Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 2)
-
1935 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/06/2024Trong các kim loại sau, kim loại dẻo nhất là
Đáp án C
Tính dẻo: Au > Ag > Al > Cu > Sn…
Người ta có thể dát được những lá vàng mỏng tới 1/20 micromet, ánh sáng có thể đi qua được.
Câu 2:
04/07/2024Muốn bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm chúng trong hóa chất nào ?
Đáp án C
Kim loại kiềm có thể tác dụng dễ dàng với nước, nên để bảo quản các kim loại kiềm khỏi hơi nước trong không khí, ta ngâm chìm chúng trong dầu hỏa
Câu 4:
16/07/2024Este etyl fomat có công thức là
Đáp án B
Etyl fomat tạo thành bởi gốc etyl C2H5- và gốc íomat HCOO- nên có CTCT là HCOOC2H5
Câu 6:
10/07/2024Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ?
Đáp án D
+ H2N-CH2CH2-CONH-CH2CH2COOH và H2N-CH2CH2-CONH-CH2COOH không được tạo bởi amino axit.
+ H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH là tripeptit
Câu 7:
21/07/2024Những vật dụng bằng nhôm không bị gỉ khi để lâu trong không khí vì bề mặt của những vật dụng này có một lớp màng. Lớp màng này là ?
Đáp án A
Trên bề mặt của các vật dụng bằng nhôm có một lớp màng mỏng, bền, mịn là Al2O3 để ngăn không cho Al tiếp xúc với không khí, các phản ứng khác xảy ra làm cho Al bị gỉ.
Câu 8:
10/07/2024Dãy gồm các chất không bị hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là
Đáp án C
Một số các kim loại bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội là Al, Cr, Fe.
Câu 9:
06/07/2024Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?
Đáp án D
Phân loại tơ bao gồm:
1. Tơ thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên, ví dụ như bông, len, tơ tằm.
2. Tơ hóa học: bao gồm:
+ Tơ tổng hợp: được tổng hợp bằng phản ứng hóa học. Ví dụ như tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic (tơnitron, vinilon), tơ lapsan....
+ Tơ bán tống hợp (hay tơ nhân tạo): chế biến từ polime thiên nhiên bằng phương pháp hóa học. Ví dụ như tơ visco, tơ xenlulozơ axetat
Câu 10:
22/07/2024Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3) 2 thì thu được dung dịch A và một kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là
Đáp án B
Ag là kim loại có tính khử yếu nhất trong số các kim loại trên kim loại đó là Ag.
Câu 12:
05/07/2024Thành phần chính của quặng manhetit là
Đáp án C
Một số quặng sắt quan trọng như:
+ hematit đỏ chứa Fe2O3
+ hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O
+ manhetit chứa Fe3O4.
+ xiđerit chứa FeCO3, pirit sắt chứa FeS2.
Câu 14:
07/07/2024Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na và A vào nước dư, thu được 8,96 lít khí. Cũng hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 12,32 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
Đáp án D
Nhận thấy khi cho vào nước lượng H2 nhỏ hơn khi cho vào NaOH. Do vậy khi cho X vào nước thì Al dư.
Gọi số mol Na là x, Al là y.
Khi cho X vào nước, Al dư nên số mol Al phản ứng bằng số mol Na x+x.3 = 0,4.2
Cho X vào NaOH thì cả 2 phản ứng hết x+3y=0,55.2
Giải được: x = 0,2; y = 0,3 m = 12,7 gam
Câu 15:
13/07/2024Thủy phân hoàn toàn một tripeptit (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm alanin và glyxin theo tỉ lệ mol là 2 :1. Số tripeptit thỏa mãn là:
Đáp án D
Thủy phân hoàn toàn tripep mà chỉ thu được hỗn hợp gồm Ala và Gly với tỉ lệ mol 2 :1 nghĩa là tripep có 3 mắt xích trong đó 2 mắt xích là Gly và 1 mắt xích là Ala.
Các đồng phần: Gly-Gly-Ala; Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Gly.
Câu 17:
03/07/2024Cho 5,88 gam axit glutamic vào 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng hoàn toàn với 240 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Đáp án B
nGlu = 0,04 mol; nHCl = 0,3 mol; nNaOH = 0,48 mol.
m = 5,88 + 0,3.36,5 + 0,48.56 - (0,04.2 + 0,3).18 = 36,87 gam
Câu 18:
11/07/2024Anken X có công thức cấu tạo: CH3-CH2-C(CH3)=CH-CH3. Tên của X là
Đáp án C
Cách gọi tên anken:
+ Với một số ít anken đơn giản sẽ có tên thông thường. Tên thông thường của anken xuất phát từ ankan có cùng số nguyên tử cacbon bằng cách đổi đuôi "an" thành "ilen"
+ Với các anken phức tạp hơn sẽ gọi bằng tên thay thế. Tên thay thế của anken được xuất phát từ ankan tương ứng bằng cách đổi đuôi "an" thành đuôi "en".
Câu 19:
09/06/2024Dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,01 mol/1, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?
Đáp án B
Các chất dẫn điện tốt là những chất điện li mạnh, ngược lại, chất dẫn điện yếu là những chất điện li yếu.
Chất điện li mạnh bao gồm: các axit mạnh. Chương trình THPT có 7 axit mạnh cần lưu ý: HNO3, H2SO4, HCl, HBr, HI, HClO3, HClO4; các bazơ mạnh (bazơ tan: NaOH, Ba(OH)2, KOH...) và hầu hết các muối.
Chất điện li yếu là những chất còn lại.
HNO2 là axit yếu ,Điện li yếu ,Dẫn điện kém nhất
Câu 20:
18/07/2024Cacbohiđrat X có đặc điểm:
- Bị thủy phân trong môi trường axit.
- Thuộc loại polisaccarit.
- Phân tử gồm nhiều gốc - glucozơ.
Cacbohiđrat X là ?
Đáp án A
Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit có công thức phân tử (C6H10O5)n, phân tử gồm nhiều gốc
-glucozơ, khi thủy phân trong môi trường axit cho các phân tử glucozơ.
+ Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
+ Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc -glucozơ, khi thủy phân trong môi trường axit cho các phân tử glucozơ.
+ Saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử gồm gốc -glucozơ liên kết với gốc -fructozơ, thủy phân trong môi trường axit cho phân tử glucozơ và phân tử fructozơ.
Câu 21:
19/07/2024Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3) 3 và HNO3;
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
Đáp án C
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa:
- Các điện cực phải khác nhau về bản chất hóa học (1)
- Các điện cực phải tiếp xúc với nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp (2).
- Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dug dịch chất điện li (3).
(a) là thỏa mãn cả 3 điều kiện trên.
(b) vi phạm cả 3 điều kiện trên, (c) vi phạm điều kiện (1), (2); d) vi phạm điều kiện (1), (2).
Câu 22:
03/07/2024Thủy phân este C4H6O2 trong môi hường axit ta thu được một hỗn họp các chất đều phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este đó là?
Đáp án C
Thủy phân HCOOCH=CH-CH3 trong môi trường axit cho HCOOH + CH3-CH2-CHO.
Hai sản phẩm HCOOH và CH3-CH2-CHO đều có phản ứng tráng gương
Câu 23:
11/07/2024Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Cr2O3 là oxit lưỡng tính nhưng chỉ tan được trong axit và kiềm đặc
Câu 24:
01/07/2024Cho các tính chất sau;
1. chất lỏng hoặc rắn;
2. tác dụng với dung dịch Br2;
3. nhẹ hơn nước;
4. không tan trong nước;
5. tan trong xăng;
6. phản ứng thủy phân;
7. tác dụng với kim loại kiềm;
8. cộng H2 vào gốc ancol.
Những tính chất không đúng cho lipit là:
Đáp án D
Tính chất đúng: 1, 3, 4, 5, 6.
1. đúng. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon.
2. sai do lipit bao gồm các hợp chất: photpholipit, chất béo, sáp, steroit, trong đó có những chất béo không no mới tác dụng với dung dịch brom.
3. đúng vì khối lượng riêng <1.
4. đúng do phân tử không phân cực không tan trong nước.
5. đúng do phân tử không phân cực tan được trong dung môi không phân cực là xăng.
6. đúng. Bản chất các hợp chất lipit là các hợp chất este phức tạp bị thủy phân.
7. sai. Ví dụ như chất béo.
8. sai. Ví dụ như chất béo với gốc ancol là glixerol sẽ không cộng được.
Câu 29:
20/07/2024Cho các phát biểu sau:
(1) Điều chế kim loại Al bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3;
(2) Tất cả kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường;
(3) Quặng boxit có thành phần chính là Na3AlF6;
(4) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo;
(5) Thạch cao sống có công thức là CaSO4.H2O;
(6) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.
Số phát biểu đúng là
Đáp án C
Phát biếu đúng là (1), (4), (5).
(2) sai do Be không tan trong nước ở mọi điều kiện, Mg không tan ở nhiệt độ thường.
(3) sai do quặng boxi có thành phần chính là Al2O3, Na3AlF6 là criolit.
(6) sai, chỉ làm mềm được nước cứng tạm thời
Câu 30:
05/07/2024Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 8,96 lít CO2 (đo ở đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp X làm mất màu vừa hết 12 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Hiệu suất phản ứng nung butan là
Đáp án A
Câu 32:
10/07/2024Cho các phát biểu sau:
(a) Anbumin là protein hình cầu, không tan trong nước.
(b) Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(c) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.
(d) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở, đơn chức là CnH2n+3N.
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(f) Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
(g) Lực bazơ của metylamin mạnh hơn đimetylamin.
Số phát biếu đúng là
Đáp án B
Các phát biếu đúng là: a, b, c, d, f.
(e) Sai. Đipeptit không có phản ứng màu biure.
(g) Sai. Lực bazơ của metylamin yếu hơn đimetylamin
Câu 36:
19/07/2024Thực hiện thí nghiệm (như hình bên): Khi nhỏ dung dịch Y vào dung dịch X thấy có kết tủa tạo thành. Cặp dung dịch X, Y nào dưới đây thỏa mãn điều kiện trên ?
(1) dung dịch Br2, phenol.
(2) dung dịch NaOH, phenol.
(3) dung dịch HCl, C6H5ONa.
(4) dung dịch Br2, fomalin.
(5) dung dịch HCl, anilin.
(6) dung dịch Br2, anilin.
Đáp án B
(1) tạo kết tủa 2,4,6-tribromphenol có màu trắng.
(2) ban đầu phenol ít tan trong nước nên trong dung dịch có vẩn đục, nhỏ NaOH sẽ phản ứng với phenol C6H5OH cho muối tan làm dung dịch trong suốt.
(3) ban đầu muối C6H5ONa là muối tan, sau khi nhỏ HCl vào sẽ tham gia phản ứng tạo C6H5OH vẩn đục trong dung dịch.
(4) HCHO + 2Br2 + H2O CO2 + 4HBr
(5) anilin cũng là hợp chất ít tan trong nước nên trong dung dịch sẽ có vẩn đục, sau khi nhỏ HCl vào sẽ có phản ứng: C6H5NH2 + HClC6H5NNH3Cl (dung dịch trong suốt).
(6) tạo kết tủa 2,4,6-tribromanilin có màu trắng.
Câu 37:
16/06/2024Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được a mol kết tủa.
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được b mol kết tủa.
- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNƠ3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được c mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a < b < c. Hai chất X, Y không thể là
Đáp án C
Hai chất X, Y không thể là FeCl2, FeCl3 vì khi đó a = b
Bài thi liên quan
-
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 1)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 3)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 4)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 5)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 6)
-
41 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 7)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 8)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 9)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 10)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Tuyển tập 20 đề thi thử THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 11)
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-