Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 6. Bài tập ôn tập cuối chương 6 (Phần 2) có đáp án
Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 6. Bài tập ôn tập cuối chương 6 (Phần 2) có đáp án (Thông hiểu)
-
373 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Trong một cuộc điều tra dân số, người ta báo cáo số dân của tỉnh A là \(\overline a \) = 1 628 462 ± 140 người. Số quy tròn của số a là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vì độ chính xác đến hàng trăm (d = 140) nên ta quy tròn a đến hàng nghìn. Vậy số quy tròn của a là 1 628 000.
Câu 2:
21/07/2024Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Quy tròn số \(\sqrt 2 \) đến hàng phần nghìn, ta được \(\sqrt 2 \) ≈ 1,414.
Vì \(\sqrt 2 \) < 1,415 nên ta có :
|\(\sqrt 2 \) – 1,414| < |1,415 – 1,414| = 0,001
Vậy sai số tuyệt đối không vượt quá 0,001.
Câu 3:
13/07/2024Thống kê điểm kiểm tra môn toán (thang điểm 10) của một nhóm gồm 6 học sinh ta có bảng số liệu sau:
Tứ phân vị thứ nhất của bảng số liệu này là:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C
Sắp xếp mẫu số liệu thành một dãy không giảm ta có:
7; 8; 8; 9; 9; 10
Ta có: n = 6
Số thứ tự thứ 3 là 8, số thứ tự thứ 4 là 9
Tứ phân vị thứ 2 (bằng trung vị) là: Q2 = (8 + 9) : 2 = 7,5
Tứ phân vị thứ nhất là trung vị của dãy số liệu: 7; 8; 8. Tức là Q1 = 8.
Câu 4:
18/07/202441 học sinh của một lớp kiểm tra chất lượng đầu năm thang điểm 30. Kết quả như sau:
Phương sai của bảng số liệu trên là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ta có số trung bình cộng:
\(\begin{array}{l}\overline x = \frac{{9.3 + 11.6 + 14.4 + 16.4 + 17.6 + 18.7 + 20.3 + 21.4 + 23.2 + 25.2}}{{41}}\\ \approx 16,61\end{array}\)
Phương sai:
\(\begin{array}{l}{s^2} = \frac{{{n_1}{{\left( {{x_1} - \overline x } \right)}^2} + {n_2}{{\left( {{x_2} - \overline x } \right)}^2} + ... + {n_n}{{\left( {{x_n} - \overline x } \right)}^2}}}{n}\\ = \frac{{3.{{\left( {9 - 16,61} \right)}^2} + 6.{{\left( {11 - 16,61} \right)}^2} + ... + 2.{{\left( {25 - 16,61} \right)}^2}}}{{41}}\\ = 11,24\end{array}\)
Câu 5:
22/07/2024Tốc độ phát triển của một loại virus trong 10 ngày với các điều kiện khác nhau (đơn vị: nghìn con) được thống kê lại như sau:
20 |
100 |
30 |
980 |
440 |
20 |
20 |
150 |
60 |
270 |
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Bảng số liệu trên có n = 10
Sắp xếp số liệu thành dãy không giảm ta có:
20; 20; 20; 30; 60; 100; 150; 270; 440; 980.
Tứ phân vị thứ hai bằng trung vị là: Q2 = (60 + 100) : 2 = 80 (số thứ tự thứ 5 là 60, số thứ tự thứ 6 là 100)
Tứ phân vị thứ nhất bằng trung vị của dãy số liệu: 20; 20; 20; 30; 60. Có 5 số liệu, do đó, Q1 = 20
Tứ phân vị thứ ba bằng trung vị của dãy số liệu 100; 150; 270; 440; 980. có 5 số liệu, do đó, Q3 = 270
Khoảng tứ phân vị là: ΔQ = Q3 – Q1 = 270 – 20 = 250 nghìn.
Câu 6:
23/11/2024Gieo một đồng xu hai lần liên tiếp. Xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là:
Đáp án đúng là: B
Lời giải
Gọi S là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt sấp, N là kí hiệu khi đồng xu xuất hiện mặt ngửa.
Không gian mẫu là:
Ω = {SN; SS; NS; NN} và n(Ω) = 4.
Gọi biến cố A: “Hai lần tung kết quả khác nhau”. Các kết quả thuận lợi của A là: SN; NS.
Do đó, n(A) = 2.
Vậy xác suất để hai lần tung kết quả khác nhau là: \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{2}{4} = 0,5\).
*Phương pháp giải;
Tính phần tử không gian mẫu
Gọi tên và liệt kê phần tử biến cố
Tính xác suất
*Lý thuyết
a) Định nghĩa
Nhận xét:
- Mỗi sự kiện liên quan đến phép thử T tương ứng với một (và chỉ một) tập con A của không gian mẫu Ω.
- Ngược lại, mỗi tập con A của không gian mẫu Ω có thể phát biểu dưới dạng mệnh đề nêu sự kiện liên quan đến phép thử T.
Định nghĩa:
Biến cố ngẫu nhiên (gọi tắt là biến cố) là một tập con của không gian mẫu.
Chú ý: Vì sự kiện chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của một biến cố nên ta cũng gọi sự kiện là biến cố. Chẳng hạn “Kết quả của hai lần tung là giống nhau” trong phép thử “Tung một đồng xu hai lần liên tiếp” là một biến cố.
b) Biến cố không. Biến cố chắc chắn
Xét phép thử T với không gian mẫu Ω. Mỗi biến cố là một tập con của tập Ω. Vì thế, tập hợp ∅ cũng là một biến cố, gọi là biến cố không thể (gọi tắt là biến cố không). Còn tập hợp Ω gọi là biến cố chắc chắn.
c) Biến cố đối
Tập con Ω\A xác định một biến cố, gọi là biến cố đối của biến cố A, kí hiệu là .
3. Xác suất của biến cố
Xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A), bằng tỉ số , ở đó n(A), n(Ω) lần lượt là số phần tử của hai tập hợp A và Ω. Như vậy P(A) = .
Xem thêm
Xác suất của biến cố | Lý thuyết, công thức, các dạng bài tập và cách giải
Câu 7:
19/07/2024Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Không gian mẫu là:
Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6} và n(Ω) = 6
Xét biến cố A: “số chấm là số lẻ”. Các kết quả thuận lợi của A là:
1; 3; 5
Do đó, n(A) = 3
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{3}{6} = 0,5\).
Câu 8:
17/07/2024Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Trong các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 có 4 số nguyên tố là: 2, 3, 5, 7.
Gọi biến cố A: “lấy được một số nguyên tố”
Ta có:
n(Ω) = \(C_{10}^1 = 10\)
n(A) = \(C_4^1 = 4\)
Vậy \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{4}{{10}} = 0,4\).
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 6. Bài tập ôn tập cuối chương 6 (Phần 2) có đáp án (Nhận biết)
-
7 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 6. Bài tập ôn tập cuối chương 6 (Phần 2) có đáp án (Vận dụng)
-
5 câu hỏi
-
30 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài tập cuối chương 6 có đáp án (189 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 6. Bài tập ôn tập cuối chương 6 (Phần 2) có đáp án (372 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 2. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm (Phần 2) có đáp án (772 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản (Phần 2) có đáp án (729 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 5. Xác suất của biến cố (Phần 2) có đáp án (564 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 1. Số gần đúng. Sai số (Phần 2) có đáp án (539 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 3. Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm (Phần 2) có đáp án (536 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2. Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm có đáp án (323 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1. Số gần đúng. Sai số có đáp án (300 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3. Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm có đáp án (294 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 5. Xác suất của biến cố có đáp án (255 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 4. Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản có đáp án (246 lượt thi)