Chương II Luật Bình đẳng giới 2006: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
Số hiệu: | 73/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 10/06/2007 | Số công báo: | Từ số 340 đến số 341 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bình đẳng giới - Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11, gồm 6 chương 44 điều, quy định: nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức...
Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính... Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định...
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình, bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật...
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính...
Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
5. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
2. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
3. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
5. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
2. Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
2. Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.
1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
2. Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
GENDER EQUALITY IN ALL FIELDS OF SOCIAL AND FAMILY LIFE
Article 11. Gender equality in the field of politics
1. Man and woman are equal in participating in the state management and social activities.
2. Man and woman are equal in participating in the formulation and implementation of village codes, community regulations, agencies and organizations regulations.
3. Man and woman are equal in self-nominating as candidates or in nominating candidates to the National Assembly, people’s councils; and are equal in self-nominating as candidates and in nominating candidates to leading agencies of political organizations, socio-political organizations, socio-political and professional organizations, social organizations, socio-professional organizations.
4. Man and woman are equal in term of professional qualifications and age when they are promoted or appointed to the same posts of management and leadership in agencies and organizations.
5. Measures to promote gender equality in the field of politics include:
a) To ensure the appropriate proportion of the National Assembly female members and people’s committees female members in accordance with the national gender equality goals.
b) To ensure the appropriate proportion of women in appointing officials to hold titles in the professions in state agencies in accordance with the national gender equality goals.
Article 12. Gender equality in the field of economy
1. Man and woman are equal in setting up a business, carrying out business and production activities, managing business and are equal in accessing information, capital, markets and labour sources.
2. Measures to promote gender equality in the field of economy include:
a) Enterprises employing many female workers shall be given tax and financial preferential treatment according to the regulations of the law.
b) Female workers in rural areas shall be given credit aid, encouraged to expand agriculture, forestry and fishery according to the law.
Article 13. Gender equality in the field of labour
1. Man and woman are equal in terms of qualifications and age in recruitment, are treated equally in workplaces regarding work, wages, pay and bonus, social insurance, labour conditions and other working conditions.
2. Man and woman are equal in terms of qualifications and age when they are promoted or appointed to hold titles in the title-standard professions.
3. Measures to promote gender equality in the field of labour include:
a) To provide for proportion of man and woman to be recruited;
b) To train and enhance capacity and capability for female workers;
c) Employers create safe and hygienic working condition for female workers in some hard and dangerous professions and occupations or those that have direct contact with harmful substances.
Article 14. Gender equality in the field of education and training
1. Man and woman are equal in terms of age for schooling, training and fostering courses.
2. Man and woman are equal in choosing professions and occupations for learning and training.
3. Man and woman are equal in accessing and benefiting from the policies on education, training, fostering of professional knowledge and skills.
4. Female officials, public servants bringing along their children less than 36 months of age when participating in the training and fostering activities shall be given assistance and support as provided by the Government.
5. Measures to promote gender equality in the field of education and training include:
a) To provide for the proportion of man and woman participating in the study and training;
b) To assist female workers in rural areas in vocational training under the law.
Article 15. Gender equality in the field of science and technology
1. Man and woman are given equal opportunities to approach and apply science and technology.
2. Man and woman are given equal opportunities to participate in training courses on science and technology, dissemination of the results of scientific and technological studies and patents.
Article 16. Gender equality in the fields of culture, information and sport
1. Man and woman are equal in participating cultural, information and sport activities.
2. Man and woman are equal in enjoying culture, and in approaching and using sources of information.
Article 17. Gender equality in the field of public health
1. Man and woman are equal in participating the activities of education and communication on health care, reproductive health and in using health services.
2. Man and woman are equal in choosing and deciding on contraceptive measures, measures for safe sex and for preventing and protecting against HIV/AIDS and other sexually transmitted infectious diseases.
3. Poor women residing in remote and mountainous areas and being ethnic minorities, excluding those who pay compulsory social insurance, when giving birth to a child in accordance with the population policy, shall be supported as provided by the Government.
Article 18. Gender equality in family
1. Wife and husband are equal in the civil relationship and other relationships related to marriage and family.
2. Wife and husband have equal rights and duties in possessing common assets and are equal in using their common income and in deciding their family resources.
3. Wife and husband are equal in discussing, deciding the choice and use the appropriate family planning measure and use the leave to take care of their children as provided by the law.
4. Boys and girls are given equal care, education and provided with equal opportunities to study, work, enjoy, entertain and develop by the family.
5. Female and male members in the family have the responsibility to share housework.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực