Chương 1 Luật Bình đẳng giới 2006: Những quy định chung
Số hiệu: | 73/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 10/06/2007 | Số công báo: | Từ số 340 đến số 341 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bình đẳng giới - Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11, gồm 6 chương 44 điều, quy định: nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức...
Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính... Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định...
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình, bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật...
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính...
Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân).
2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
6. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.
9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ.
1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới.
8. Hợp tác quốc tế về bình đẳng giới.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
2. Bộ hoặc cơ quan ngang bộ được Chính phủ phân công chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.
2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.
3. Bạo lực trên cơ sở giới.
4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Article 1. Scope of adjustment
This law provides for principles of gender equality in all fields of social and family life, measures ensuring gender equality, responsibilities of agencies, organizations, families, individuals in exercising gender equality.
1. State institutions, political organizations, socio-political organizations, socio- political and professional organizations, social organizations, social and professional organizations, economic organizations, non-productive units, units of people’s armed forces, families and Vietnamese citizens (hereinafter referred to as agencies, organizations, families and individuals).
2. Foreign agencies and organizations, international organizations operating in the territory of Vietnam, foreign individuals legally residing in Vietnam.
Article 3. Application of international treaties on gender equality
Where an international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is one of the signatories contains provisions that differ from those of this law, the provisions set out in that international treaty shall be applied.
Article 4. Gender equality goals
The gender equality goals are to eliminate gender discrimination, to create equal opportunities for man and woman in socio-economic development and human resources development in order to reach substantial equality between man and woman, and to establish and enhance cooperation and mutual assistance between man and woman in all fields of social and family life.
Article 5. Interpretation of terms
In this Law, the terms below can be understood as follows:
1. Gender indicates the characteristics, positions and roles of man and woman in all social relationships.
2. Sex indicates biological characteristics of man and woman.
3. Gender equality indicates that man and woman have equal position and role; are given equal conditions and opportunities to develop their capacities for the development of the community, family and equally enjoy the achievement of that development.
4. Gender preconception is negative and partial attitude, acknowledgement and assessment of the characteristics, position, role and capacity of man or woman.
5. Gender discrimination indicates the act of restricting, excluding, not recognizing or not appreciating the role and position of man and woman leading to inequality between man and woman in all fields of social and family life.
6. Measure to promote gender equality is the measure aimed at ensuring substantial gender equality, set forth by the state authorities in cases there remains considerable imparity between man and woman concerning the positions, roles, conditions, and opportunities for man and woman to bring into play all their capacities and to enjoy the achievement of the development where the application of equal regulations for man and woman cannot remove this imparity. The measure to promote gender equality is to be implemented for a certain period of time and shall end when the gender equality goals have been achieved.
7. Mainstreaming gender equality in the process of making legal normative documents is the measure aimed at achieving the goal of gender equality by defining gender issue, forecasting the gender impact of documents, responsibilities and resources to deal with gender issues in the social relations that are adjusted by legal normative documents.
8. Gender equality activities are activities implemented by agencies, organizations, families and individuals to achieve the gender equality goal.
9. Gender Development Index (GDI) is the synthetic figures reflecting the real situation of gender equality, which are calculated based on life expectancy, educational level and per capita income of man and woman.
Article 6. Basic principles on gender equality
1. Man and woman are equal in all fields of social and family life.
2. Man and woman are not discriminated in terms of gender.
3. The measures aimed at promoting gender equality are not considered the gender discrimination.
4. Policies aimed at protecting and supporting the mother are not considered gender discrimination.
5. Ensuring the gender mainstreaming in the process of development and implementation of laws.
6. Exercising gender equality is the responsibility of agencies, organizations, families and individuals.
Article 7. State policies on gender equality
1. To ensure gender equality in all fields of politics, economy, culture, society and family; to support and provide man and woman with conditions for them to bring into play their abilities; to give them equal opportunities to take part in the process of development and to benefit from the achievements of the development.
2. To protect and support the mother during pregnancy, giving birth and upbringing her child; to facilitate man and woman in sharing housework.
3. To apply appropriate measures to eliminate backward customs and habits hindering the implementation of the gender equality goal.
4. To encourage agencies, organizations, families and individuals to take part in the gender equality promoting activities.
5. To support gender equality activities in the remote and mountainous areas, in areas of ethnic minority groups and areas still in extremely difficult socio-economic conditions; to support to create necessary conditions to increase the GDI in the industries, fields, and localities where the GDI is lower than the average level of the entire country.
Article 8. Contents of state management on gender equality
1. To formulate and implement national strategies, policies and goals on gender equality.
2. To promulgate and implement legal normative documents on gender equality.
3. To promulgate and implement measures aimed at promoting gender equality.
4. To propagate and disseminate policies and law on gender equality.
5. To build, train and foster the cadres working on gender equality.
6. To inspect, examine the implementation of the law on gender equality; to deal with complaints, denunciations and to handle violations of the law on gender equality.
7. To carry out statistical work, provision of information and report on gender equality.
8. To conduct international cooperation on gender equality.
Article 9. State management agency on gender equality
1. The Government shall have function of unified state management on gender equality.
2. The ministry or the ministerial-level agency assigned by the Government shall be responsible before the Government in implementing the state management on gender equality.
3. Ministries, ministerial-level agencies, within their mandate, shall have responsibility to coordinate with the state management agencies specified in section 2 of this Article to exercise state management on gender equality.
4. People’s committees at all levels exercise the state management on gender equality within their localities as devolved by the Government.
Article 10: Acts strictly prohibited
1. Acts impeding man and woman from exercising gender equality;
2. Gender discrimination in all forms;
3. Gender-based violence;
4. Other acts that are strictly prohibited.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực