Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật

Với giải câu hỏi 1 trang 188 sgk Sinh học lớp 7 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 7. Mời các bạn đón xem:

1 1118 lượt xem


Giải Sinh học 7 Bài 57: Đa dạng sinh học

Video Giải Câu hỏi 1 trang 188 SGK Sinh học 7

Câu hỏi 1 trang 188 SGK Sinh học 7: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích?

Lời giải

- Những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh là:

 

Đặc điểm thích nghi

Vai trò của đặc điểm thích nghi

Cấu tạo

Bộ lông dày

Giữ nhiệt cho cơ thể

Mỡ dưới da dày

Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét

Lông màu trắng mùa đông

Dễ lẩn trốn vào tuyết, tránh kẻ thù

Tập tính

Ngủ trong mùa đông

Tiết kiệm năng lượng

Di cư về mùa đông

Tránh rét, tìm nơi ấm áp

Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ

Thời tiết ấm hơn và tận dụng nguồn nhiệt

- Những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới nóng là:

 

Đặc điểm thích nghi

Vai trò của đặc điểm thích nghi

Cấu tạo

Chân dài

Vị trí cơ thể cao so với cát nóng, bước nhảy xa hạn chế ảnh hưởng của cát nóng

Chân cao móng rộng

Không bị lún cát, đệm thịt chống nóng

Bướu mỡ lạc đà

Nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)

Màu lông giống màu cát

Giống màu môi trường, giúp lẩn tránh kẻ thù hoặc dễ ẩn nấp rình mồi

Tập tính

Mỗi bước nhảy cao và xa

Hạn chế tiếp xúc với cát nóng

Di chuyển bằng cách quăng thân

Hạn chế tiếp xúc với cát nóng

Hoạt động vào ban đêm

Để tránh nóng ban ngày

Có khả năng đi xa

Tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất xa nhau

Có khả năng nhịn khát

Giữ nước cho cơ thể, chịu đựng sự khắc nghiệt của môi trường

Chui rúc vào trong cát

Chống nóng

Tài liệu VietJack

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 7 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 187 Sinh học 7: Đọc mục I, mục II, quan sát hình 57.1 và hình 57.2 điền nội dung…

Câu hỏi 2 trang 188 Sinh học 7: Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng…

1 1118 lượt xem