Trắc nghiệm Lịch Sử 12: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (P2)
-
9644 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu phá hoại lần thứ nhất của Mĩ?
Đáp án C
Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là âm mưu của Mĩ trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ.
Câu 2:
22/07/2024Chiến thắng nào khẳng định quân dân miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mỹ trong “Chiến tranh cục bộ”?
Đáp án D
Chiến thắng Vạn Tường trong cuộc kháng chiến chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đã chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại quân chủ lực Mỹ trong Chiến tranh cục bộ”?
Câu 3:
23/07/2024Ý nào sau đây không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam?
Đáp án D
Đáp án D là âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965).
Câu 4:
18/07/2024Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
Đáp án C
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
Câu 5:
19/07/2024Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?
Đáp án A
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
Câu 6:
22/07/2024Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là
Đáp án B
“Điên Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15-1-1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).
Câu 7:
19/07/2024Để tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ chủ yếu sử dụng lực lượng
Đáp án D
Để tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ chủ yếu sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hoả lực, không quân của Mĩ và vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.
Câu 8:
20/07/2024Đập tan cuộc hành quân của Mĩ mang tên “Lam Sơn 719“ (từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971) có sự phối hợp của quân đội nước nào?
Đáp án A
Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn.
Câu 9:
18/07/2024Trận đánh quyết định của ta buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí với ta hiệp định Pari năm 1973 là
Đáp án B
“Điên Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15-1-1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).
Câu 10:
17/07/2024Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra với quy mô và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” do
Đáp án D
Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra với quy mô và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” do chiến lược chiến tranh này được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ), số quân đông vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả miền Bắc
Câu 11:
18/07/2024Nội dung nào là công thức tổng quát về chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam
Đáp án A
Công thức tổng quát về chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam là: Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Mĩ + quân đồng minh+ quân đội Sài Gòn+ vũ khí, trang thiết bị của Mĩ
Câu 12:
21/07/2024Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), yếu tố bất ngờ nhất khiến cho địch choáng váng là
Đáp án B
Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), yếu tố bất ngờ nhất khiến cho địch choáng váng là ta mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn.
Câu 13:
01/08/2024Âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm
Đáp án đúng là : C
Âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm tận dụng xương máu của người Việt Nam.
Theo kế hoạch Xtalây - Taylo, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Mĩ đã: + Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. + Tăng cố vấn quân sự Mĩ và các phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.
→ A sai
Quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu của người Việt Nam. Thưc chất là tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của Mĩ.
→ B sai
Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt Nam.
→ D sai
Miền NAM chiến đấu chống chiến lược " Chiến Tranh Đặc Biệt" của Đế Quốc Mĩ (1961-1965)
1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam
Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.
- Thủ đoạn thực hiện:
+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.
+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.
+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.
+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân dân miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
* Mặt trận chống phá bình định: ta và địch tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”.
- Mĩ và chính quyền Sài Gòn chỉ thực hiện được một phần kế hoạch dồn dân lập “ấp chiến lược” (lập được non nửa số 16000 ấp).
- Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% dân ở Miền Nam vẫn do lực lượng cách mạng kiểm soát.
* Mặt trận chính trị: phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị có bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.
* Mặt trận quân sự:
- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.
- Ngày 2/1/1963, quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho). Sau trận Ấp Bắc, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- Trong Đông – Xuân 1864 – 1965, quân dân miền Nam giành được nhiều thắng lợi, tiêu biểu là các thắng lợi: Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước),...
⇒ Với những chiến thắng dồn dập trên các mặt trận, quân dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 14:
22/07/2024Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pa-ri?
Đáp án D
Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pa-ri là Viện trợ cho chính quyền Sài Gòn để tiếp tục thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh”.
Câu 15:
19/07/2024Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của trận Điện Biên Phủ trên không?
Đáp án B
Ý nghĩa quan trọng nhất của trận Điện Biên Phủ trên không là buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lặp lại hòa bình ở Việt Nam
Câu 16:
19/07/2024Ý nghĩa nào dưới đây không nằm trong thắng lợi của cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972?
Đáp án C
Đáp án C là ý nghĩa của trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Câu 17:
08/10/2024Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh Rất nhiều điều khoản ghi trong hiệp định Giơ-ne-vơ chưa được hoàn tất, trong đó quan trọng nhất là chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc.
*Tìm hiểu thêm: "Ý nghĩa hiệp định Giơnevo"
- Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.
- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ.
- Buộc Pháp phải rút quân về nước, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Hạn chế:
- Là thắng lợi lớn nhưng, chưa trọn vẹn (Việt Nam tạm thời bị chia cắt, Mĩ không kí hiệp định để tìm cách phá hoại cách mạng Việt Nam,...).
- Thời gian ngừng bắn để chuyển giao khu vực quá lâu (300 ngày), tạo điều kiện cho Mĩ thực hiện âm mưu chống phá.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Câu 18:
21/07/2024Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, chiến dịch đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược là
Đáp án B
Chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
Câu 19:
23/07/2024Sự kiện nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước?
Đáp án C
Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước.
Câu 20:
21/07/2024Sau khi kí hiệp định Pa-ri và rút quân về nước Mĩ vẫn có hành động gì để thể hiện âm mưu tiếp tục kéo dài chiến tranh ở Việt Nam?
Đáp án A
Sau khi kí hiệp định Pa-ri và rút quân về nước Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Hành động này chứng tỏ Mĩ vẫn có âm mưu tiếp tục kéo dài chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 21:
19/07/2024Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri của chính quyền Sài Gòn là
Đáp án D
Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Pa-ri của chính quyền Sài Gòn là tiếp tục chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxon
Câu 22:
18/07/2024Đỉnh cao của đợt hoạt động quân sự Đông-Xuân 1974-1975 là
Đáp án D
Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, ta mở hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14 – Phước Long.
Câu 23:
19/07/2024Sau Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam là gì?
Đáp án A
Hiệp định Pari quy định quân Mĩ và quân đồng minh rút khỏi nước ta, lúc này ở miền Nam chỉ còn quân đội Sài Gòn, điều khoản này đã tạo ra sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam.
Câu 24:
19/07/2024Hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất để Đảng đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?
Đáp án C
Sau Hiệp định Pari, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, đặc biệt là sau chiến thắng Phước Long lại càng củng cố quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng. => Đảng ta đã đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 25:
18/07/2024Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ?
Đáp án C
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận thất bại của chiến tranh cục bộ.
Câu 26:
19/07/2024Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam được thành lập có ý nghĩa gì ?
Đáp án B
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam được thành lập (6-6-1969) là một thắng lợi trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống chính quyền cách mạng miền Nam, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của mặt trận đấu tranh ngoại giao.
Câu 27:
19/07/2024Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã:
Đáp án C
Thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiên tranh.
Câu 28:
18/07/2024Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm
Đáp án B
Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc…
Câu 29:
18/07/2024Tập đoàn Níchxơn thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai nhằm:
Đáp án A
Tập đoàn Ních-Xơn thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai nhằm cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri.
Câu 30:
18/07/2024Khâu chính của công cuộc cải tạo quan hộ sản xuất Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong năm 1958 – 1960?
Đáp án B
Khâu chính của công cuộc cải tạo quan hộ sản xuất Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong năm 1958 – 1960 là hợp tác hóa nông nghiệp.
Bài thi liên quan
-
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
-
40 câu hỏi
-
50 phút
-
-
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (P1)
-
30 câu hỏi
-
50 phút
-
-
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954-1975) MỨC ĐỘ VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO
-
40 câu hỏi
-
40 phút
-