Câu hỏi:

01/08/2024 428

Âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm

A. Tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn 

B. Giảm xương máu của Mỹ trên chiến trường.

C. Tận dùng xương máu của người Việt Nam

Đáp án chính xác

D. Rút dần quân Mỹ và quân đồng minh

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : C

Âm mưu thâm độc của Mỹ trong việc “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm tận dụng xương máu của người Việt Nam.

Theo kế hoạch Xtalây - Taylo, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Mĩ đã: + Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. + Tăng cố vấn quân sự Mĩ và các phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.

→ A sai

Quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu của người Việt Nam. Thưc chất là tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của Mĩ.

→ B sai

Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt Nam.

→ D sai

Miền NAM chiến đấu chống chiến lược " Chiến Tranh Đặc Biệt" của Đế Quốc Mĩ (1961-1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam

Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy; dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu cơ bản: “dùng người Việt đánh người Việt”.

- Thủ đoạn thực hiện:

+ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn: đưa vào Miền Nam Việt Nam nhiều cố vấn quân sự, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị cho quân đội Sài Gòn nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại.

+ Dồn dân lập “ấp chiến lược”, nhằm: đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các làng, xã, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định Miền Nam.

+ Mở các cuộc hành quân càn quyét, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.

+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc: phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân dân miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

* Mặt trận chống phá bình định: ta và địch tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”.

- Mĩ và chính quyền Sài Gòn chỉ thực hiện được một phần kế hoạch dồn dân lập “ấp chiến lược” (lập được non nửa số 16000 ấp).

- Đến cuối năm 1962, trên nửa tổng số ấp với gần 70% dân ở Miền Nam vẫn do lực lượng cách mạng kiểm soát.

* Mặt trận chính trị: phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị có bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.

* Mặt trận quân sự:

- Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh.

- Ngày 2/1/1963, quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho). Sau trận Ấp Bắc, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

- Trong Đông – Xuân 1864 – 1965, quân dân miền Nam giành được nhiều thắng lợi, tiêu biểu là các thắng lợi: Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước),...

⇒ Với những chiến thắng dồn dập trên các mặt trận, quân dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào?

Xem đáp án » 08/10/2024 1,458

Câu 2:

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?

Xem đáp án » 18/07/2024 478

Câu 3:

Trận đánh quyết định của ta buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí với ta hiệp định Pari năm 1973 là

Xem đáp án » 18/07/2024 402

Câu 4:

Ý nào sau đây không phản ánh đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam?

Xem đáp án » 23/07/2024 330

Câu 5:

Thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

Xem đáp án » 19/07/2024 272

Câu 6:

Đập tan cuộc hành quân của Mĩ mang tên “Lam Sơn 719“ (từ ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971) có sự phối hợp của quân đội nước nào?

Xem đáp án » 20/07/2024 239

Câu 7:

Tập đoàn Níchxơn thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai nhằm:

Xem đáp án » 18/07/2024 211

Câu 8:

Âm mưu thâm độc nhất của Mĩ sau Hiệp định Pa-ri?

Xem đáp án » 22/07/2024 210

Câu 9:

Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất nhằm

Xem đáp án » 18/07/2024 194

Câu 10:

Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu phá hoại lần thứ nhất của Mĩ?

Xem đáp án » 22/07/2024 183

Câu 11:

Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ?

Xem đáp án » 18/07/2024 178

Câu 12:

Hoàn cảnh lịch sử thuận lợi nhất để Đảng đề ra chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?

Xem đáp án » 19/07/2024 169

Câu 13:

Đỉnh cao của đợt hoạt động quân sự Đông-Xuân 1974-1975 là

Xem đáp án » 18/07/2024 160

Câu 14:

Lí do trực tiếp nhất buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari (27 - 1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là

Xem đáp án » 22/07/2024 155

Câu 15:

Khâu chính của công cuộc cải tạo quan hộ sản xuất Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong năm 1958 – 1960?

Xem đáp án » 18/07/2024 151

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »