Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Toán 6 Bài 15 (có đáp án): Quy tắc ngoặc

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 15 (có đáp án): Quy tắc ngoặc

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 15: Quy tắc ngoặc (Vận dụng)

  • 672 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Vào mùa mưa, mực nước trung bình của một hồ chứa cao hơn 5m so với mực nước thông thường. Vào mùa khô, mực nước trung bình của hồ chứa đó lại thấp hơn 3m so với mực nước thông thường. Mực nước trung bình của hồ chứa nước đó vào mùa mưa và mùa khô chênh lệch bao nhiêu?

Xem đáp án

Số nguyên biểu thị mực nước mùa mưa so với mực nước thông thường của hồ đó là: 5m.

Số nguyên biểu thị mực nước mùa khô so với mực nước thông thường của hồ đó là: -3m.

Mức chênh lệch của mực nước trung bình của hồ đó vào mùa mưa với mùa khô là:

5 – (-3) = 5 + 3 = 8m.

Vậy mực nước trung bình của hồ chứa nước đó vào mưa chênh lệch 8m so với mực nước trung bình của hồ đó vào mùa khô.

Chọn B


Câu 2:

22/07/2024

Quan sát trục số nằm ngang ở Hình 7 và thực hiện phép tính sau: d – c; 

Trắc nghiệm Bài 15: Quy tắc ngoặc có đáp án - Toán lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem đáp án

Quan sát trên trục số ta thấy – c là số nguyên liền trước số - 1 nên –c = -2 suy ra c = 2.

Ta lại có - d là số nguyên liền sau số nguyên c mà c = 2 nên - d = 3 hay d = -3.

d – c = -3 – 2 = -(3 + 2) = -5.

Chọn C


Câu 3:

22/07/2024

Tính một cách hợp lí: (-21) – 23 – [16 – (-18) – 18 – 16] + 2 144

Xem đáp án

(-21) – 23 – [16 – (-18) – 18 – 16] + 2 144

= (-21) + (-23) – 16 + (-18) + 18 + 16 + 2 144

= [(-21) + (-23)] + [(-16) + 16)] + [(-18) + 18] + 2 144

= -44 + 0 + 0 + 2 144

= 2 144 – 44

= 2 100.

Chọn D


Câu 4:

22/07/2024

Tại câu lạc bộ Toán học, ba bạn Lâm, Hùng và Khánh tranh luận với nhau: Bạn Lâm khẳng định luôn tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số trừ và số bị trừ; bạn Hùng thì bảo tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng chỉ lớn hơn số bị trừ; còn bạn Khánh cho rằng không thể tìm được hai số nguyên nào như bạn Lâm và Hùng khẳng định. Theo em, bạn nào sai?

Xem đáp án

Bạn Lâm và bạn Hùng đều đúng.

Với hai số nguyên là 2 và (-3), ta có 2 – (-3) = 2 + 3 = 5 và 5 > 2, 5 > (-3). Do đó bạn Lâm đúng.

Với hai số nguyên là 15 và 7, ta có 15 – 7 = 8 và 8 > 7. Do đó bạn Hùng đúng.

Vì vậy bạn Khánh sai.

Chọn C


Câu 5:

22/07/2024

Cho các số nguyên a, b, c, d. Biết: x = (-a) + b – (c + d) và y = c – b + (d + a).

Khẳng định nào dưới đây là đúng.

Xem đáp án

Ta có: x = (-a) + b – (c + d)

= (-a) + b – c – d

y = c – b + (d + a)

= c + (-b) + d + a

= a + (-b) + c + d

= -[(-a) + b – c – d]

= - x

Chọn B


Câu 6:

22/07/2024

Kết quả của phép tính: (-2 020) – 2 018 – 2 016 – … – 2 008.

Xem đáp án

(-2 020) – 2 018 – 2 016 – … – 2 008

= (-2 020) + (-2 018) + (-2 016) + … + (-2 008)

= [(-2 020) + (-2 008)] + [(-2 018) + (-2 010)] + [(-2 016) + (-2 012)] + (-2 014)

= (-4 028) + (-4 028) + (-4 028) + (-2 014)

= -(4 028 + 4 028 + 4 028 + 2 014)

= -14 098.

Chọn D


Câu 7:

22/07/2024

Tìm x, biết: 12 987 – x – [(-720) + 1 247 – 247] = 12 987

Xem đáp án

12 987 – x – [(-720) + 1 247 – 247] = 12 987

12 987 – x – [(-720) + 1 000] = 12 987

12 987 – x – 280 = 12 987

12 987 – (x + 280) = 12 987

x + 280 = 12 987 – 12 987

x + 280 = 0

x = 0 – 280

x = 0 + (-280)

x = -280.

Vậy x = -280.

Chọn B


Bắt đầu thi ngay