Chương III Luật Bình đẳng giới 2006: Các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
Số hiệu: | 73/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 10/06/2007 | Số công báo: | Từ số 340 đến số 341 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Bình đẳng giới - Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11, gồm 6 chương 44 điều, quy định: nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức...
Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính... Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định...
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình, bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật...
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động, sa thải hoặc cho thôi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, Phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc áp dụng mức trả lương khác nhau cho những người lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính...
Luật có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.
1. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.
2. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.
1. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;
b) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam;
c) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này và phụ lục thông tin, số liệu về giới có liên quan đến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung đánh giá bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;
b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;
c) Tính khả thi của việc giải quyết vấn đề giới được điều chỉnh trong dự án, dự thảo;
d) Việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
1. Uỷ ban của Quốc hội phụ trách lĩnh vực giới có trách nhiệm tham gia với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban khác của Quốc hội để thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đối với các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
2. Nội dung thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới bao gồm:
a) Xác định vấn đề giới trong dự án, dự thảo;
b) Việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong dự án, dự thảo;
c) Việc tuân thủ thủ tục và trình tự đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng dự án, dự thảo;
d) Tính khả thi của dự án, dự thảo để bảo đảm bình đẳng giới.
1. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới.
2. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng.
3. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác.
1. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới phải đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định của pháp luật.
MEASURES TO ENSURE GENDER EQUALITY
Article 19. Measures to promote gender equality
1. The measures to promote gender equality include:
a) To provide for the proportion of male and female or to ensure appropriate female to participate and benefit;
b) To train, foster to improve the ability of woman or man;
c) To support in providing the conditions and opportunities for woman or man;
d) To provide for specific criteria and conditions for woman or man;
dd) To provide that woman has the right to be selected where woman has the equal qualifications and criteria with man;
e) Measures to promote gender equality provided in Article 11 section 5, Article 12 section 2, Article 13 section 4, Article 14 section 5 of this Law.
2. The National Assembly, the National Assembly’s Standing Committee and the Government have the authority to stipulate measures to promote gender equality as provided in section 1 of this Article, have the responsibility to review the implementation of measures to promote gender equality and to decide to end these measures when the goals of gender equality have been achieved.
Article 20. To ensure the basic principles of gender equality in the improvement of legal normative documents system
1. The development, amendment and supplementation of legal normative documents must ensure the basic principles of gender equality.
2. The basic principles of gender equality are the key foundations in checking to amend and supplement the legal normative documents.
Article 21. To mainstream gender equality in the development of legal normative documents
1. The mainstreaming of gender equality in the development of legal normative documents shall include:
a) To define gender issue and measures to implement in the field that is adjusted by legal normative documents;
b) To forecast the impact of the regulations in the legal normative documents on woman and man when promulgated;
c) To determine the responsibility and resources to deal with gender issues within the adjustment scope of legal normative documents.
2. The key drafting agency of legal normative documents has the responsibility to mainstream gender equality in the documents and prepare reports on the mainstreaming of gender equality in the development process of legal normative documents according to the contents laid down in section 1 of this Article and in annexes of information and statistics on gender related to the draft legal normative documents.
3. The assessing agency of legal normative documents has the responsibility to coordinate with the state management agency of gender equality to appraise the mainstreaming of gender equality in the development of legal normative documents. Issues subjected to appraisal include:
a) The identification of the gender issue in the draft laws and other documents;
b) Ensuring the basic principles of gender equality in the draft laws and other documents;
c) The feasibility of the solution to the issue of gender that is subject to adjustment in the draft laws and other documents;
d) The mainstreaming of gender equality in the development process of the draft laws and other documents according to the contents laid down in section 1 of this Article.
4. The Government shall stipulate the mainstreaming of gender equality in development of legal normative documents.
Article 22. Examination of the mainstreaming of gender equality
1. The National Assembly Committee responsible for the gender issue shall have the responsibility to coordinate with the Council of Ethnic Minorities and other committees of the National Assembly to examine the mainstreaming of gender equality in the draft laws, ordinances and resolutions before submitting to the National Assembly and the National Assembly’s Standing Committee for review and adoption.
2. Contents of the examination of the mainstreaming of gender equality shall include:
a) The identification of the gender issue in the draft laws and other documents;
b) The insurance of the principles of gender equality in the draft laws and other documents;
c) The compliance with the procedure and sequence for assessing the mainstreaming of gender equality in development of draft laws and other documents;
d) The feasibility of the draft laws and other documents to ensure gender equality.
Article 23. Information, education, communication on gender and gender equality
1. The information, education and communication on gender and gender equality are the important measures to enhance the awareness of gender and gender equality issues.
2. The information, education, communications on gender and gender equality shall be included in the education syllabus in schools, in activities of agencies, organizations and community.
3. The information, education, communications on gender and gender equality shall be conducted through the education programmes, publications, broadcasts and television programmes and other forms.
Article 24. Financial resources for the gender equality activities
1. The financial resources for the gender equality activities shall include:
a) State budget;
b) Voluntary contribution of organizations and individuals;
c) Other sources of legal incomes.
2. The management and use of the financial resources for gender equality activities must meet the set objectives, be effective and in accordance with the law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực