Trang chủ Lớp 9 Văn Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chiếc lược ngà (có đáp án)

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chiếc lược ngà (có đáp án)

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chiếc lược ngà

  • 530 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024
Đánh giá như thế nào về phản ứng tâm lí của bé Thu khi không chịu nhận ông Sáu là cha?
Xem đáp án
Đáp án: D

Câu 4:

21/07/2024
Từ ngữ địa phương (Nam Bộ) được sử dụng trong bài có tác dụng gì?
Xem đáp án
Đáp án: B

Câu 5:

21/07/2024

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi.

Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa.

Việc lặp lại bốn lần “cây lược” trong câu văn trên có tác dụng gì?

Xem đáp án
Đáp án: C

Câu 6:

19/07/2024
Vì sao cây lược lại có một ý nghĩa quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu?
Xem đáp án
Đáp án: A

Câu 7:

20/12/2024
Người kể chuyện trong tác phẩm là bạn của ông Sáu. Điều đó có tác dụng gì?
Xem đáp án
Đáp án đúng là : A
 
- Người kể chuyện trong tác phẩm là bạn của ông Sáu. Điều đó có tác dụng Vừa dẫn dắt câu chuyện được khách quan, vừa bày tỏ thái độ, tình cảm đối với nhân vật trong truyện.
 
→ A đúng.B,C,D sai.
 
* Mở rộng:

I: Đôi nét về tác giả

- Nguyễn Quang Sáng (1932- 2014)

- Quê quán: Thị trấn Mỹ Luông-huyện Chợ Mới-tỉnh An Giang

- Sự nghiệp sáng tác:

    + Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1954

    + Năm 1955, ông làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng

    + Sau khi đất nước thống nhất, ông về thành phố Hồ Chí Minh và làm Tổng thư kí Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa I,II,III

    + Năm 2000 ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật

    + Các tác phẩm tiêu biểu: “Người con đi xa”, “Người quê hương”, “Bông cẩm thạch”

- Phong cách sáng tác: Các sáng tác của ông thường là về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện ông thường có cốt truyện và lựa chọn các tình huống hết sức đặc sắc và giàu kịch tính. Truyện ngắn của ông thường rất giản dị vừa hiện đại và có âm hưởng

II: Đôi nét vầ tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

    “Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên

2. Tóm tắt

    Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến 8 năm trở về thăm gia đình và con gái. Bé Thu- con gái ông không chịu nhận cha vì vết thẹo dài trên mặt làm ông không giống người cha trong tấm ảnh chụp chung với má. Em tỏ ra lạnh nhạt đối xử với ông Sáu như người lạ. Đến lúc em nhận ra cha, tình cảm cha con trong em trỗi dậy mạnh mẽ nhưng đó cũng là lúc ông Sáu phải đi. Ở khu căn cứ ông dồn hết tâm lực, tình cảm làm cây lược tặng con.Chưa kịp trap cho con thì ông đã hí sinh. Trước khi nhắm mắt ông trút hơi sức cuối cùng trao cây lược cho bác Ba- người bạn của ông nhờ trao lại cho ông Sáu.

3. Giá trị nội dung

    Truyện ngắn nói về tình cảm gia đình đặc biệt là tình cha con sâu nặng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh éo le

4. Giá trị nghệ thuật

    Truyện kể theo điểm nhìn của bác Ba giúp tăng tính khách quan.Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên và hợp lí, thành công nữa là miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc qua suy nghĩ, hành động và lời nói.

III: Dàn ý phân tích 

I. Mở bài

- Đề cập đến sức mạnh giúp con người có thể vượt qua những khốc liệt của chiến tranh: Tình đồng chí, đồng đội, tình cảm cộng đồng, tình cảm cha con

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà, một tác phẩm ra đời năm 1966 của Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa thành công tình cảm cha con bất diệt của ông Sáu và bé Thu trước hoàn cảnh chiến tranh

II. Thân bài

    1. Ông Sáu và bé Thu phải sống trong hoàn cảnh chia li bởi chiến tranh

- Ông Sáu là một chiến sĩ hoạt động trên chiến trường, suốt 8 năm ròng ông chưa từng được gặp mặt đứa con gái của mình

- Đồng nghĩa suốt 8 năm bé Thu chỉ biết cha qua tấm ảnh chụp chung với mẹ nó

        ⇒ Chiến tranh đẩy con người vào hoàn cảnh xa cách

    2. Tình cảm cha con sâu nặng giữa ông Sáu và bé Thu

        a. Lúc còn ở rừng

- Ông Sáu nhớ thương con vô cùng, khao khát gặp con, được sống trong tình yêu thương của con

- Khi gặp con:

    + Thuyền chưa cập bến đã nhảy vội lên bờ gọi con

    + Đáp lại bé Thu ngạc nhiên , sợ hãi, vụt bỏ chạy

        b. Trong ba ngày ngày nghỉ phép

- Ông Sáu khao khát tình cảm của con bao nhiêu thì bé Thu lại hoàn toàn lạnh lùng trước mọi tình cảm của cha

    + Ông càng xích lại gần, bé Thu càng lùi xa

    + Ông càng chiều bé Thu bao nhiêu, bé Thu càng lẩn tránh

    + Ông càng mong nghe được tiếng ba, bé Thu coàng cố tình trốn tránh

    + Ngay cả khi bé Thu bị lâm vào thế bí “nồi cơm sôi sùng sục nó cũng không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong đợi

    + Trong bữa cơm, hành động hất cái trứng cá của bé Thu là hành động đỉnh điểm nhất khiến ông Sáu thực sự đau lòng

        ⇒ Ông Sáu nhận ra tình cảm không dễ gì gượng ép, vì vậy ông cam chịu

- Bé Thu cũng là một người thương yêu ba của mình vô cùng

    + Tất cả những thái độ ương nhạnh ngang bướng của bé Thu đối với ông Sáu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình phụ tử bởi Thu chỉ có duy nhất một người cha là người trong bức ảnh chụp với má nó

    + Khi Thu được bà ngoại giảng giải người có vết thẹo chính là ba em ⇒ Tình yêu thương dành cho ông Sáu tăng lên gấp bội

    + Trong khoảnh khắc cuối cùng trước lúc ông Sáu lên đường, Thu chạy ra ôm hôn cha

    + Hành động cùng giọt nước mắt ân hận của bé Thu chảy đầm đìa trên má, trên cằm khiến ông không kìm nén được xúc động

        ⇒ Tình cảm giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu là vô cùng sâu nặng

        c. Lại những ngày ông Sáu xa con

- Ông Sáu thương nhớ con, ân hận vì mình đã đánh con.

- Tình yêu thương con đã khiến ông tự tay làm chiếc lược ngà thực hiện lời hứa với con

- Khi bị thương nặng ông đã dồn tất cả tàn lực của mình trao chiếc lược ngà cho ông Ba như một lời chăng chối cuối cùng

        ⇒ Tình cảm cha con trong lòng ông Sáu là một tình cảm bất diệt, chiến tranh có thể hủy diệt thân xác ông nhưng không thể hủy diệt tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu kết tinh trong chiếc lược ngà.

III. Kết bài

- Vài nét về giá trị nghệ thuật tác phẩm: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc...

- Qua truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thể hiện được sâu sắc tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, đó là sự khẳng định ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn, sức mạnh vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Chiếc lược ngà - Ngữ văn 9

Soạn bài Chiếc lược ngà (ngắn nhất)

 
 
 

Câu 8:

17/07/2024
Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà?
Xem đáp án
Đáp án: D

Câu 9:

23/07/2024
Người kể truyện trong đoạn trích là ai?
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Nhân vật bác Ba- bạn ông Sáu là người kể chuyện


Câu 10:

21/07/2024
Câu văn “trong những ngày hòa bình vừa lập lại… chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ thôi” chủ yếu nhiệm vụ gì?
Xem đáp án
Đáp án: B

Câu 13:

17/07/2024

Phép so sánh ở phần in đậm trong câu văn sau có tác dụng gì?

“Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”

Xem đáp án
Đáp án: C

Câu 15:

20/07/2024
Lý do mà bé Thu không chịu nhận ông Sáu là ba?
Xem đáp án
Đáp án: C

Câu 16:

23/07/2024
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng viết cùng thể loại với tác phẩm nào?
Xem đáp án
Đáp án: C

Câu 17:

21/07/2024
Tại sao người đọc biết được truyện Chiếc lược ngà viết về vùng đất Nam Bộ?
Xem đáp án
Đáp án: C

Câu 18:

17/07/2024
Nội dung văn bản Chiếc lược ngà trong SGK chủ yếu viết về điều gì?
Xem đáp án
Đáp án: A

Câu 20:

17/07/2024
Đoạn trích có mấy tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện?
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Tình huống 1: Ông Sáu sau tám năm xa cách trở về gặp con nhưng đứa con không nhận mặt cha

Tính huống 2: Ông Sáu trở lại chiến trường, làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh


Bắt đầu thi ngay