Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm: cơ sở nguyên liệu

Với giải câu 3 trang 124 sgk Địa lí lớp 12 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

1 447 24/10/2021


Giải Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Câu 3 trang 124 sgk Địa lí 12: Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm: cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố.

Trả lời:

Tài liệu VietJack

Hình 27.7. Sơ đồ ngành công nghiệp chê sbiến lương thực, thực phẩm.

- Cơ sở nguồn nguyên liệu phong phú từ nông, lâm, thủy sản:

+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: cây lương thực (lúa), cây công nghiệp hằng năm (lạc, mía, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều, tiêu, chè…), rau - cây ăn quả. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm cung cấp thịt, trứng, sữa cho công nghiệp chế biến thực phầm, đồ hộp.

+ Nguyên liệu từ ngành thủy sản (vùng biển rộng lớn, nguồn thủy hải sản phong phú).

- Tình hình phát triển:

+ Giá trị sản xuất và tỉ trọng của ngành trong cơ cấu ngành công nghiệp ngày càng tăng.

+ Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, phát triển mạnh mẽ với sản phẩm đa dạng. Hàng năm, ngành này cung cấp khoảng 1 triệu tấn đường, 12 vạn tấn chè, 80 vạn tấn cà phê nhân, 300 - 350 triệu hộp sữa; các sản phẩm tôm, cá đông lạnh và đồ hộp...  

+ Công nghiệp thực phẩm có cơ cấu đa dạng, gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm ,chăn nuôi, chế biến thuỷ, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau (ví dụ, phân ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi có hoạt động chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt). Các phân ngành này phát triển dựa trên cơ sở nguyên liệu tại chỗ và phong phú của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản.

- Phân bố  mang tính chất qui luật: phụ thuộc vào tính chất nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ:

+ Ngành chế biến sản phẩm trồng trọt: 

Xay xát: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Đường mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

Cà phê: Tây Nguyên

Rượu, bia, nước ngọt: sản xuất chủ yếu hướng vào phục vụ nhu cầu tại chỗ, nên tập trung ở các đô thị lớn.

+ Ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi: Sữa và sản phẩm từ sữa, thịt và sản phẩm từ thịt phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn, các thành phố (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh).

+ Chế biến sản phẩm thủy, hải sản: Phân bố ở các tỉnh ven biển duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 12 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 118 Địa lí 12: Dựa vào bản đồ khoáng sản Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí…

Câu hỏi trang 121 Địa lí 12: Hãy phân tích những thế mạnh về tự nhiên đối với việc…

Câu hỏi trang 122 Địa lí 12: Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực…

Câu hỏi trang 124 Địa lí 12: Dựa vào bảng 27 (SGK), hãy nêu các vùng phân bố chủ yếu…

Câu 1 trang 124 Địa lí 12: Tại sao công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm…

Câu 2 trang 124 Địa lí 12: Hãy xác định các nhà máy thuỷ điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ…

1 447 24/10/2021