Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 10)

  • 1932 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

08/07/2024

Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Ion Al3+ có tính oxi hóa yếu nhất


Câu 2:

08/07/2024

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Xét từng phát biểu:

+) A. Sai. Vì các kim loại có khối lượng riêng khác nhau như Li là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất d = 0,5 g/cm3 < d(H2O).

+) B. Đúng. Vì kim loại nhường e nên tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

+) C. Sai. Vì một số kim loại có nhiều số oxi hóa như: Fe, Cr,...

+) D. Sai. Vì kim loại thủy ngân (Hg) ở dạng lỏng.


Câu 3:

25/05/2024

Các phát biểu nào sau đây về nguyên tố silic và hợp chất của silic không đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu trên sai vì silicagen chính là H2SiO3 được sy khô, còn muối kim loại kiềm của axit H2SiO3 như Na2SiO3, K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng


Câu 4:

18/07/2024

Để chuyển hóa một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình

Xem đáp án

Đáp án B

Dầu thực vật tạo bởi các gốc axit béo không no nên muốn trở thành mỡ rắn, bơ nhân tạo phải hidro hóa các gốc axit này thành các gốc axit béo no


Câu 5:

06/07/2024

Trong phòng thí nghiệm, khí c được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình sau:

Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

+) Khí C được điều chế bằng cách cho dung dịch B tác dụng với chất rắn A ở nhiệt độ thường.

+) Khí C được thu bằng cách đẩy không khí và ngửa bình nên C không phản ứng với O2 ở nhiệt độ thường và nặng hơn không khí.

Các khí thỏa mãn:

NO2: (A: Cu; B: HNO3)

Cl2 (A: KMnO4; B: HCl đặc)

CO2 (A: CaCO3; B: HCl loãng)

SO2 (A: Cu; B: H2SO4 đặc).

Dãy các chất thỏa mãn: NO2, Cl2, CO2, SO2.

Loại các đáp án khác vì:

+) H2 nhẹ hơn không khí,

+) N2 nhẹ hơn không khí, điều chế bằng cách nhiệt phân NH4NO2.

+) N2O được điều chế bằng cách nhiệt phân NH4NO3


Câu 6:

18/06/2024

Chất nào dưới đây không tan trong nước?

Xem đáp án

Đáp án A

Tristearin là triglixerit nên không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.


Câu 8:

22/07/2024

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Xét các phát biểu:

A. Đúng. Trong công nghiệp, các kim loại Al, Ca, Na đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

B. Sai. Thép là hp kim của sắt chứa từ 0,01 - 2% khối lượng C.

C. Sai. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố sắt (Z = 26: 1s22s22p63s23p63d64s2) có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

D. Sai. Al không phải chất lưỡng tính


Câu 9:

05/07/2024

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét từng phát biểu:

A. Sai vì trùng hợp stiren  thu được polistiren.

B. Sai vì trùng ngưng buta-l,3-đien với stiren có xúc tác Na thu được cao su buna-S.

C. Sai vì tơ visco là tơ bán tng hợp.

D. Đúng. Phương trình hóa học điều chế:

nHOOC-C6H4-COOH + nHO-CH2-CH2-OH  (-CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O-)n + 2nH2O.


Câu 10:

06/06/2024

Trong thí nghiệm nào sau đây xy ra ăn mòn điện hóa

Xem đáp án

Đáp án A

Điều kiện ăn mòn điện hóa:

+) Các điện cực phải khác chất nhau

+) Các điện cực phải tiếp xúc với nhau

+) Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch điện li

Xét từng đáp án

A. Xuất hiện 2 điện cực là Fe và Cu là ăn mòn điện hóa.

B. Không phải là ăn mòn điện hóa vì không có dung dịch chất điện li.

C. Đây là ăn mòn hóa học.

D. Không có cặp điện cực nên không phải là ăn mòn điện hóa


Câu 11:

13/07/2024

Saccarit chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là 

Xem đáp án

Đáp án C

Fructozơ chiếm 40% trong mật ong


Câu 18:

08/07/2024

Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án D

Áp dụng quy tắc Maccopnhicop áp dụng cho phản ứng cộng HX vào anken bất đối xứng.

Quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (hay phần mang điện dưong) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít H hơn).


Câu 20:

17/07/2024

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

 

Tinh bột không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng tạo nên dung dịch hồ tinh bột.

 


Câu 23:

29/06/2024

Cho dãy các kim loại: Na, Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3

Xem đáp án

Đáp án A

 Các kim loại tác dụng được với dung dịch sắt (III) sunfat là Na, Al, Cu, Fe.


Câu 26:

20/07/2024

Thủy phân hoàn toàn a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol; 2,78 gam natri panmitat và m gam natri oleat. Phát biểu nào sau đây không đúng?


Câu 27:

01/06/2024

Cho sơ đồ phản ứng sau:

(1) Glucozoezim2X1+2CO2 

(2) X1+X2H+X3+H2O 

(3) YC7H12O4+2H2OtH+X1+X2+X3  

(4) X1+O2xtX4+H2O 

Biết các phản ứng trên đều xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Phát biểu sai là:


Câu 31:

11/07/2024

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 vào ống nghiệm chứa dung dịch gồm HCl và Al2(SO4)3. Đ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của (mmax - mmin)

Xem đáp án

Đáp án B

Phân tích đồ thị khi cho t từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch gồm HCl và Al2(SO4)3.

- Đoạn (1):  tăng chậm do chỉ có BaSO4

H+ + OH-  H2O 

- Đoạn (2): trung hòa hết H+  bắt đầu có kết tủa Al(OH)3 tăng mạnh hơn.

Al3+ + 3OH-  Al(OH)3

- Đoạn (3):  tăng yếu lại do BaSO4 đạt cực đại, chỉ còn Al(OH)3 tăng.

- Đoạn (4): cả 2 đều đạt cực đại, Al(OH)3 bắt đầu bị hòa tan giảm dần.

Al(OH)3 + OH- AlO2- + 2H2O

- Đoạn (5): Al(OH)3 tan hết, kết tủa chỉ còn BaSO4

Áp dụng:

Xét tại 0,27 mol Ba(OH)2: BaSO4 vừa đạt cực đại.

Vậy = 14,04


Câu 37:

23/06/2024

Cho X, Y, Z, M là các kim loại. Thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1

M + dung dịch muối X ->  kết tủa + khí

Thí nghiệm 2

X + dung dịch muối Y ->Y

Thí nghiệm 3

X + dung dịch mui Z: không xảy ra phản ứng

Thí nghiệm 4

Z + dung dịch muối M: không xảy ra phản ứng

Chiều tăng dần tính khử của các kim loại X, Y, Z, M là

Xem đáp án

Đáp án D

Xét từng thí nghiệm:

- Từ thí nghiệm 1, có khí thoát ra, chứng tỏ kim loại đó có tác dụng với H2O ,M là kim loại kiềm hoặc kiềm th.

- Từ thí nghiệm 2 tính khử của Y < X nên X đẩy được Y ra khỏi muối của nó.

- Từ thí nghiệm 3  tính khử của X < Z

- Từ thí nghiệm 4  tính khử của Z < M

Vậy thứ tự tính khử của các kim loại theo thứ tự tăng dần: Y < X < Z < M.


Bắt đầu thi ngay