Chương IV Luật Bình đẳng giới 2006: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới
Số hiệu: | 73/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 10/06/2007 | Số công báo: | Từ số 340 đến số 341 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bình đẳng giới - Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11, gồm 6 chương 44 điều, quy định: nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức...
Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính... Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định...
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình, bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật...
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính...
Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; hằng năm báo cáo Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.
4. Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; chỉ đạo, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
5. Công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới; quy định và chỉ đạo thực hiện tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước.
6. Phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chỉ đạo các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của nhân dân về bình đẳng giới.
1. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành, hướng dẫn theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
4. Tổng kết, báo cáo Chính phủ việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
5. Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm sau đây:
1. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý;
2. Nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
3. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực mà mình quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.
1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương.
2. Trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền.
3. Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương.
4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới.
5. Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.
1. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức.
3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới.
1. Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này.
2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị.
4. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
1. Trong công tác tổ chức, cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi;
b) Bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên nguyên tắc bình đẳng giới.
2. Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức mình và có báo cáo hằng năm;
b) Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nam, nữ trong xây dựng, thực thi pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý;
d) Có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình;
đ) Tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động gia đình.
1. Trong công tác tổ chức và hoạt động, cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Phải bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng;
b) Báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Đề xuất hoặc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức mình.
2. Căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình, cơ quan, tổ chức chủ động hoặc phối hợp tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới sau đây:
a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và người lao động;
b) Bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới;
c) Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường bình đẳng giới;
d) Dành nguồn tài chính cho các hoạt động bình đẳng giới;
đ) Tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động sản xuất và lao động gia đình;
e) Hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi;
g) Tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con.
Nhà nước khuyến khích thực hiện các hoạt động quy định tại khoản này.
1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.
Công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây:
1. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;
2. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới;
3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;
4. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.
RESPONSIBILITY OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, FAMILIES AND INDIVIDUALS IN IMPLEMENTATION AND ENSURING GENDER EQUALITY
Article 25. Responsibility of the Government
1. To promulgate national strategies, policies and targets on gender equality and to annually report to the National Assembly on the implementation of the national gender equality goals.
2. To submit to the National Assembly, the National Assembly’s Standing Committee for the promulgation or to promulgate legal normative documents on gender equality within the extent of their competence.
3. To direct and conduct the mainstreaming of gender equality in the development of legal normative documents within its competence.
4. To implement the laws on gender equality; to direct and to conduct the inspection and examination of observance of the law on gender equality.
5. To publicize national information on gender equality; to regulate and direct to implement the criteria for gender classification in the state statistical data.
6. To coordinate with the Vietnam Fatherland Front and the Vietnam’s Women Union; and to direct relevant agencies in propagandizing, disseminating and educating the laws and in raising the awareness of gender equality for the people.
Article 26. Responsibility of state management agency of gender equality
1. To develop and submit to the Government on the promulgation of national strategy, policies, and target programmes on gender equality.
2. To develop and submit to the Government on the promulgation or to promulgate
or to give guidelines on develop legal normative documents on gender equality within its competence.
3. To participate in assessing the mainstreaming of gender equality in development
of legal normative documents.
4. To synthesize and report to the Government on the implementation of the national goals of gender equality.
5. To play the key role in coordinating with the ministries, ministerial-level agencies in exercising state management function on gender equality.
6. To examine, inspect and handle violations, complaints and denunciation against violations of gender equality.
Article 27. Responsibility of the ministries, ministerial-level agencies
Within the scope of their duties and authorities, ministries and ministerial-level agencies have the following responsibilities:
1. To review current legal normative documents to amend, supplement, annul or promulgate within their competence or to submit to the competent agencies on amendment, supplement, annulment and promulgation of legal normative documents to ensure gender equality in their field.
2. To carry out researches and recommend the competent state agencies to promulgate measures to promote gender equality.
3. To coordinate with the state management agencies on gender equality to assess the situation of gender equality in their field; to inspect, examine and handle violations of the law on gender equality.
Article 28. Responsibility of the people’s committee at all levels
1. To develop plan to implement the national goals of gender equality at the locality.
2. To submit to the people’s councils to promulgate or promulgate the legal normative documents on gender equality within its competence.
3. To implement law on gender equality at the locality.
4. To inspect, examine and handle with violations against the law on gender equality within its competence.
5. To organize and conduct the propaganda and education on gender and law on gender equality for the local people.
Article 29. Responsibility of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations
1. To participate in the development of policies and laws and to participate in state management of gender equality under the law.
2. To ensure gender equality in the organizations.
3. To participate in the overseeing of the implementation of the law on gender equality.
4. To propagate and mobilize the people, members of associations, members of organizations to exercise gender equality.
Article 30. Responsibility of the Vietnam’s Women Union
1. To implement the regulations in Article 29 of this Law.
2. To conduct activities in supporting women and contributing to the fulfillment of the gender equality goals.
3. To coordinate with relevant agencies and organizations to foster and recommend qualified women as candidates to the National Assembly and people’s councils; and to recommend qualified women to participate in management and leading of agencies in the political systems at all levels.
4. To exercise the representative function, protecting the legitimate rights and interests of women and girls under the law.
5. To conduct social opponency against policies and laws concerning gender equality.
Article 31. Responsibility of state agencies, political organizations, socio- political organizations in implementation of gender equality within their own agencies and organizations
1. In their work of organization and personnel, state agencies, political organizations and socio-political organizations have the responsibility:
a) To ensure that male and female officials, civil servants and public employees are equal in employment, training, promotion, appointment and enjoyment of welfare;
b) To ensure that officials, civil servants and public employees shall be assessed basing on the principle of gender equality.
2. In their operation, state agencies, political organizations, socio-political organizations have the responsibility:
a) To identify the real situation of gender equality; to develop and ensure the implementation of the goals of gender equality within their agencies, organizations and to annually report;
b) To ensure the participation of male and female officials, civil servants and public employees in law development and implementation, in programmes, plans and projects on development of economy, culture and society, unless otherwise provided by law.
c) To educate about gender and the law on gender equality for officials, civil servants and public employees under their management;
d) To establish measures to encourage officials, civil servants and public employees to exercise gender equality within agencies, organizations and families;
dd) To facilitate the development of social welfare establishments and support services to reduce the workload of the family.
Article 32. Responsibility of other agencies and organizations within their own agencies and organizations
1. In their work of organisation and operation, agencies and organizations which are not covered by Article 31 of this Law have the following responsibility:
a) To ensure the equality between men and women in their participation and benefit enjoyment;
b) To timely report or provide information about gender equality within agencies and organization at the request of competent agencies.
c) To propose or to participate in the development of policy and law on gender equality related to the operation of their agencies and organizations.
2. Depending on their capacities and circumstances, agencies and organizations shall be actively conduct or to coordinate in conducting following activities to promote gender equality:
a) To organize activities to propagate knowledge about gender and the law on gender equality to the members of agencies, organizations and employees;
b) To assign staff to take part in gender equality activities;
c) To conduct researches and apply research results to strengthen gender equality;
d) To provide financial resources for gender equality activities;
dd) To set up appropriate network of kindergartens so that male and female workers could harmonize productive labour and housework;
e) To support female workers who participate in the training and fostering activities and bring along their children less than 36 months of age.
g) To create favorable conditions for male workers to have full paid leave and allowances when their wives give birth.
All activities provided in this section are encouraged to be implemented by the State.
Article 33. Responsibility of the family
1. To create favorable conditions for members of the family to raise their awareness and knowledge on gender equality and to participate in gender equality-related activities.
2. To educate members of the family to be responsible for sharing housework and allocating housework to members of the family in an appropriate manner.
3. To look after reproductive health and create favorable conditions to women to exercise their safe motherhood.
4. To equally treat and provide equal opportunity to boys and girls in their study, work and participation in other activities.
Article 34. Responsibility of citizens
Male and female citizens have the responsibility:
1. To study to improve knowledge and awareness of gender and gender equality.
2. To exercise and to guide other people to exercise reasonable behaviors on gender equality.
3. To criticize and prevent any gender discriminatory acts.
4. To oversee the implementation and ensure gender equality within community, organizations and agencies and among citizens.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực