Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí
Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí
-
530 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?
Đoạn trích trên trích trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
22/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai?
Đoạn trích trên là lời của vua Quang Trung nói với binh lính.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
20/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Phương Bắc được nhắc tới trong đoạn trích trên chỉ nước nào?
Phương Bắc được nhắc tới trong đoạn trích trên chỉ Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
18/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Câu văn “Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
Câu văn trên sử dụng biện pháp liệt kê: cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
17/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Một văn bản đã được học trong chương trình THCS cũng có lời phủ dụ giống đoạn trích trên?
Hịch tướng sĩ là văn bản có lời phủ dụ giống đoạn trích trên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
21/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)
Ai là tác giả văn bản chứa đoạn trích trên?
Ngô gia văn phái là tác giả văn bản chứa đoạn trích trên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
17/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)
Đoạn trích trên được nói trong hoàn cảnh nào?
Đoạn trích trên được nói trong hoàn cảnh nhà Thanh tiến đánh nước ta.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
18/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)
Trong câu “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, nhân vật “ta” đã thực hiện kiểu hành động nói nào?
Câu trên thực hiện kiểu hành động nói trình bày.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
17/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)
Đoạn trích trên cho thấy nhân vật “ta” là người?
Đoạn trích thể hiện nhân vật “ta” là người tài trí, mưu lược, biết nhìn xa trông rộng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
25/11/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)
Lời nói: “...không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi em nhớ tới 2 câu thơ nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)?
Đáp án đúng là : A
- Lời nói: “...không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi em nhớ tới 2 câu thơ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo,trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi).
Câu thơ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo cùng tư tưởng với câu văn của vua Quang Trung (đều hướng về nhân dân).
→ A đúng,B,C,D sai.
* Mở rộng:
1. Tác giả
- Ngô gia văn phái là một nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả - Thanh Oai (Hà Tây). Trong đó có hai tác giả tiêu biểu là Ngô Thì Chí (1753 - 1788) và Ngô Thì Du (1772 - 1840).
- Cuối thế kỉ XVIII làm quan dưới triều Lê và triều Nguyễn.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
“Hoàng Lê nhất thống chí” là một tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ 18 và mấy năm đầu thế kỉ 19. Cuốn tiểu thuyết bao gồm 17 hồi, đoạn trích trong SGK là hồi thứ 14 của cuốn tiểu thuyết này.
b. Bố cục
3 đoạn:
- Đoạn 1: (Từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp): Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế thân chinh cầm quân dẹp giặc.
- Đoạn 2: (“Vua Quang Trung tự mình dốc suất đại binh… vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành”): Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.
- Đoạn 3: (Từ “Lại nói Tôn Sĩ Nghị và vua Lê… cũng lấy làm xấu hổ”): Sự đại bại của tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.
c. Ý nghĩa nhan đề
- Chí: thể văn vừa có tính chất văn học, vừa có tính chất lịch sử.
- “Hoàng Lê nhất thống chí” ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
d. Giá trị nội dung
- Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
e. Giá trị nghệ thuật
- Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh.
II: Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung
a. Quang Trung - một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán
– Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long → “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
– Trong vòng hơn một tháng → làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, dốc xuất đại binh ra Bắc…
b. Quang Trung - một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
* Sáng suốt trong việc lên ngôi vua
- Khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc” → quyết định lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.
- Việc lên ngôi → thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn là để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, được dân ủng hộ.
* Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta
– Lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An → chỉ rõ: “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”; tội ác của giặc: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.
– Khích lệ tướng sĩ dưới quyền → đưa ra những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…
– Dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” → có lời dụ với quân lính vừa chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”.
* Sáng suốt trong việc xét đoán bê bối
– Qua lời nói với Sở và Lân → hiểu việc rút quân của hai vị tướng, ngợi khen Sở và Lân.
– Đối với Ngô Thì Nhậm → đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ “đa mưu túc trí”.
c. Quang Trung - người có tầm nhìn xa trông rộng
– Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào → đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.
– Đang ngồi trên lưng ngựa → đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch hoà bình. Đối với địch → thắng việc binh đao không thể dứt ngay được.
d. Quang Trung - vị tướng có tài thao lược hơn người
– Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy → làm chúng ta kinh ngạc.
- Hoạch định kế hoạch: từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long → thực tế đã vượt mức 2 ngày.
– Hành quân xa, liên tục → đội quân vẫn chỉnh tề do tài tổ chức của người cầm quân.
e. Quang Trung - lẫm liệt trong chiến trận
– Thân chinh cầm quân → làm tổng chỉ huy chiến dịch.
– Dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung → nghĩa quân Tây Sơn thắng áp đảo kẻ thù.
– Khí thế đội quân → kẻ thù khiếp vía.
- Hình ảnh lẫm liệt: “khói tỏ mù trời, cách gang tấc không thấy gì” → nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc”.
=> Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
- Tôn Sỹ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:
+ Kéo quân vào Thăng Long dễ dàng “ngày đi đêm nghỉ” như “đi trên đất bằng” → cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm.
+ Được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước → không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất chắc”, cho quân lính mặc sức vui chơi.
+ Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi → tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp; quân “sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết...”. Cả đội binh → tháo chạy, mạnh “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.
– Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta → chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn tư cách bậc quân vương → phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc.
– Khi có biến → Lê Chiêu Thống cùng mấy bề tôi thân tín chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị → nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt. Khi sang đến Trung Quốc → cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh → gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
⇒ Số phận tất yếu cho một người đứng đầu đất nước nhưng lại bán nước hại dân.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí - Ngữ văn 9
Câu 11:
22/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Hoàng Lê nhất thống chí, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Nhân vật “ta” trong đoạn trích trên là ai?
Nhân vật “ta” trong đoạn trích trên là Quang Trung.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
21/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Hoàng Lê nhất thống chí, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên nói về nội dung gì?
Đoạn trích trên khẳng định chủ quyền mỗi dân tộc và kêu gọi chiến đấu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
22/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Hoàng Lê nhất thống chí, SGK Ngữ văn 9, tập một)
“Phương Nam”, “phương Bắc” trong văn bản ý chỉ điều gì?
“Phương Nam”, “phương Bắc” trong văn bản ý chỉ Việt Nam và Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
19/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Hoàng Lê nhất thống chí, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì?
Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền dân tộc và khẳng định dân tộc ta ngang hàng với Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15:
19/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Hoàng Lê nhất thống chí, SGK Ngữ văn 9, tập một)
Các câu thơ nào dưới đây có cùng nội dung với câu văn “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”?
Hai câu thơ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác có cùng nội dung với câu văn “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”.
Đáp án cần chọn là: B
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Hoàng Lê nhất thống chí (có đáp án) (609 lượt thi)
- Trắc nghiệm Vài nét về tác giả Ngô Gia văn phái (482 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (308 lượt thi)
- Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (236 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (529 lượt thi)
- Trắc nghiệm: Hoàng Lê nhất thống chí (297 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Thúy Kiều báo ân báo oán (1742 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Làng (1659 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều (1439 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Chiếc lược ngà (1266 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (1146 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tác giả Nguyễn Du (1043 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Chiếc lược ngà (1029 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn (971 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Đồng chí (906 lượt thi)
- Trắc nghiệm: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (825 lượt thi)