Lý thuyết Tin Học 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính

Tóm tắt lý thuyết Tin Học lớp 7 Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính  ngắn gọn, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin Học 7.

1 1,564 12/01/2023
Tải về


Lý thuyết Tin Học 7 Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính

1. Phân loại tệp

- Tệp được phân loại theo dịnh dạng của tệp. Phần mở rộng của tệp giúp hệ diều hành và người sử dụng biết tệp thuộc loại nào.

Lý thuyết Tin Học 7 Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính – Chân trời sáng tạo  (ảnh 1)

Hình 1. Một số tệp trong máy tính

Lưu ý khi đặt tên tệp:

- Khi đặt tên tệp thường không cần đặt tên phần mở rộng (loại tệp).

- Không nên chỉnh sửa phần mở rộng của tệp để tránh nhầm lẫn cho người sử dụng.

- Thận trọng khi thực hiện các thao tác xoá, đổi tên, đối phần mở rộng, di chuyển tệp chương trình.

2. Một số biện pháp bảo vệ dữ liệu

a) Sao lưu dữ liệu

Bảng 1. Ba cách sao lưu dữ liệu

Cách sao lưu

Ví dụ

Ưu điểm

Nhược điểm

Sao lưu nội bộ: bản gốc và bản sao được lưu trữ trong cùng một máy tính.

Bản gốc ở ổ đĩa C, bản sao được lưu trữ cùng ổ đĩa C hoặc ổ đĩa khác của cùng máy tính.

Thực hiện sao lưu, cập nhật bản sao, khôi phục dữ liệu dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng.

Khi rủi ro xảy ra với máy tính (ví dụ như máy tính bị rơi, chập cháy do nước hay hỏa hoạn) sẽ mất cả bản gốc và bản sao.

Sao lưu ngoài: bản sao lưu được lưu trữ ở ngoài máy tính chứa bản gốc.

Lưu trữ bản sao ở một máy tính khác hoặc trên thiết bị nhớ rời như thẻ nhớ, đĩa quang (CD, DVD), ổ cứng ngoài.

Khi máy tính bị sự cố thì chỉ mất bản gốc, có thể khôi phục từ bản sao.

Phải có máy tính khác hay thiết bị nhớ rời, sử dụng đĩa quang thì cần có ổ ghi đĩa CD, DVD. Các thiết bị nhớ rời dễ thất lạc, hư hỏng.

Sao lưu từ xa: lưu trữ bản sao trên Internet.

Bản sao được lưu trữ trực tuyến thông qua dịch vụ điện toán đám mây như Dropbox, GoogleDirve, OneDirve, …

Truy bằng bất cứ máy tính nào có kết nối Internet. Có thể cài đặt tự động sao lưu. Không phải lo việc bảo quản thiết bị nhớ.

Cần có kết nối Internet. Có thể bị đánh cắp, mất dữ liệu nếu sử dụng dịch vụ không tin cậy.

Lưu ý: Hệ điều hành MS Windows cung cấp chức năng Backup thuận tiện để tạo bản sao dữ liệu trong máy tính. Người dùng có thể lựa chọn lưu trữ bản sao theo cách sao lưu nội bộ, sao lưu ngoài hay sao lưu từ xa.

b) Phòng chống virus

- Sử dụng phần mềm diệt virus. Ví dụ: BKAV, ANTIVIRUS, …

- Sử dụng tường lửa. Ví dụ: Windows Defender Firewall, …

Ngoài ra, để ngăn chặn phần mềm độc hại, người sử dụng máy tính cần lưu ý:

- Luôn cập nhật bản sửa lỗi phần mềm để cải thiện tính năng bảo mật của hệ thống.

- Kiểm tra kĩ độ tin cậy trước khi nháy chuột vào các liên kết hoặc tải dữ liệu từ Internet.

- Thận trọng khi mở tệp đính kèm trong thư điện tử từ địa chỉ lạ gửi đến.

- Không sao chép dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ ngoài chưa đủ độ tin cậy.

Sao lưu dữ liệu và phòng chống virus là hai biện pháp thường dùng để bảo vệ dữ liệu.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 sách Chân trời sáng tạo  hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Mạng xã hội

Lý thuyết Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số

Lý thuyết Bài 7: Phần mềm bảng tính

Lý thuyết Bài 8: Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức

Lý thuyết Bài 9: Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột

1 1,564 12/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: