work places, production establishments and storehouses of cipher code products arc state secrets which must be managed and protected under the law on protection of state secrets.
Article 9. Encoding of state secret information
1. State secret information transmitted by communication or telecommunications equipment must be encoded in cipher codes.
2. State secret information stored in electronic equipment, computers and on telecommunications networks must be encoded in cipher codes.
The Government provides for types of state secret information to be encoded under this Clause.
Article 10. Funds and physical foundations for cipher activities
1. Funds for cipher activities are allocated from the state budget.
2. The allocation, management and use of funds and physical foundations for cipher activities and the audit thereof comply with the laws applicable to the field of defense and security.
1. Disclosing state secrets and work secrets in cipher activities.
2. Using code products not supplied by the Government Cipher Commission for protection of state secret information.
3. Abusing one's assigned tasks and powers in cipher activities to harm national security, interests of the State or rights and legitimate interests of agencies, organizations and individuals.
4. Transmitting state secret information via communication and telecommunications equipment without encoding them in cipher codes.
5. Illegally researching, producing, using, collecting or destroying cipher code products in contravention of law.
6. Deliberately damaging and appropriating cipher code products.
7. Illegally obstructing cipher activities.
CODING ACTIVITIES TO PROTECT STATE SECRET INFORMATION
Article 12. Coding science and technology activities, transfer of coding technologies
1. Coding science and technology activities and the transfer of coding technologies to protect state secret information must comply with the law on protection of stale secrets.
2. Fully qualified and capable organizations and individuals may register and participate as members or collaborators of coding science and technology research projects to protect slate secret information.
When necessary, the Government may mobilize scientific and technological potential of agencies, organizations and individuals for research, production and use of codes to protect stale secret information.
3. The State uniformly manages and organizes coding science and technology activities and transfer of coding technologies for the protection of state secret information.
4. The Government shall detail this Article.
Article 13. Production and supply of code products
1. The State monopolizes the production and supply of code products for agencies and organizations to protect state secret information.
2. The Government Cipher Commission shall plan and organize the production and supply of code products and directly manage code production establishments for the protection of state secret information.
Article 14. Import of equipment and technologies for research and production of code products
1. The State shall adopt policies to prioritize the import of equipment and technologies for research and production of code products to protect stale secret information, which cannot be produced at home yet.
2. The Prime Minister shall provide for mechanisms for the import of equipment and technologies for research and production of code products.
Article 15.Technical standards, verification and evaluation of code products
1. Code products to protect state secret information must comply with technical standards, be verified and evaluated before use.
2. The Government shall provide for the formulation, appraisal and promulgation of technical standards applicable to code products; prescribe the management of activities of verifying and evaluating code products for the protection of state secret information.
Article 16. Management and use of code products
1. Code products for the protection of state secret information must be uniformly and strictly managed.
2. The use of code products for the protection of state secret information must comply with operation regulations and use process applicable to each type of code products.
3. Users of code products shall ensure human resources, equipment and necessary conditions for ready use to ensure code security and safety.
Article 17. Establishment and dissolution of cipher liaison networks
1. A cipher liaison network may be established when there appears demand to protect state secret information in codes and when the personnel, technical, security and safely conditions are fully met.
2. The establishment or dissolution of a cipher liaison network shall be decided by heads of competent cipher-using agencies or organizations after obtaining written consent of the Government Cipher Commission to operational issues.
3. In case of emergency to establish or dissolve a cipher liaison network, the head of a cipher-using agency or organization may decide thereon and promptly report his/her decision to the Government Cipher Commission.
4. The Government shall specify the conditions, competence, order and procedures for establishment and dissolution of cipher liaison networks in conformity with the tasks of each system of cipher organizations.
Article 18. Development of code products to protect state secret information stored in electronic equipment, computers and telecommunications networks
1. Agencies, organizations or individuals having state secret information stored in electronic equipment, computers or telecommunications networks provided in Clause 2, Article 9 of this Law shall send written requests for development of code products to competent cipher organizations.
2. Competent cipher organizations shall develop code products for the protection of state secret information stored in electronic equipment, computer and telecommunications networks according to regulations of the Government.
Article 19. Assurance of code safety in case of emergency or danger
In case of emergency or danger and there exist no other alternative measures to ensure code safety, code product users shall immediately apply the measure of destruction and promptly report thereon to competent persons.
TASKS, POWERS AND ORGANIZATION OF THE CIPHER FORCE
Article 20. Position, functions and tasks of the cipher force
The cipher force is a specialized force to protect state secrets, functioning to advise the Party and the State on cipher work and conduct cipher activities; contribute to ensuring absolute confidentiality, safety, accuracy and timeliness of information to serve the Party's leadership, the State's management and the direction and command of the people's armed forces in all circumstances; take the initiative in preventing and combating code-spying activities which harm the national security, the interests of the State or the rights and legitimate interests of agencies, organizations or individuals.
Article 21. Tasks and powers of the Government Cipher Commission
1. To advise and propose the Minister of National Defense to promulgate or submit to competent agencies for promulgation strategies, policies and legal documents on cipher.
2. To assist the Minister of National Defense in:
a/ Organizing the implementation of cipher strategies, policies and laws;
b/ Directing and coordinating with concerned agencies in building cipher organizations in a uniform and strict manner and building a clean, strong and firm cipher force with good qualifications and operations;
c/ Organizing the establishment and unified management of cipher liaison network systems; managing and controlling the use of code products nationwide;
d/ Submitting to the Government regulations on the organizational apparatus and payroll of the Government Cipher Commission,
3. To organize and direct the training and retraining in coding operations and techniques within the entire cipher sector.
4. To organize and uniformly manage the cipher scientific research and technological development for the protection of state secret information; to coordinate with concerned agencies and organizations in managing the import of equipment and technologies for research and production of code products.
5. To perform the unified management of and ensure coding operations and techniques for cipher activities nationwide; to produce and supply code products for the protection of state secret information and build physical and technical foundations for developing a regular and modern cipher force.
6. To ensure the readiness of the cipher liaison network system, the reserve forces and code product reserve sources for effectively coping with all circumstances.
7. To perform the tasks of a key planning and investment and central budget unit; to directly manage its physical foundations, technical facilities and equipment.
8. To coordinate with related agencies and organizations in organizing the implementation and inspection of the encoding of state secret information.
9. To organize the protection of confidentiality of code products and other state secret information in cipher activities.
10. To coordinate with related agencies and organizations in the management of activities of researching, producing, dealing in and using codes to serve socio-economic development; and to provide information confidentiality and safety services for agencies, organizations and individuals in accordance with law.
11. To inspect, examine and settle complaints and denunciations and handle violations related to cipher in accordance with law.
12. To implement international cooperation on cipher.
13. To perform other tasks and powers defined by law.
Article 22. Organization of the cipher force
1. The Government Cipher Commission
2. Ministerial or sectorial cipher organizations, including:
a/ The system of cipher organizations of the People's Army;
b/ The system of cipher organizations of the People's Public Security;
c/ The system of diplomacy cipher organizations;
d/ The system of cipher organizations in Party agencies, other agencies of the State at central and local levels.
3. Cipher organizations within the cipher systems of ministries and sectors defined in Clause 2 of this Article are independent bodies placed under the leadership of competent agencies of the Communist Party of Vietnam, the direction by heads of cipher users and the operational management by superior cipher organizations.
4. The Government shall provide for the establishment and dissolution of cipher organizations and the organizational structure of the Government Cipher Commission.
PERSONS WORKING IN CIPHER ORGANIZATIONS AND REGIMES, POLICIES APPLICABLE TO THESE PERSONS
Article 23. Persons working in cipher organizations
1. Persons working in cipher organizations include:
a/ Persons who are transferred, seconded or appointed to perform the tasks of the cipher force (below referred to as cipher officers);
b/ Persons who are selected for training in cipher operations;
c/ Persons working in cipher organizations other than those defined at Points a and b, Clause 1 of this Article (below referred to as non-cipher officers in cipher organizations).
2. The Government shall stipulate the grades and titles of persons working in cipher organizations.
Article 24. Obligations and responsibilities of persons working in cipher organizations
1. To keep confidential state secret information and cipher work secrets, even when they no longer work in cipher organizations.
2. To submit to the assignment and transfer by their agencies or organizations and strictly and fully perform the assigned tasks; to be devoted to their work and ready to well fulfill their tasks in all circumstances; to strictly abide by the Party's line and policies and the State's laws, and the statutes, regimes and regulations on cipher work; to keep and preserve the assigned code products in absolute safety.
3. To regularly preserve and foster their revolutionary morality, learn for higher qualifications, knowledge and capability in politics, cipher and military operation, culture and physical strength so as to fulfill their tasks.
4. Upon receipt of an order of a competent person, if having a ground to believe that such order is illegal, to immediately report it to the person who issues the order; if having to obey the order, to promptly report it to the immediate superior of the person who issues the order and to bear no responsibility for the consequences of the execution of such order.
5. To fulfill other tasks and responsibilities defined by law.
Article 25. Recruitment of persons into cipher organizations
1. Persons who bear only the Vietnamese nationality, reside in Vietnam, are aged full 18 years, fully satisfy the standards on political and moral quality, educational level, health, have the aspiration and capability suitable to cipher work, can be recruited into cipher organizations.
2. Cipher organizations have priority to select students and pupils who are excellent graduates from different educational institutions and fully satisfy the standards defined in Clause 1 of this Article, for training and recruitment in the cipher force.
Article 26. Standards of cipher officers
1. Cipher officers must fully satisfy the following standards:
a/ Having a firm political stuff, being absolutely loyal to the Fatherland and people, to the Communist Party of Vietnam and the State of the Socialist Republic of Vietnam; voluntarily rendering long-term service in cipher organizations; being ready to undertake and fulfill assigned tasks.
b/ Having good moral quality, clean and clear family and personal political backgrounds;
c/ Possessing political and professional qualifications, skills, practical capabilities and good health as required by assigned tasks;
d/ Being trained in cipher operations.
2. Cipher officers, when failing to satisfy the standards defined in Clause 1 of this Article, are not allowed to continue with cipher work. On a case-by-case basis, competent cipher users shall decide to handle these officers under law.
Article 27. Working ages of cipher officers
1. The age limit of cipher officers being army men or policemen complies with the laws on the People's Army and the People's Public Security. The age limit of cipher officers being neither army men nor police men complies with the Labor Code.
2. Cipher officers who are neither army men nor police men and satisfy the State-prescribed social insurance conditions are entitled to retirement; those who work in cipher organizations for full 25 years, for men, or full 20 years, for women and fully pay social insurance premiums with at least five years working as cipher officers and are no longer required to work in cipher organizations by cipher agencies or cannot be transferred to other jobs may retire before the age limit mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 28. Seconding of cipher officers
1. Based on the cipher task requirements, cipher officers may be seconded under decisions of competent authorities.
2. Seconded cipher officers are entitled to the regimes and policies provided in this Law and relevant laws.
Article 29. Time limit for non-participation in coding activities
Persons working in cipher organizations defined at Points a and b, Clause 1, Article 23 of this Law, when retiring or being transferred out of the cipher service or to other jobs or quitting their jobs, within 5 years after the issuance of decisions on their retirement, work or job transfer, or quitting of their job, may not participate in coding activities for organizations or individuals outside the cipher service.
Article 30. Training and employment of persons working in cipher organizations
1. Person working in cipher organizations must be trained in politics, cipher operations, law and other necessary knowledge relevant to their assigned tasks.
2. Persons who have completed cipher training courses may be transferred or appointed by competent agencies to work in cipher organizations.
Article 31. Regimes and policies applicable to cipher officers
1. Cipher officers who are army men or police men enjoy wage and allowance regimes as well as other regimes and policies applicable to the People's Army or the People's Public Security.
2. Cipher officers who are neither army men nor police men are entitled to wage and allowance regimes as well as other regimes and policies like those applicable to army men and are exempt from active military service.
3. Cipher officers are entitled to peculiar regimes and policies prescribed by law for the cipher service.
4. The Government shall detail this Article.
Article 32. Regimes and policies applicable to persons selected for cipher training
Persons selected for cipher training are entitled to the regimes and policies like those applicable to cadets at army or police schools.
Article 33. Regimes and policies applicable to non-cipher officers in cipher organizations
1 Non-cipher officers in cipher organizations who are army men or police men are entitled to wage and allowance regimes as well as other regimes and policies applicable to the People's Army or the People's Public Security.
2. Non-cipher officers in cipher organizations who are neither army men nor police men, enjoy wage and allowance regimes as well as other regimes and policies like those applicable to defense workers or employees in the People's Army, and are exempt from active military service.
Article 34. Allowance regime for code confidentiality protection responsibility
Persons working in cipher organizations are entitled to an allowance regime for code confidentiality protection responsibly stipulated by the Government.
Article 35. Regimes and policies applicable to cipher officers who arc neither army men nor police men when they retire, are transferred out of the cipher service or give up their jobs
1. When retiring, cipher officers who are neither army men nor police men are entitled to the following interests:
a/ The pension regime prescribed by law;
b/ Being given conditions to stabilize their lives by local administrations at their place of residence;
c/ Medical examination and treatment according to the health insurance regime at military or civil medical establishments.
2. When being transferred out of the cipher service, cipher officers who are neither army men nor police men are entitled to the following interests:
a/ Having their wage level at the time of transfer reserved for at least 18 months;
b/ In case they are transferred back to the cipher force as required, their duration of working outside the cipher service will be counted as continuous working time for rank promotion and wage raise consideration and working seniority calculation;
c/ When retiring, the working seniority allowance calculated based on the working duration in a cipher organization at the time of transfer will be added to the average monthly wage for pension calculation.
If the pension calculated at the time of retirement is lower than the pension calculated at the time of transfer, they arc entitled to the pension calculated at the time of transfer.
3. Cipher officers who are neither army men nor police men, when giving up their jobs while having not yet fully satisfied the retirement conditions, are entitled to the following interests:
a/ Job creation allowance, lump-sum job severance allowance and the social insurance regime as provided for by law;
b/ Being given conditions to stabilize their lives by local administrations of their place of residence;
c/ Hospital fee exemption or reduction according to regulations of the Minister of National Defense when they have medical examination and treatment at army medical establishments, if they have worked in the cipher force for full 15 years or more.
Article 36. Assurance of working conditions for cipher officers
1. Cipher officers shall be equipped with technical and professional equipment, weapons, support instruments and enjoy priority in exit and entry procedures, exempt from customs procedures for code products earned along upon their exit or entry.
2. Cipher users shall manage and employ cipher officers strictly according to their operations and ensure their working conditions; regularly educate them in politics, ideology and moral quality; and fully apply regimes and policies toward them and care for their material and spiritual lives.
This Law takes effect on February 1, 2012.
Cipher Ordinance No. 33/2001/PL-UBTVQH10 ceases to be effective on the effective date of this Law.
Article 38. Implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide the implementation of articles and clauses as assigned in this Law.
This Law was passed on November 26, 2011, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its second session. -
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |