Trắc nghiệm Ôn tập chương 5 có đáp án
-
158 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Đáp án đúng là: C
Sông I-ê-nit-xây là một trong những hệ thống sông lớn nhất đổ ra Bắc Băng Dương, với chiều dài 3487 km, là con sông dài thứ 5 trên thế giới. Hệ thống sông này có diện tích lưu vực và chiều dài nhỏ hơn của hệ thống Mississippi-Missouri tại Hoa Kỳ nhưng lưu lượng nước trung bình thì cao hơn gấp 1,5 lần. Sông I-ê-nit-xây nằm trong khu vực ôn đới lạnh.
Câu 2:
16/07/2024Đáp án đúng là: B
Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của gió mùa. Ở trên Trái Đất, khu vực có gió mùa hoạt động thường mưa nhiều, điển hình như khu vực Nam Á, Đông Nam Á,…
Câu 3:
14/07/2024Đáp án đúng là: D
Sông Amazon là một dòng sông ở Nam Mỹ. Amazon được xem là con sông dài thứ 2 thế giới, là sông có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới. Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất của sông vào mùa khô khoảng 11 km.
Câu 4:
22/07/2024Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông?
Đáp án đúng là: B
Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến chế độ nước sông là chế độ mưa và nhiệt độ.
Câu 5:
22/07/2024Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Trên các biển và đại dương có hai loại dòng biển, đó là dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
Câu 6:
23/07/2024Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của
Đáp án đúng là: B
Ở vùng ôn đới, bờ Tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của các dòng biển nóng. Một số dòng biển nóng điển hình ở khu vực này như Bắc Đại Tây Dương, Bắc Xích đạo, Ghi-nê,…
Câu 7:
11/10/2024Nguồn gốc hình thành băng là do
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Nguồn gốc hình thành băng là do tuyết rơi trong điều kiện nhiệt độ thấp, được tích tụ, nén chặt trong thời gian dài.
*Tìm hiểu thêm: "Nước băng tuyết"
- Khi lượng tuyết tan ra hàng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết tích đọng lại và bị nén thành băng. Sau hàng trăm triệu năm, trọng lực khiến tuyết có thể dịch chuyển từ vài cm đến 30m/ngày, thành sông băng.
- Sông băng có quy mô rất lớn, làm biến đổi địa hình mà nó đi qua.
- Băng tuyết khá phổ biến ở vùng ôn đới, hàn đới, núi cao, chủ yếu ở cực Bắc và cực Nam.
- Khi nhiệt độ tăng, bang tuyết tan ra, gây lũ cho các con sông trong vùng.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
Câu 8:
20/07/2024Đáp án đúng là: D
Dòng biển nóng là các dòng biển có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
Câu 9:
21/07/2024Đáp án đúng là: B
Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng. Độ muối trung bình của nước biển là 35%o và thay đổi theo không gian.
Câu 10:
13/07/2024Đáp án đúng là: A
Thượng nguồn sông Nin có lưu lượng nước khá lớn là do nằm trong kiểu khí hậu xích đạo.
Câu 11:
15/07/2024Hồ núi lửa có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Hồ núi lửa có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa. Các hồ núi lửa thường hình thành ở miệng núi lửa và khá sâu.
Câu 12:
07/07/2024Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào?
Đáp án đúng là: A
Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí vuông góc.
Câu 13:
14/08/2024Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
Đáp án đúng là: C
Nước biển và đại dương có 3 sự vận động, đó là: Sóng, thủy triều và dòng biển.\
C đúng, A, B, D sai.
* Chuyển động của nước biển và đại dương
Sóng
- Khái niệm: Là sự chuyển động theo chiều ngang của nước biển và đại dương.
- Nguyên nhân tạo ra sóng là do gió. Gió càng to, sóng càng lớn.
- Phân loại: Sóng lừng, sóng bạc đầu, sóng thần,…
- Ảnh hưởng: Sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Thủy triều
- Khái niệm: Là hiện tượng nước đại dương dao động theo chu kì.
- Nguyên nhân do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Phân loại: Triều cường và triều kém.
- Ảnh hưởng
+ Thuỷ triều có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh hoạt ở các địa phương ven biển.
+ Hoạt động của tàu bè ra vào các cảng biển phụ thuộc rất nhiều vào chế độ triều.
+ Xây dựng nhà máy điện thủy triều, áp dụng triều trong quân sự,…
Dòng biển
- Khái niệm: Là sự chuyển dịch của các khối nước lớn ở biển và đại dương.
- Nguyên nhân hình thành do các hệ thống gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
- Phân loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Ảnh hưởng: Dòng biển là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ven biển.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển
Giải Địa Lí 6 Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển
Câu 14:
09/07/2024Sông nào sau đây dài nhất thế giới?
Đáp án đúng là: D
Sông Nin hoặc Nil, là dòng sông thuộc châu Phi, là sông chính của khu vực Bắc Phi, thường được coi là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài 6.853 km và đổ nước vào Địa Trung Hải.
Câu 15:
28/10/2024Đáp án đúng là: B
Giải thích: Các dòng biển lạnh trên thế giới là dòng biển lạnh Grơn-len, Ca-li-phóc-ni-a, Pê-ru, Ben-ghê-la,…
A, C, D là dòng biển nóng
*Tìm hiểu thêm: "Dòng biển"
- Là các dòng chảy trong các biển, đại dương. Do chênh lệch nhiệt độ, độ mặn, gió trong các biển, đại dương khác nhau.
- Có 2 loại: dòng biển nóng và dòng biển lạnh
- Sự phân bố các dòng biển:
+ Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp về vùng vĩ độ cao
+ Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao, chảy về vùng vĩ độ thấp
+ Vùng gió mùa, xuất hiện dòng biển theo mùa
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 12: Nước biển và đại dương
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Ôn tập chương 5 có đáp án (157 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Thủy quyển, nước trên lục địa có đáp án (258 lượt thi)
- Trắc nghiệm Nước biển và đại dương có đáp án (226 lượt thi)