Chương V Luật An ninh mạng 2018: Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng
Số hiệu: | 24/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 12/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 14/07/2018 | Số công báo: | Từ số 775 đến số 776 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật An ninh mạng 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Sáng nay (ngày 12/6/2018), Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng 2018 với hơn 86% đại biểu tán thành.
Theo đó, Luật An ninh mạng 2018 quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật này sẽ góp phần vào việc bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, Luật An ninh mạng 2018 quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm, như là:
- Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước;
- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;…
Luật An ninh mạng 2018 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
1. Công dân Việt Nam có kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin là nguồn lực cơ bản, chủ yếu bảo vệ an ninh mạng.
2. Nhà nước có chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
3. Khi xảy ra tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, khủng bố mạng, tấn công mạng, sự cố an ninh mạng hoặc nguy cơ đe dọa an ninh mạng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng.
Thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục huy động nhân lực bảo vệ an ninh mạng được thực hiện theo quy định của Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng, Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ, kiến thức về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghệ thông tin, có nguyện vọng thì có thể được tuyển chọn vào lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
2. Ưu tiên đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng có chất lượng cao.
3. Ưu tiên phát triển cơ sở đào tạo an ninh mạng đạt tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích liên kết, tạo cơ hội hợp tác về an ninh mạng giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, trong nước và ngoài nước.
1. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng kiến thức an ninh mạng được đưa vào môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và công chức, viên chức, người lao động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh mạng cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
1. Nhà nước có chính sách phổ biến kiến thức về an ninh mạng trong phạm vi cả nước, khuyến khích cơ quan nhà nước phối hợp với tổ chức tư nhân, cá nhân thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh mạng.
2. Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức về an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và triển khai hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương.
1. Kinh phí bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan, tổ chức tự bảo đảm.
Chapter V
ASSURANCE OF CYBERSECURITY PROTECTION
Article 30. Cybersecurity forces
Cybersecurity forces include:
1. Professional cybersecurity forces of the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense.
2. Cybersecurity forces of other Ministries, agencies, the People’s Committees of provinces and organizations managing national security information systems.
3. Other organizations and individuals mobilized to participate in cybersecurity protection.
Article 31. Assurance of human resources for cybersecurity protection
1. Vietnamese citizens having knowledge about cybersecurity, cyberinformation security or information technology are the primary resource for cybersecurity protection.
2. The State will have programs and plans for development of human resources for cybersecurity protection.
3. In case of a cybersecurity emergency, cyberterrorism, cyberattack, cybersecurity incident or cybersecurity threat, cybersecurity personnel will be mobilized by competent authorities.
Power, responsibility and procedures for mobilizing cybersecurity personnel are specified in the law on National security, the Law on National defense, the Law on the People’s police and relevant laws.
Article 32. Recruitment, training and development of cybersecurity forces
1. Vietnamese citizens that are qualified in terms of moral character, health, cybersecurity, cyberinformation security or information technology knowledge may apply to cybersecurity forces.
2. Priority will be given to training and development of high-quality cybersecurity personnel.
3. Priority will be given to development of cybersecurity training centers that meet international standards; encourage and facilitate cooperation in cybersecurity between the public sector and private sector, between domestic and foreign entities.
Article 33. Cybersecurity training
1. Cybersecurity training shall be included in national defense and security education in schools and other national defense and security programs according to the Law on national defense and training education.
2. The Ministry of Public Security shall take charge and cooperate with relevant ministries in provision of cybersecurity training for cybersecurity forces, officials and public employees and other employees who participate in cybersecurity protection.
The Ministry of National Defense and VGCA shall organize provision of cybersecurity training for certain people under their management.
Article 34. Dissemination of cybersecurity knowledge
1. The State will introduce policies on nationwide dissemination of cybersecurity; encourage state agencies to cooperate with private organizations and other individuals in running cybersecurity training programs.
2. All Ministries, state agencies and organizations have the responsibility to disseminate cybersecurity knowledge among their employees.
3. The People’s Committees of provinces have the responsibility to disseminate cybersecurity knowledge among local organizations and individuals.
Article 35. Cybersecurity protection funding
1. Funding for cybersecurity protection in state agencies and political organizations will be provided by state budget and included in annual the State budget estimates. Management and use of state funding shall comply with regulations of law on state budget.
2. Organizations other than those mentioned in Clause 1 of this Article shall allocate their own budget for cybersecurity protection of their information systems.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực