Trang chủ Lớp 11 Văn Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Vào phủ chúa Trịnh (có đáp án)

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Vào phủ chúa Trịnh (có đáp án)

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Vào phủ chúa Trịnh

  • 345 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 25 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tác giả Lê Hữu Trác tên hiệu là gì?
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

- Lê Hữu Trác tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

- Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên

- Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai

- Tú Xương tên hiệu là Mộng Tích


Câu 2:

Lê Hữu Trác sinh ra ở đâu?
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Lê Hữu Trác sinh ra ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên)


Câu 3:

Phần lớn cuộc đời Lê Hữu Trác hoạt động ở lĩnh vực văn học. Đúng hay sai?
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Phần lớn cuộc đời ông hoạt động y học.


Câu 4:

Nội dung nào dưới đây đúng về tác giả Lê Hữu Trác?
Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Lê Hữu Trác là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.


Câu 5:

Thể loại của Thượng kinh kí sự?
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Khái niệm các thể loại:

- Bút ký:là thể loại thuộc loại hình ký thường có quy mô tương ứng với truyện ngắn. Bút ký khác truyện ngắn ở chỗ tác giả bút ký không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực.

Hồi kí: là sáng tác thuộc nhóm thể loại ký, thiên về trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc đời tác giả.

- Kí sự: là một thể loại kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

Tùy bút: là viết tuỳ thích theo ý thích của mình, không có chủ đề gì cả, thường là miêu tả cảm xúc của tác giả về vấn đề gì đó. Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.

Thượng kinh kí sự thuộc thể loại kí sự.


Câu 6:

Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Nôm. Đúng hay sai?
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Thượng kinh kí sự được viết bằng chữ Hán.


Câu 7:

Vị trí của tác phẩm Thượng kinh kí sự trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh?
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Thượng kinh kí sự được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.


Câu 8:

 "Vào phủ chúa Trịnh" trích từ tác phẩm nào dưới đây?
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Vào phủ chú Trịnh trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự. Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.


Câu 9:

Những từ ngữ nào sau đây trong đoạn trích nói lên thái độ của Lê Hữu Trác đối với danh lợi?
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

- Quê mùa: Lê Hữu Trác tự nói về mình. Quê mùa có sắc thái đối lập với thành thị. Đây là cách nói của một nhà nho ẩn dật lánh đời có thái độ xem thường danh lợi.

- Dùng thứ phương thuốc hòa hoãn, về núi: Tác giả băn khoăn nếu mình chữa bệnh cho thế tử có kết quả ngay thì sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao “về núi” nữa. Đây là những từ ngữ trực tiếp tác giả nói về danh lợi.


Câu 10:

Nhận định sau đây đúng hay sai?

“Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống chốn phủ chúa được thể hiện gián tiếp qua miêu tả, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ con đường vào phủ chúa, từ lúc được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ.”

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Qua việc miêu tả chi tiết, tỉ mỉ con đường vào phủ chúa, bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa như hiện lên trước mắt người đọc. Tác giả ngầm ẩn một hàm ý phê phán nhất định đối với chúa Trịnh qua việc miêu tả tưởng như vô tình về lầu gác, cung điện sơn son thếp vàng, ghế ngồi chạm rồng của chúa,…Rồng là biểu tượng của vua, thế mà chúa Trịnh cũng sử dụng. Cũng có một ý nữa là tác giả kín đáo phê phán lối sống xa hoa, trụy lạc của chúa Trịnh.


Câu 11:

Luận điểm chính của Vào phủ chúa Trịnh ?
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Vào phủ chúa Trịnh miêu tả quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Qua đó, tác giả thể hiện thái độ của mình trước cảnh “xa hoa” và tâm trạng khi kê đơn cho thế tử.


Câu 12:

Qua đoạn trích, em có nhận xét gì về phẩm chất của tác giả Lê Hữu Trác?
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác:

- Đó là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm và đức độ.

- Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, yêu thích tự do.


Câu 13:

Đáp án nào thể hiện sự đấu tranh giằng co bên trong con người Lê Hữu Trác khi kê đơn cho thế tử:
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:

- Biết được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:

+ Hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa tìm cội nguồn, gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, không thể về núi được

+ Nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt

+ Y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng. Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử. Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù không thuận với số đông.


Câu 14:

Trong đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh", câu nào sau đây là lời nhận xét của Lê Hữu Trác về bệnh của thế tử Trịnh Cán?
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Khi khám bệnh, Lê Hữu Trác đưa ra nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử:

“Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.


Câu 15:

Chi tiết sau đây thuộc phần nào của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh? “Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Từ thực trạng bệnh tình và thể lực của thế tử, ông phân tích, cân nhắc thiệt hơn rồi tìm ra cách chữa phù hợp nhất:

Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".

Câu thoại thuộc phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.


Câu 16:

Ý nào sau đây chưa chính xác về nội dung của đoạn trích
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Ý chưa chính xác về nội dung của đoạn trích là thể hiện thái độ thờ ơ, dửng dưng thậm chí là châm biếm, mỉa mai của tác giả với cuộc sống sa hoa, giàu sang quyền quý trong phủ Chúa.


Bắt đầu thi ngay