Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 47 (có đáp án): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 47 (có đáp án): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học (phần 2)
-
778 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
13 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/07/2024Trong các nội dung sau đây, có bao nhiêu nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử chứng minh nguồn gốc chung của các loài:
1- ADN của các loài khác nhau thì khác nhau ở nhiều đặc điểm.
2- Axit nucleic của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit.
3- Protein của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
4- Mọi loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
5- Mã di truyền dùng chung cho các loài sinh vật.
6- Vật chất di truyền trong mọi tế bào đều là nhiễm sắc thể.
Đáp án: C
Các nhận định là bằng chứng tiến hóa phân tử là 2, 3, 5
Đáp án C
1 sai. đây không phải bằng chứng chứng minh nguồn gốc chung của các loài
4 sai, đây là bằng chứng tế bào học
6 sai
Câu 2:
02/10/2024Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng ?
Đáp án đúng là: B
- Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng.
Ví dụ: ruột thừa ở người và manh tràng ở động vật là cơ quan tương đồng.
B đúng.
- Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
C sai.
- Cơ quan tương tự: những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.
A sai.
- Nhiều loài có hình thái khi trưởng thành khác nhau nhưng có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
D sai.
* Tìm hiểu "Bằng chứng tiến hóa giải phẫu so sánh"
- Những đặc điểm giống nhau giữa các loài sinh vật do cùng thừa hưởng các gene từ tổ tiên chung được gọi là các cấu trúc tương đồng (hay cơ quan tương đồng).
Ví dụ: Chim và các loài động vật có vú như người, mèo, cá voi, ngựa, dơi đều có bốn chi với trình tự sắp xếp các bộ phận của xương chi giống nhau mặc dù đã có những biến đổi thích nghi với các chức năng khác nhau.
- Một số cấu trúc/cơ quan ở sinh vật không có chức năng rõ ràng nhưng rất giống với cấu trúc vốn có chức năng nhất định ở loài tổ tiên được gọi là cấu trúc/ cơ quan thoái hoá.
Ví dụ: Ở người, ruột thừa, lông trên bề mặt cơ thể được xem là những cấu trúc thoái hoá. Cá voi có cấu trúc xương thoái hoá, là dấu vết của xương chi sau ở tổ tiên bốn chân sống trên cạn.
- Cấu trúc thoái hoá cũng là một loại cấu trúc tương đồng.
- Đặc điểm giống nhau giữa các loài nhưng không phải là do được thừa hưởng những gene từ tổ tiên chung mà là do tác động của môi trường sống được gọi là cấu trúc/ cơ quan tương tự.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 3:
30/12/2024Trong quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, cách li địa lí:
Đáp án đúng là: C
Cách ly địa lý chỉ có vai trò duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
→ C đúng
- A sai vì cách ly địa lý tạo ra sự phân tán và ngừng giao phối giữa các quần thể, dẫn đến sự tiến hóa độc lập và hình thành loài mới. Tuy nhiên, biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể xảy ra qua các yếu tố như đột biến, di cư, chọn lọc tự nhiên, không phải chỉ do cách ly địa lý.
- B sai vì sự giao phối không còn diễn ra giữa các quần thể. Điều này làm tăng sự khác biệt gen giữa các quần thể, không phải sự phong phú.
- D sai vì nó ngăn cản sự trao đổi gen giữa các quần thể, dẫn đến sự khác biệt gen dần tích lũy. Tuy nhiên, nhân tố tiến hóa (như đột biến, di nhập gen, chọn lọc tự nhiên) chính là những yếu tố trực tiếp gây ra sự biến đổi trong các quần thể, thúc đẩy hình thành loài mới.
Cách li địa lý là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành loài mới, đặc biệt là hình thành loài khác khu vực địa lý. Khi các quần thể của cùng một loài bị cách ly bởi các yếu tố địa lý như núi, sông, đại dương, hoặc các rào cản tự nhiên khác, các quần thể này không còn giao phối với nhau nữa, từ đó duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.
-
Quá trình cách li địa lý:
- Quá trình cách ly này có thể kéo dài qua nhiều thế hệ, dẫn đến sự tích lũy các đột biến và sự chọn lọc tự nhiên khác nhau ở mỗi quần thể.
- Sự cách ly tạo ra điều kiện cho các quần thể phát triển độc lập, không có sự trao đổi gen, làm gia tăng sự khác biệt về kiểu gen giữa các quần thể.
-
Sự khác biệt về tần số alen và kiểu gen:
- Mỗi quần thể sẽ có tần số alen và kiểu gen đặc trưng, phản ánh các điều kiện môi trường và sự chọn lọc tự nhiên riêng biệt.
- Quá trình đột biến, di truyền trôi dạt, và sự chọn lọc sẽ làm cho tần số alen ở mỗi quần thể trở nên khác biệt theo thời gian.
-
Hình thành loài mới:
- Nếu sự khác biệt này đủ lớn, hai quần thể sẽ không còn khả năng giao phối được với nhau, hoặc dù có giao phối thì cũng không sinh ra con cái có khả năng sinh sản. Điều này dẫn đến sự hình thành loài mới.
Như vậy, cách li địa lý giúp duy trì và gia tăng sự khác biệt di truyền giữa các quần thể, từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành loài mới trong tự nhiên.
Câu 4:
18/07/2024Học thuyết tiến hóa hiện đại đã làm sáng tỏ các con đường hình thành loài mới. Theo đó, có bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng?
I. Các nhân tố đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong các con đường hình thành loài mới.
II. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi sẽ dẫn đến hình thành loài mới.
III. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.
IV. Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách li địa lí hoặc cách ly sinh sản thì loài mới hình thành.
Đáp án: C
Xét các phát biểu :
I đúng, đột biến làm phát sinh các alen mới, giao phối làm phát tán các alen trong quần thể, CLTN đóng vai trò chọn lọc giữ lại cá thể mang biến dị có lợi
II sai, nếu không có sự cách ly sinh sản thì không có sự hình thành loài mới.
III đúng
IV sai, Quần thể mới có vốn gen ngày càng khác biệt so với quần thể gốc, khi xảy ra cách ly sinh sản thì loài mới hình thành
Câu 5:
18/07/2024Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái đất là?
Đáp án: B
Phát biểu đúng là B
A sai vì tế bào nhân sơ được tạo ra ở giai đoạn tiến hóa sinh học
C sai vì ARN có khả năng tự nhân đôi đầu tiên (trước ADN)
D sai, tế bào sơ khai không phải sinh vật đầu tiên
Câu 6:
20/07/2024Theo tiến hóa hiện đại, CLTN đóng vai trò:
Đáp án: A
CLTN có vai trò Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi
CLTN không có khả năng tạo ra kiểu gen thích nghi
Câu 7:
22/07/2024Sử dụng phương pháp giải phẫu và so sánh phôi sinh học có thể kiểm chứng được bao nhiêu giả thuyết sau đây?
(1) Mối quan hệ họ hàng giữa người và lợn
(2) Ti thể trong tế bào nhân thực là do vi khuẩn sống nội cộng sinh tạo thành
(3) % axit amin tương đồng giữa Hemoglobin của người và Hemoglobin của cá
(4) Xương cụt là dấu tích của đuôi ở động vật
Đáp án: C
Ta có thể kiểm chứng được các giả thuyết sau: 1,4
Câu 8:
22/07/2024Trong biến động số lượng cá thể của quần thể, có bao nhiêu nhân tố sinh thái sau bị chi phối bởi mật độ cá thể?
(1) Sức sinh sản
(2) Khí hậu
(3) Mức tử vong
(4) Số lượng kẻ thù
(5) Nhiệt độ
(6) Các chất độc
(7) Sự phát tán của các cá thể
Đáp án: D
Các nhân tố bị chi phối bởi mật độ cá thể là: (1),(3),(4),(7)
Câu 9:
27/11/2024Vốn gen là?
Đáp án đúng là : C
- Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định.
- Trong di truyền học quần thể, vốn gen là tập hợp tất cả các gen và những alen của chúng trong một quần thể sinh vật
- Các đáp án còn lại,không phải định nghĩa vốn gen.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Mở rộng:
Tần số tương đối của các alen và kiểu gen.
- Mỗi quần thể được đặc trưng bằng một vốn gen nhất định.
- Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể ở thời điểm nhất định.
- Vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể:
+ Tần số alen của 1 gen được tính bằng tỉ lệ giữa số alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
+ Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
Câu 10:
18/07/2024Khi số lượng cá thể của quần thể chạm tới sức chứa của môi trường điều gì sẽ xảy ra ?
Đáp án: D
Câu 11:
18/07/2024Phát biểu nào dưới đây là chính xác về các đặc trưng cơ bản của quần thể?
Đáp án: D
A sai vì các loài động vật có kích thước lớn trong tự nhiên đều có đường cong tăng trưởng chữ S
B sai vì có nhiều loài có tỷ lệ giới tính khác 1 :1 : VD ngỗng, vịt…tỷ lệ giới tính là 2 :3
C sai vì khi quần thể có kích thước nhỏ thì tốc độ tăng trưởng chậm vì sức sinh sản chậm (số lượng cá thể ít)
Câu 12:
22/07/2024Khi nói về ý nghĩa của sự phát tán cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác, phát biểu sau đây sai?
Đáp án: B
Phát biểu sai là B, xuất cư, nhập cư không làm giảm tỉ lệ sinh sản và tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 13:
18/07/2024Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp là?
Đáp án: C
Hệ sinh thái nông nghiệp có chuỗi thức ăn ngắn, năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn là lớn
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 47 (có đáp án): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học (phần 1)
-
13 câu hỏi
-
15 phút
-
-
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 47 (có đáp án): Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học (phần 3)
-
14 câu hỏi
-
12 phút
-
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 (có đáp án): Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (2545 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 42 (có đáp án): Hệ sinh thái (1037 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 45 (có đáp án): Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái (781 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 44 (có đáp án): Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển (486 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 46 (có đáp án): Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên (451 lượt thi)