Trắc nghiệm Sinh Học 10 (có đáp án): Các cấp tổ chức của thế giới sống
Trắc nghiệm Sinh Học 10 (có đáp án): Các cấp tổ chức của thế giới sống
-
195 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
6 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
Đáp án: A
Ý (2) là đáp án chưa chính xác
Câu 2:
15/07/2024Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:
Đáp án: D
Nếu cơ thể sinh vật không có khả năng tự điều chỉnh thì cơ thể sẽ mất cân bằng, dễ phát sinh các tật bệnh và có thể dẫn đến tử vong.
Câu 3:
14/07/2024Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là:
(1) Cơ thể. (2) tế bào (3) quần thể
(4) quần xã (5) hệ sinh thái
Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là
Đáp án: A
Theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Vì tế bào là đơn vị sống nhỏ nhất và hệ sinh thái là tổ chức sống cao nhất nên mới có sự sắp xếp như trên.
Câu 4:
20/07/2024“Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống
Đáp án A
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp thấp hơn không có được.
Câu 5:
12/11/2024Cho các nhận định sau đây về tế bào:
(1) Tế bào chỉ được sinh ra bằng cách phân chia tế bào.
(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và dị hóa.
(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
Có mấy nhận định đúng trong các nhận định trên?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Ý (5) sai vì tế bào còn có thể phân chia theo cách giảm phân còn lại đều đúng
*Tìm hiểu thêm: "Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của thế giới sống"
Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống, được tổ chức từ các bậc nhỏ hơn là bào quan, phân tử, nguyên tử.
Quần thể là tập hợp các cá thể (cơ thể sinh vật) cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và vào thời điểm nhất định.
Quần xã là tập hợp các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lý ở cùng một thời điểm.
Quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên cấp tổ chức hệ sinh thái.
Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Câu 6:
22/07/2024"Đàn voi sống trong rừng" thuộc cấp độ tổ chứng sống nào dưới đây?
Đáp án: B
Đàn voi là một quần thể vì: quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định, vào thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác.
Câu 7:
03/07/2024Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì :
Lời giải:
Tế bào là cấp tổ chức quan trọng vì nó biểu hiện đầy đủ các đặc tính của cơ thể sống.
Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
20/07/2024Các cấp tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây ?
Lời giải:
Các cấp tổ chức sống là hệ thống mở và có khả năng tự điều chỉnh, không phải là hệ thống đóng kín.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
19/07/2024Điều dưới đây đúng khi nói về một tổ chức sống?
Lời giải:
- Thế giới sống có các đặc điểm chung: Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc; Là hệ thống mở và tự điểu chỉnh; Thế giới sống liên tục tiến hóa.
- Các đặc điểm này thể hiện ở các cấp độ tổ chức sống.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
04/10/2024Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?
Đáp án đúng là : A
- Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc
thứ bậc,của thế giới sống.
- Hệ thống mở: Sinh vật ở trong tất cả tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Điều này làm cho sinh vật không chỉ bị ảnh hưởng dưới sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường
→ B sai.
- Nguyên tắc tự điều chỉnh của thế giới sống đề cập đến cách mà các hệ thống sinh học tự duy trì và điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng và tồn tại của chúng. các nguyên tắc này giúp thế giới sống duy trì sự cân bằng, thích nghi và phát triển trong một môi trường luôn thay đổi.
→ C sai.
- Nguyên tắc bổ sung của thế giới sống là những yếu tố hỗ trợ các nguyên tắc tự điều chỉnh, giúp các hệ sinh thái và sinh vật hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững. Những nguyên tắc bổ sung giúp thế giới sống không chỉ duy trì sự ổn định mà còn phát triển và thích nghi với những thách thức và thay đổi của môi trường xung quanh.
→ D sai.
* Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống
1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên.
- Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.
- Ví dụ: Quần thể là một cấp độ tổ chức gồm nhiều cá thể cùng loài, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong không gian và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mà ở cấp độ cơ thể không có.
2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh
- Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở: Sinh vật với môi trường luôn có tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
+ Ví dụ: Qua quá trình quang hợp, thực vật lấy từ môi trường nước, khí carbon dioxide đồng thời thải ra môi trường khí oxygen.
- Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
+ Ví dụ: Khi cây mọc dày, thiếu ánh sáng thường có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
- Quá trình tiến hóa của sinh giới là cơ chế gắn liền với sự biến đổi của các cấp độ tổ chức sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi mới môi trường sống.
- Quá trình tiến hóa của sinh giới diễn ra liên tục nhờ sự kết hợp của đột biến, sinh sản và chọn lọc tự nhiên; giúp tạo ra thế giới sống đa dạng và phong phú. Ví dụ: Đột biến gene hoặc đột biến nhiễm sắc thể → Thay đổi kiểu hình của cá thể → Nhờ sự truyền đạt vật chất di truyền trong sinh sản và tác động của chọn lọc tự nhiên, đột biến này được nhân lên tạo nên quần thể mới thích nghi → Quần thể sinh vật tương tác với môi trường tạo ra quần xã – hệ sinh thái thích nghi.
- Nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những tổ tiên ban đầu nên các sinh vật trên Trái Đất đều có những đặc điểm chung.
Xem thêm các bia viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Câu 11:
18/10/2024Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tồ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Thế giới sống được tồ chức theo nguyên tắc thứ bậc, có nghĩa là: Tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng xây dựng nên tổ chức sống cấp trên. Ngoài đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp, tổ chức cấp cao còn có những đặc tính riêng gọi là đặc tính nổi trội.
*Tìm hiểu thêm: "Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở tự điều chỉnh"
Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường).
Ví dụ: Tế bào chỉ tồn tại, lớn lên và phân chia khi thường xuyên thu nhận các chất hóa học từ bên ngoài, biến đổi chúng tạo thành các chất sống, đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
Cơ thể được cấu tạo nên từ một hay nhiều tế bào, cơ thể cũng không ngừng trao đổi khí, trao đổi nước, lấy thức ăn và thải chất thải ra ngoài môi trường trong quá trình sống.
Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường.
Sự duy trì ổn định môi trường nội môi được gọi là sự cân bằng nội môi.
Ví dụ: Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết… ở mức tương đối ổn định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Câu 12:
17/07/2024Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:
Lời giải:
Hệ thống mở: Sinh vật ở mọi tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
20/07/2024Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Nguyên nhân là:
Lời giải:
Tổ chức sống là hệ mở vì: Các cấp tổ chức của thế giới sống luôn diễn ra hoạt động trao đổi chất và năng lượng với môi trường; thu nhận và trả lời các kích thích từ môi trường
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
19/07/2024Cấp tổ chức nào sau đây không phải là cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống?
Lời giải:
Hệ cơ quan không phải là cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
23/07/2024Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. tiếp nữa là tầng cây thân leo, cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong rừng nhiệt đới"
Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào của thế giới sống?
Lời giải:
Ví dụ trên thể hiện sự tự điều chỉnh của thế giới sống, các sinh vật sẽ điều chỉnh để thích nghi được với điều kiện môi trường.
Đáp án cần chọn là: B