Lập kế hoạch dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương

Trả lời Câu 2 trang 56 HĐTN 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập HĐTN 7.

1 1,519 05/12/2022


Giải HĐTN 7 Kết nối tri thức Tìm hiểu những nghề hiện có tại địa phương

Câu 2 trang 56 HĐTN 7: Lập kế hoạch dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương

Gợi ý:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

- Tên dự án tìm hiểu nghề

- Mục tiêu thực hiện dự án

- Nhóm thực hiện.

- Nội dung cụ thể:

+ Cách tiến hành: Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi; làm một số công việc của nghề; tìm thông tin trên internet; quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.

+ Phương tiện: Câu hỏi/ phiếu phỏng vấn; giấy bút; máy ảnh hoặc điện thoại thông minh; máy tính nối mạng internet; tài liệu khuyến nông.

+ Thời gian: Một tuần (từ…đến…

Lập kế hoạch dự án tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương

Trả lời:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

- Tên dự án tìm hiểu nghề nón lá xứ Huế

- Mục tiêu thực hiện dự án: tìm hiểu về một làng nghề truyền thống, một giá trị văn hóa tốt đẹp.

- Nhóm thực hiện: Nhóm Ước Mơ-gồm 5 bạn trong lớp 7B

- Nội dung cụ thể:

+ Cách tiến hành: Phỏng vấn người lao động thông qua phiếu hỏi; làm một số công việc của nghề; tìm thông tin trên internet; quay phim, chụp ảnh; quan sát thực tế thông qua tham quan.

+ Phương tiện: Câu hỏi/ phiếu phỏng vấn; giấy bút; máy ảnh hoặc điện thoại thông minh; máy tính nối mạng internet; tài liệu khuyến nông.

+ Thời gian: Một tuần từ ngày 1/3/2022-7/3/2022.

Nhiệm vụ

Phân công

Sản phẩm dự kiến

1. Tìm hiểu, thu thập thông tin về các công đoạn làm nón lá

Nguyễn Minh Hoàng

Phạm Mai Anh

- Bản ghi chép các thông tin thu thập được về công việc đặc trưng của nghề.

- Hình ảnh minh họa.

2. Tìm hiểu, thu thập thông tin, dữ liệu về trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề làm nón lá.

Mai Hoàng Ánh

Hoàng Quỳnh Bùi

Bản ghi chép thông tin thu thập được và hình ảnh về trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề làm nón lá

3. Tìm hiểu, thu thập thông tin, dữ liệu về phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề

Hoàng Mạnh Trường

- Ghi chép về những năng lực, phẩm chất cần có của người làm nghề.

4. Tìm hiểu, thu thập thông tin dữ liệu về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề

Vũ Thảo Vân

Hoàng Anh Hậu

- Bản ghi chép và hình ảnh về những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề làm nón lá

Bài thuyết trình làm nón lá

Nón lá từ xưa đến nay đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, chiếc nón lá có sự gắn bó với người lao động Việt Nam, hình ảnh những thiếu nữ đôi mươi mặc áo dài, đội nón lá đã trở thành biểu tượng của người Việt. Hình ảnh có sức lay động và truyền cảm hứng với bạn bè về văn hóa, con người.

Nón lá thân thương với hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá chính là biểu tượng du lịch. Tà áo dài là trang phục truyền thống nón lá vật dụng không thể thiếu bởi đất nước ta nguồn gốc từ một nước nông nghiệp, thường xuyên làm việc ngoài trời thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng để che nắng khi làm việc từ đó nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng giữa đồng luôn là hình tượng quen thuộc với mỗi người chúng ta. Nón lá công dụng cũng như các loại mũ khác. Nón lá dạng hình chóp, đáy tròn trịa thường có đường kính khoảng từ 50 cm đến 60 cm. Nón lá dùng làm vật trang trí đường kính nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa, người ta thường chọn các loại lá này bởi tính chất dai, không thấm nước. Tên gọi chiếc nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm ra nón.

Nguyên liêu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Khi làm nón lá lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng thường người ta hay chọn lá cọ. Lá làm nón phải đạt tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá sau khi được chọn phơi héo từ 2 đến 4 tiếng, khi lá mềm chuẩn bị để làm thành nón. Chuẩn bị nguyên liệu nan tre. Nan tre từ thân cây tre, độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nguyên liệu sau cùng mà người làm cần có đó là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu. Những chiếc nón lá ngày nay trang trí đa dạng, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ người tiêu dùng. Sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu lên bên trên để tạo độ bóng bề mặt ngoài nón và giúp chiếc nón lá có độ bền màu khi sử dụng sẽ lâu hơn. Người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích, dây quai nón người ta hay chọn các dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài thường từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón giữ chắc nón trên đầu hoặc công dụng để treo nón lên cao, khi đó thì việc bảo quản chiếc nón lá sẽ lâu dài hơn.

Chiếc nón lá Việt Nam thể hiện truyền thống văn hóa và là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn lên vẻ đẹp, duyên dáng và gợi của của người phụ nữ Việt Nam

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Câu 1 trang 54 HĐTN 7: Chia sẻ hiểu biết về các nghề ở địa phương: Quan sát và nêu tên nghề trong mỗi hình ảnh sau...

Câu 2 trang 55 HĐTN 7: Chia sẻ đặc trưng của một số nghề ở địa phương. Gợi ý: Tên nghề hiện có ở địa phương...

Câu 1 trang 55 HĐTN 7: Thảo luận về cách thu thập thông tin khi tìm hiểu các đặc trưng của nghề ở địa phương...

Câu 1 trang 57 HĐTN 7: Thực hiện dự án...

Câu 2 trang 57 HĐTN 7: Báo cáo kết quả.- Về nội dung:+ Các sản phẩm dự án: Thông tin dữ liệu đã xử lí...

Câu 3 trang 57 HĐTN 7: Đánh giá việc thực hiện dự án. Đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án nghiên cứu tìm hiểu nghề ở địa phương...

Câu hỏi trang 58 HĐTN 7: Em hãy trải nghiệm nghề mình quan tâm để bổ sung hiểu biết thực tế về nghề ở địa phương...

Câu hỏi trang 58 HĐTN 7: Kể được tên ít nhất 5 nghề hiện có ở địa phương...

1 1,519 05/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: