Chương III Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018: Hoạt động của cảnh sát biển Việt Nam
Số hiệu: | 33/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2019 |
Ngày công báo: | 22/12/2018 | Số công báo: | Từ số 1135 đến số 1136 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 trường hợp Cảnh sát biển được phép nổ súng
Đây là nội dung nổi bật của Luật cảnh sát biển Việt Nam 2018 được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018.
Theo đó, cảnh sát biển Việt Nam được phép nổ súng vào tàu thuyền trong các trường hợp sau:
- Nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
- Nổ súng vào tàu thuyền trên biển, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin, để dừng tàu thuyền khi:
+ Đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
+ Khi biết rõ tàu thuyền do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn;
+ Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;
+ Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.
Luật cảnh sát biển có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam; khi hoạt động phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
1. Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn trên biển theo quy định của pháp luật.
2. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định việc sử dụng các biện pháp công tác theo quy định tại khoản 1 Điều này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.
1. Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên biển.
2. Các trường hợp dừng tàu thuyền để kiểm tra, kiểm soát bao gồm:
a) Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Có tố cáo, tố giác, tin báo về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật;
d) Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về truy đuổi, bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật;
đ) Người vi phạm tự giác khai báo về hành vi vi phạm pháp luật.
3. Khi tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, Cảnh sát biển Việt Nam phải thể hiện màu sắc của tàu thuyền, máy bay và phương tiện khác; cờ hiệu, phù hiệu, dấu hiệu nhận biết và trang phục theo quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Luật này.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam có trách nhiệm chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.
1. Khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Ngoài các trường hợp nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thi hành nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng vào tàu thuyền trên biển, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin, để dừng tàu thuyền, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Khi biết rõ tàu thuyền do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn;
c) Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội hoặc chở vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma tuý, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;
d) Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.
3. Trường hợp nổ súng theo quy định tại khoản 2 Điều này, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh, lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào tàu thuyền; phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức.
1. Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và kết quả thu thập được để phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển; phát hiện, bắt giữ, điều tra, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát biển Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.
1. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
2. Việc huy động theo quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với khả năng thực tế của người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động và phải hoàn trả ngay khi tình thế khẩn cấp chấm dứt.
Trường hợp người, tài sản được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật này; đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc huy động của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
1. Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia;
b) Không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng tàu thuyền của Cảnh sát biển Việt Nam trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;
c) Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động truy đuổi;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Phạm vi, thẩm quyền và trình tự truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam công bố cấp độ hoặc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải và thực hiện việc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền; tiếp nhận, xử lý thông tin an ninh hàng hải; thông báo các biện pháp an ninh hàng hải phù hợp cần áp dụng đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
1. Thực hiện hợp tác quốc tế trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
2. Phát huy sức mạnh nội lực và sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, bảo đảm thực thi pháp luật trên biển.
1. Phòng, chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.
2. Phòng, chống tội phạm ma túy, mua bán người, mua bán vũ khí trái phép, khủng bố, hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh bất hợp pháp, buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, khai thác hải sản bất hợp pháp và tội phạm, vi phạm pháp luật khác trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Phòng, chống ô nhiễm và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển; kiểm soát bảo tồn các nguồn tài nguyên biển; bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển; phòng, chống, cảnh báo thiên tai; hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thảm họa; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao trang bị, khoa học và công nghệ để tăng cường năng lực của Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Các nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
1. Trao đổi thông tin về an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
2. Tổ chức hoặc tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế về an ninh, trật tự, an toàn và thực thi pháp luật trên biển.
3. Tham gia ký kết thỏa thuận quốc tế với lực lượng chức năng của quốc gia khác, tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật trên biển.
5. Tham gia diễn tập, huấn luyện; tổ chức đón, thăm xã giao lực lượng thực thi pháp luật trên biển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
6. Thực hiện các hoạt động của cơ quan thường trực, cơ quan đầu mối liên lạc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế.
7. Các hình thức hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế.
ACTIVITIES OF VIETNAM COAST GUARD
SECTION 1. SCOPE OF ACTIVITIES AND WORKING MEASURES OF VIETNAM COAST GUARD
Article 11. Scope of activities performed by Vietnam Coast Guard
1. Vietnam Coast Guard shall operate in the territorial waters of Vietnam in order to implement functions, duties and powers as provided herein.
2. In the case of serving humanitarian or peaceful purposes, combating, preventing and controlling crimes and violations of law, the Vietnam Coast Guard may operate outside the territorial waters of Vietnam; while on duty, shall be required to comply with the laws of Vietnam, international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or international agreements related to the functions, tasks and powers of the Vietnam Coast Guard.
Article 12. Working measures of Vietnam Coast Guard
1. Vietnam Coast Guard shall implement mass mobilization, diplomatic, economic, scientific-technical, professional and armed measures to defend national security, maintain order and safety at sea as provided in law.
2. The Vietnam Coast Guard’s Commander shall decide to use working measures as provided for in clause 1 of this Article and take responsibility before law and the superior for its decision.
SECTION 2. ENFORCEMENT OF LAW AT SEA BY VIETNAM COAST GUARD
Article 13. Patrol, inspection and control
1. Vietnam Coast Guard shall patrol, inspect and control people, vessels, cargoes and luggage in order to detect, prevent and handle law violations at sea.
2. Cases of stopping boats and vessels for inspection shall include:
a) Directly discovering violations of law or signs of violation of law;
b) Discovering and recording violations of law or signs of violation of law through technical and professional means and equipment;
c) Filing accusations, denunciations and reports of crimes and violations of law;
d) Submitting written requests by competent authorities for the chase and detention of persons, boats, vessels and means in violation of law;
dd) The violator voluntarily testifies about violations of law.
3. While performing the tasks of patrol, inspection and control, the Vietnam Coast Guard must display the colors of its vessels, aircraft and other means; pennants, insignia, identity signs and uniform in accordance with Article 29 and 31 hereof.
4. Entities and persons operating in the territorial waters of Vietnam shall be responsible for submitting to the inspection and control of the Vietnam Coast Guard.
5. The Minister of National Defense shall regulate the procedures for patrol, inspection and control of the Vietnam Coast Guard.
Article 14. Use of weapons, explosives and other accessories
1. While on duty, officers and soldiers of the Vietnam Coast Guard shall be entitled to use military weapons, explosive materials and other accessories, and may fire military guns, under the provisions of the Law on Management and Usage of Weapons, Explosives and Other Accessories.
2. Apart from cases of firing military guns as per the Law on Management and Use of Weapons, Explosives and Other Accessories, when performing the task of fighting against crimes and law violations, and maintaining security, order and safety, officers and soldiers of the Vietnam Coast Guard shall be allowed to open fire on ships and boats at sea, except for vessels, boats or ships of foreign diplomatic missions, consulates and representative missions of international organizations, vessels carrying passengers or holding hostage, in order to stop vessels, boats or ships:
a) If operators of these vessels, ships or boats attack or directly threaten lives of law enforcers or other persons;
b) If it is determined that the ship or vessel operated by the offender is trying to run away;
c) If it is determined that the ship or vessel carrying offenders or illegally transporting weapons, explosives, reactionary documents, state secrets, drugs or national treasure is attempting to run away;
d) If a person committing the act of piracy or armed robbery under the provisions of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or criminal legislation tries to run away aboard the ship or vessel.
3. In case of firing under clause 2 of this Article, officers and soldiers of the Vietnam Coast Guard must warn by actions, orders, speech or shoot into the air before opening fire on boats or vessels; must obey the orders of competent persons when performing organized tasks.
Article 15. Use of technical and professional means and equipment
1. The Vietnam Coast Guard shall use the technical and professional means and equipment and the achieved results to analyze, evaluate and forecast the situation that may happen in the course of the protection of national sovereignty, sovereign rights, jurisdiction and national security and interests of the Homeland and people at sea; detect, arrest, investigate and handle crimes and law violations according to legislation on handling of administrative violations and violations against the criminal procedure law.
2. Technical and professional means and equipment of the Vietnam Coast Guard before being put to use must be inspected, calibrated, tested and strictly follow the prescribed process, and ensure safety according to the provisions of law.
3. The Government shall regulate the management, utilization and list of technical and professional means and equipment of the Vietnam Coast Guard.
Article 16. Mobilization of persons, boats, vessels, civil engineering means and equipment
1. Under certain emergency situations, in order to arrest persons, vessels and means in violation of law; carry out search and rescue missions; respond to and mitigate serious marine environmental incidents, officers and soldiers of the Vietnam Coast Guard may mobilize people, boats or vessels and civil engineering means and equipment of other Vietnamese entities and persons.
2. The mobilization stated in clause 1 of this Article must depend on the actual capabilities of mobilized persons, boats, vessels or civil engineering means or equipment which must be returned immediately after emergency situations no longer exit.
In cases where the persons and properties mobilized to perform those tasks are damaged, they shall enjoy compensation and other remuneration policies under the provisions of clause 3 of Article 6 hereof; those entities whose officers and soldiers are mobilized shall be obliged to deal with compensation issues that may arise according to the provisions of law.
3. Vietnamese entities and citizens shall take responsibility for submitting to the mobilization by the Vietnam Coast Guard.
4. Under certain emergency situations, in order to arrest persons, vessels and means in violation of law; carry out search and rescue missions; respond to and mitigate serious marine environmental incidents, officers and soldiers of the Vietnam Coast Guard may request any aid or support from foreign entities and persons operating in the territorial waters of Vietnam.
Article 17. Exercise of the right to chase boats and vessels at sea
1. Vietnam Coast Guard shall exercise the right to chase a boat and vessel at sea in the following situations:
a) It breaches national sovereignty, sovereign rights and jurisdiction;
b) It does not follow stop signals or commands of the Vietnam Coast Guard in the case specified in clause 2 of Article 13 herein;
c) The Vietnam Coast Guard implements international cooperation in chasing activities;
d) Other situations arise as provided by law.
2. The scope, competence and order of chasing ships at sea by the Vietnam Coast Guard shall conform to the provisions of Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Article 18. Announcement, notice and change of maritime security levels
The Vietnam Coast Guard’s Command Board shall announce the level or change of level of maritime security and notify the competent authority thereof; receive and process information on maritime security; notify the appropriate maritime security measures to be applicable to vessels operating in the Vietnamese territorial waters.
SECTION 3. INTERNATIONAL COOPERATION OF THE VIETNAM COAST GUARD
Article 19. International cooperation principles
1. Carry out international cooperation on the basis of complying with the laws of Vietnam, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and international agreements under its jurisdiction; adhere to the basic principles of international law; maintain national independence, sovereignty, sovereign rights and jurisdiction; protect interests of the Homeland and people, legitimate rights and benefits of entities and persons at sea.
2. Promote the internal strength and support and assistance of the international community, and ensure the enforcement of law at sea.
Article 20. Contents of international cooperation
1. Prevention and combating of piracy and armed robbery against boats and vessels.
2. Prevention and combating of drug-related crimes, human trafficking, illegal arms trafficking, terrorism, illegal entry and exit, illegal cross-border trading and transportation of goods, illegal fishery production and other crimes or violations of other laws at sea within the scope of duties and powers of the Vietnam Coast Guard.
3. Prevention and control of pollution, marine environmental incident prevention, response and remediation; control of the conservation of marine resources; protection of marine biodiversity and ecosystems; prevention, response to and warning against natural disasters; provision of humanitarian assistance and response to disasters; search, rescue and salvage at sea within the scope of tasks and powers of the Vietnam Coast Guard.
4. Organization of training and refresher courses, experience exchanges and transfers of equipment, scientific and technological know-how for the purpose of strengthening the capacity of Vietnam Coast Guard.
5. Other international cooperation contents under Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and international agreements related to the duties and powers of the Vietnam Coast Guard.
Article 21. International cooperation approaches
1. Exchanging information about security, order and safety at sea.
2. Holding or participating in international seminars or workshops on security, order, safety and enforcement of law at sea.
3. Participating in conclusion of international agreements with competent forces of other countries or international organizations in accordance with laws.
4. Cooperating in performing the patrol, inspection and control tasks to maintain security, order, safety as well as ensure compliance with law at sea.
5. Joining training courses or practices; welcoming and pay courteous visits to law enforcement forces on the seas of countries in the region and the world.
6. Carry out the activities of the standing bodies and liaison offices of the Socialist Republic of Vietnam in accordance with the provisions of Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam Membership and other international agreements.
7. Taking other international cooperation approaches under Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and other international agreements.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực