Trang chủ Lớp 12 Tin học Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 2 (có đáp án): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 2 (có đáp án): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 2 (có đáp án): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

  • 777 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/11/2024

Một hệ quản trị CSDL không có chức năng nào trong các chức năng dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là C

* Tìm hiểu thêm về " Cơ sở dữ liệu " 

Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp có tổ chức các thông tin hoặc dữ liệu có cấu trúc, thường được lưu trữ và dễ dàng truy cập qua hệ thống máy tính. Dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu hiện nay thường được mô hình hóa theo dạng bảng gồm các hàng và cột. Một số ví dụ về database có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày chính là: danh sách nhân viên, bảng kiểm kê hàng hóa, bảng chấm công…

Cơ sở dữ liệu được kiểm soát bởi hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Database management system – DBMS). DBMS được thiết kế với chức năng là truy xuất, thao tác và quản lý dữ liệu trong database. Người dùng có thể sử dụng ngôn ngữ truy vấn (query language – SQL) để đưa ra các yêu cầu truy cập, sửa đổi, cập nhật hay kiểm soát dễ dàng những dữ liệu từ các DBMS.

Một hệ quản trị CSDL có chức năng:

+ Cung cấp môi trường tạo lập CSDL

+ Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

+ Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 12 Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

 


Câu 2:

12/07/2024

Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là: 

Xem đáp án

Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL trong hệ quản trị CSDL. Với hệ quản trị CSDL hiện nay, người dùng có thể tạo lập CSDL thông qua các giao diện đồ họa.

Đáp án: D.


Câu 3:

07/11/2024

Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:

Xem đáp án

Đáp án đúng là B 

Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL trong hệ quản trị CSDL. Các lệnh cho phép thực hiện như khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL.

* Tìm hiểu thêm về "Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu" :

Ngôn ngữ Định nghĩa Dữ liệu (Data Definition Language – DDL) là một tập hợp con các lệnh trong SQL, được sử dụng để định nghĩa và quản lý các cấu trúc dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. DDL cung cấp các lệnh để định nghĩa, sửa đổi hoặc xóa các cấu trúc cơ sở dữ liệu như bảng, sơ đồ, chỉ mục và các ràng buộc.

Chức năng chính của DDL là quản lý các đối tượng cơ sở dữ liệu, tập trung vào việc xây dựng và duy trì cấu trúc tổng thể của cơ sở dữ liệu. Khi một câu lệnh DDL được thực thi, nó sẽ cập nhật danh mục hệ thống của cơ sở dữ liệu – nơi lưu trữ thông tin về cấu trúc của cơ sở dữ liệu, nhưng không thay đổi dữ liệu bên trong các bảng. Các lệnh DDL thường được thực thi trong một trình duyệt SQL hoặc quy trình lưu trữ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 10: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ


Câu 4:

23/07/2024

Ngôn ngữ thao tác dữ liệu thật chất là:

Xem đáp án

Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin đươc gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu. Thao tác dữ liệu gồm: Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu) và khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,…).

Đáp án: A.


Câu 5:

07/11/2024

Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép: Cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu) và khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,…).

D đúng 

- A sai vì nhập, sửa, xóa dữ liệu là các thao tác chính trong ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML), nhưng không phải là tất cả. DML còn bao gồm các lệnh như tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất báo cáo, cho phép người dùng khai thác và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn.

- B sai vì khai báo kiểu, cấu trúc và các ràng buộc trên dữ liệu thuộc về ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (DDL), không phải ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML). DDL được sử dụng để xác định và quản lý cấu trúc của cơ sở dữ liệu, trong khi DML tập trung vào việc thao tác với dữ liệu đã được định nghĩa.

- C sai vì khai thác dữ liệu như tìm kiếm, sắp xếp và kết xuất báo cáo là những hoạt động sử dụng ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML) để truy vấn và trình bày dữ liệu. Tuy nhiên, nếu không có ngữ cảnh của các lệnh cụ thể, các hoạt động này không được định nghĩa là thành phần chính của DML, mà chỉ là các ứng dụng của nó trong thực tiễn.

Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML - Data Manipulation Language) là một phần quan trọng trong quản lý cơ sở dữ liệu, cho phép người dùng thực hiện các thao tác cần thiết trên dữ liệu lưu trữ. Các lệnh trong ngôn ngữ này thường bao gồm các thao tác như nhập (INSERT), sửa (UPDATE), xóa (DELETE) dữ liệu. Bên cạnh đó, ngôn ngữ thao tác dữ liệu cũng cho phép người dùng khai thác thông tin bằng cách tìm kiếm (SELECT), sắp xếp (ORDER BY), và kết xuất báo cáo (GROUP BY, HAVING) từ cơ sở dữ liệu.

Các lệnh này giúp người dùng tương tác với dữ liệu một cách linh hoạt và hiệu quả, cho phép họ thu thập thông tin cần thiết để phục vụ cho các mục đích khác nhau, từ phân tích đến lập báo cáo. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ thao tác dữ liệu, người dùng có thể dễ dàng quản lý và xử lý lượng lớn dữ liệu mà không cần phải can thiệp vào cấu trúc dữ liệu cơ sở, từ đó nâng cao tính khả dụng và hiệu quả của các hệ thống thông tin.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 12 Bài 2: Hệ quản trị  cơ sở dữ liệu


Câu 6:

12/11/2024

Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là: SQL 

Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là SQL (Structured Query Language – Ngôn ngữ hỏi có cấu trúc).

A đúng 

- B, C, D sai vì chúng không chuyên biệt cho việc truy vấn và quản lý cơ sở dữ liệu như SQL. Access và Foxpro là các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, trong khi Java là ngôn ngữ lập trình chung, không phải ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu.

Tính linh hoạt và khả năng quản lý các cơ sở dữ liệu quan hệ. Nó cung cấp các lệnh để thực hiện thao tác trên dữ liệu như truy vấn, thêm, sửa, xóa và quản lý cấu trúc dữ liệu. SQL được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu lớn như MySQL, PostgreSQL, Oracle, và Microsoft SQL Server. Các đặc điểm mạnh mẽ của SQL, bao gồm tính dễ học, khả năng xử lý dữ liệu phức tạp, và hỗ trợ cho các thao tác đa người dùng, khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu.

*  Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

a) Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu

• Hệ QTCSDL phải cung cấp môi trường cho người dùng dễ dàng hai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu.

• Mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để người dùng có thể tạo lập CSDL.

b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

• Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin, các thao tác gồm:

+ Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu);

+ Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo, …)

• Ngôn ngữ CSDL phổ biến là SQL (Structured Query Language)

c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu

• Hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện nhiệm vụ sau:

• Phát hiện và ngăn chặn truy cập không được phép, đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin.

• Duy trì tính nhất quán dữ liệu

• Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời

• Khôi phục CSDL khi có sự cố phần cứng hay phần mềm

• Quản lý các mô tả dữ liệu

2. Hoạt động của một hệ cơ sở dữ liệu

• Mỗi hệ QTCSDL gồm nhiều thành phần (môđun), hai thành phần chính là bộ xử lý truy vấn (xử lý yêu cầu) và bộ quản lý dữ liệu

• Hệ QTCSDL phải có các tương tác với hệ điều hành

Lý thuyết Tin học 12 Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hay, ngắn gọn

 

• Khi người dùng yêu cầu, hệ QTCSDL gửi yêu cầu đến thành phần có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm một số tệp dữ liệu cần thiết.

• Các tệp tìm thấy được chuyển về hệ QTCSDL xử lí và kết quả được trả cho người dùng.

3: Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu

a) Người quản trị cơ sở dữ liệu

• Người quản trị CSDL là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành hệ CSDL.

• Chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên như CSDL hay hệ CSDL; cài đặt CSDL vật lý, cấp phát quyền truy cập CSDL, cấp phần mềm, phần cứng theo yêu cầu; duy trì hoạt động hệ thống thoả mãn ứng dụng và người dùng.

b) Người lập trình ứng dụng

• Cần các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của nhóm người dùng là nhiệm vụ của người lập trình ứng dụng.

c) Người dùng

• Là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL.

• Tương tác với hệ thống thông qua ứng dụng, điền các nội dung vào biểu mẫu giao diện và đọc kết quả.

• Người dùng được phân thành từng nhóm, mỗi nhóm có một số quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL.

4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu

Bước 1. Khảo sát

• Tìm hiểu yêu cầu của công tác quản lý

• Xác định dữ liệu cần lưu trữ, phân tích mối liên hệ dữ liệu

• Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác tt, đáp ứng các yêu cầu đạt ra

• Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng

Bước 2.Thiết kế

• Thiết kế cơ sở dữ liệu.

• Lựa chọn hệ QTCSDL triển khai.

• Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.

Bước 3. Kiểm thử

• Nhập dữ liệu cho CSDL

• Tiến hành chạy thử. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đạt ra thì đưa hệ thống vào sử dụng. Nếu hệ thống còn lỗi thì cần rà soát lại tất cả các bước đã thực hiện trước đó. Xem lỗi xuất hiện ở đâu để khắc phục.

Lưu ý: các bước trên tiến hành nhiều lần cho đến khi hệ thống có khả năng ứng dụng.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 12 Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 1: Bài tập và thực hành 1

 
 

Câu 7:

21/11/2024

Những nhiệm vụ nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Nhiệm vụ Cập nhật (thêm, sửa, xóa dữ liệu) ,không thuộc nhiệm vụ của công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.

Nhiệm vụ của công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL:

+ Duy trì tính nhất quán của CSDL

+ Khôi phục CSDL khi có sự cố

+ Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép

+ Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời

+ Quản lí các mô tả dữ liệu.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

a) Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu

• Hệ QTCSDL phải cung cấp môi trường cho người dùng dễ dàng hai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu.

• Mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để người dùng có thể tạo lập CSDL.

b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

• Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin, các thao tác gồm:

+ Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu);

+ Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo, …)

• Ngôn ngữ CSDL phổ biến là SQL (Structured Query Language)

c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu

• Hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện nhiệm vụ sau:

• Phát hiện và ngăn chặn truy cập không được phép, đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin.

• Duy trì tính nhất quán dữ liệu

• Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời

• Khôi phục CSDL khi có sự cố phần cứng hay phần mềm

• Quản lý các mô tả dữ liệu

2. Hoạt động của một hệ cơ sở dữ liệu

• Mỗi hệ QTCSDL gồm nhiều thành phần (môđun), hai thành phần chính là bộ xử lý truy vấn (xử lý yêu cầu) và bộ quản lý dữ liệu

• Hệ QTCSDL phải có các tương tác với hệ điều hành

Lý thuyết Tin học 12 Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hay, ngắn gọn

 

• Khi người dùng yêu cầu, hệ QTCSDL gửi yêu cầu đến thành phần có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm một số tệp dữ liệu cần thiết.

• Các tệp tìm thấy được chuyển về hệ QTCSDL xử lí và kết quả được trả cho người dùng.

3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu

a) Người quản trị cơ sở dữ liệu

• Người quản trị CSDL là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành hệ CSDL.

• Chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên như CSDL hay hệ CSDL; cài đặt CSDL vật lý, cấp phát quyền truy cập CSDL, cấp phần mềm, phần cứng theo yêu cầu; duy trì hoạt động hệ thống thoả mãn ứng dụng và người dùng.

b) Người lập trình ứng dụng

• Cần các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của nhóm người dùng là nhiệm vụ của người lập trình ứng dụng.

c) Người dùng

• Là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL.

• Tương tác với hệ thống thông qua ứng dụng, điền các nội dung vào biểu mẫu giao diện và đọc kết quả.

• Người dùng được phân thành từng nhóm, mỗi nhóm có một số quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 12 Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Lý thuyết Tin học 12 Bài tập và thực hành 1: Bài tập và thực hành 1

 


Câu 8:

23/07/2024

Hệ QT CSDL có các chương trình thực hiện những nhiệm vụ:

Xem đáp án

Hệ QT CSDL có các chương trình thực hiện những nhiệm vụ:

+ Khôi phục CSDL khi có sự cố

+ Duy trì tính nhất quán của CSDL

+ Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép

+ Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời

+ Quản lí các mô tả dữ liệu.

Đáp án: D.


Câu 9:

26/11/2024

Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL? 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Người lập trình ứng dụng đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL. Mỗi phần mềm sẽ có hệ thống các câu lệnh yêu cầu hệ quản trị CSDL thực hiện một số thao tác trên CSDL đáp ứng nhu cầu cụ thể đặt ra.

→ B đúng 

- A, C sai vì họ chỉ sử dụng hoặc quản lý dữ liệu, trong khi việc phát triển phần mềm là nhiệm vụ của lập trình viên hoặc nhà phát triển phần mềm.

Người lập trình ứng dụng là người tạo ra các phần mềm đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu (CSDL). Vai trò và nhiệm vụ của họ được giải thích như sau:

  1. Thiết kế phần mềm: Người lập trình ứng dụng thiết kế và phát triển các phần mềm hoặc hệ thống để truy cập, xử lý và hiển thị thông tin từ cơ sở dữ liệu theo yêu cầu của người dùng.

  2. Tích hợp CSDL: Họ xây dựng các ứng dụng có khả năng kết nối và khai thác dữ liệu từ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (như MySQL, SQL Server, Oracle), đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của việc xử lý dữ liệu.

  3. Giải quyết bài toán người dùng: Phần mềm được phát triển để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của tổ chức hoặc cá nhân, ví dụ như quản lý khách hàng, bán hàng, hoặc phân tích dữ liệu.

  4. Sử dụng ngôn ngữ lập trình: Người lập trình sử dụng các ngôn ngữ như Python, Java, C#, hoặc PHP để viết mã giúp thực hiện các truy vấn và thao tác trên CSDL.

  5. Đảm bảo tính thân thiện và bảo mật: Họ thiết kế giao diện thân thiện với người dùng và đảm bảo dữ liệu được bảo mật, tránh rò rỉ hoặc truy cập trái phép.

Như vậy, người lập trình ứng dụng đóng vai trò cầu nối giữa dữ liệu và người dùng, giúp biến dữ liệu thô trong cơ sở dữ liệu thành thông tin hữu ích thông qua các phần mềm tiện ích.


Câu 10:

23/11/2024

Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử dụng CSDL? 

Xem đáp án

Đáp án đúng là D

Người quản trị CSDL là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành hệ CSDL. Đây là người có vai trò cài đặt CSDL vật lí, cấp phát quyền truy cập CSDL, cấp phần mềm và phần cứng theo yêu cầu, duy trì hoạt động hệ thống đảm bảo thỏa mãn yêu cầu của các trình ứng dụng và người dùng.

* Tìm hiểu thêm về " hệ cơ sở dữ liệu"

Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu

a) Người quản trị cơ sở dữ liệu

• Người quản trị CSDL là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành hệ CSDL.

• Chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên như CSDL hay hệ CSDL; cài đặt CSDL vật lý, cấp phát quyền truy cập CSDL, cấp phần mềm, phần cứng theo yêu cầu; duy trì hoạt động hệ thống thoả mãn ứng dụng và người dùng.

b) Người lập trình ứng dụng

• Cần các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của nhóm người dùng là nhiệm vụ của người lập trình ứng dụng.

c) Người dùng

• Là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL.

• Tương tác với hệ thống thông qua ứng dụng, điền các nội dung vào biểu mẫu giao diện và đọc kết quả.

• Người dùng được phân thành từng nhóm, mỗi nhóm có một số quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 12 Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu


Bắt đầu thi ngay