Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7: văn minh trung hoa cổ - trung đại có đáp án
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7: văn minh trung hoa cổ - trung đại có đáp án
-
897 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với hai con sông: Hoàng Hà và Trường Giang. (SGK - Trang 35)
Câu 2:
21/07/2024Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Trên lưu vực Hoàng Hà, từ thời nguyên thủy, các bộ lạc sớm đến cư trú, hình thành tộc Hoa Hạ. Họ mở rộng lãnh thổ về phía nam, đồng hóa các cư dân bản địa. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, cộng đồng cư dân Hoa Hạ phát triển, dần thành một dân tộc ổn định vào thời Hán, được gọi là Hán tộc, giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa. (SGK - Trang 35)
Câu 3:
20/07/2024Ngành kinh tế chủ đạo ở Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ngành kinh tế chủ đạo ở Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là nông nghiệp.
Câu 4:
21/07/2024Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình nào?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế. (SGK - Trang 36)
Câu 5:
20/07/2024Giai cấp đông đảo nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc thời kì trung đại là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Nông dân là giai cấp đông đảo nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc thời kì trung đại. (SGK - Trang 36)
Câu 6:
22/07/2024Một trong những chữ viết cổ của người Trung Quốc là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Từ thời nhà Thương (thế kỉ XVI - XII TCN), người Trung Quốc đã sáng tạo ra loại chữ tượng hình, được khắc trên mai rùa, xương thú (chữ giáp cốt). (SGK - Trang 37)
Câu 7:
23/07/2024Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là thơ. Thơ Đường là đỉnh cao nghệ thuật thơ ca Trung Quốc với nhiều nhà thơ tài hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... (SGK - Trang 38)
Câu 8:
19/07/2024Cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước ở Trung Quốc dưới thời Đường có tên gọi là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Thời Đường, Sử quán - cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước được thành lập. Thành tựu quan trọng nhất là biên soạn 24 bộ sử lớn. (SGK - Trang 38)
Câu 9:
02/11/2024Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều). Ông đã tìm ra số pi chính xác gồm bảy số. (SGK - Trang 39)
A sai vì Hoa Đà là thầy y
B sai vì Tư Mã Thiên là nhà sử học
D sai vì Tư Mã Quang là nhà sử học, học giả Trung Quốc
*Tìm hiểu thêm: "Khoa học, kĩ thuật"
a. Toán học
- Thời Chu: toán là một trong sáu môn (lục nghệ) mà con em quý tộc phải học.
- Từ thời Tây Hán trở đi, xuất hiện các sách về toán học: Chu bễ toán tinh (đề cập đến Lịch pháp, Thiên văn, Hình học, Số học), Cửu chương toán thuật (đề cập đến phương pháp khai căn bậc 2, căn bậc 3, số âm, số dương, phương trình bậc nhất, cách tính diện tích các hình, thể tích hình khối,...).
- Thời Nam - Bắc triều: Tổ Xung Chi đã tìm ra số Pi chính xác gồm bảy số.
- Thời Đường: 10 bộ sách toán học lớn dùng làm tài liệu dạy trong Quốc Tử Giám.
b. Thiên văn học và lịch pháp
- Người Trung Quốc cổ đại sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học: ghi chép về thời tiết, khí hậu, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
+ Sách Xuân Thu đã ghi chép chính xác về các lần nguyệt thực trong 242 năm.
+ Nhà thiên văn học Trương Hành đã giải thích hiện tượng nguyệt thực và tổng kết các tri thức về thiên văn học trong tác phẩm Linh hiến.
- Lịch thời Thương chia một năm thành 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Để khớp với vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, người thời Thương đã thêm một tháng nhuận. Hệ thống 10 Thiên can và 12 Địa chi được người Trung Quốc sử dụng để ghi ngày, giờ, năm, tháng. Từ thời Hán, Lịch pháp tiếp tục có sự sửa đổi, hoàn thiện và được sử dụng cho đến nay.
c. Y học
- Các bộ sách y dược nổi tiếng: Hoàng đế nội kinh, Thần nông bản thảo kinh, Thương hàn tạp bệnh luận tập hợp những kinh nghiệm về khám chữa bệnh, các phương thuốc.
- Sách Châm cứu giáp ất kinh (thời Tây Tấn) trình bày chi tiết về kĩ thuật châm cứu.
- Sách Bản thảo cương mục (thời Minh) tập hợp 1892 loại cây thuốc.
- Các thầy thuốc nổi tiếng: Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Tôn Tư Mạc…
Câu 10:
21/07/2024Bốn phát minh quan trọng về kĩ thuật của người Trung Quốc là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Bốn phát minh quan trọng về kĩ thuật của người Trung Quốc là kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn. (SGK - Trang 40)
Câu 11:
25/10/2024Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc?
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Vạn Lý Trường Thành là tên gọi chung cho nhiều thành lũy kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông sang Tây Trung Quốc, được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ V TCN cho tới thế kỷ XVI để bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác ở phía Bắc. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ V TCN, sau đó được Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm. Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng được tham quan nhiều hiện nay được xây dưới thời nhà Minh (1368 - 1644).
=> A, C, D sai
*Tìm hiểu thêm: "Nghệ thuật"
a. Kiến trúc
- Tiêu biểu: kinh đô Trường An, Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn, chùa Phật Quang (Ngũ Đài Sơn), Cố cung Bắc Kinh, Thiên Đàn, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng,…
b. Điêu khắc
- Thể hiện rất phong phú các tượng tròn (tượng Phật, thần thánh, người, thú,...), các phù điêu trên các công trình kiến trúc (cung điện, lăng tẩm, chùa miếu,...) và các chạm trổ trên đồ đồng, đồ ngọc, ẩn chương.
- Nghệ thuật chạm trổ trên ngọc và đá quý được xem là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Câu 12:
21/07/2024Bộ thơ ca ra đời sớm nhất ở Trung Quốc là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Kinh thi là bộ thơ ca ra đời sớm nhất ở Trung Quốc, gồm ba phần: Phong (ca khúc dân gian), Nhã (âm nhạc cung đình) và Tụng (ca vũ để cúng tế). (SGK - Trang 41)
Câu 13:
19/07/2024Người sáng lập học phái Nho gia là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Người sáng lập học phái Nho gia là Khổng Tử (551 - 479 TCN). Tư tưởng của ông bao hàm các nội dung về triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục. Sau Khổng Tử, các nhà tư tưởng xuất sắc thời Chiến Quốc (Mạnh Tử, Tuân Tử) đã bổ sung và phát triển học thuyết này. Đến thời Hán Vũ Đế, học thuyết Nho gia trở thành tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc. (SGK - Trang 42)
Câu 14:
19/07/2024Tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Trung Quốc?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đạo gia là một hệ tư tưởng được khởi xướng bởi Lão Tử (thời Xuân Thu). Đến thời Đông Hán, trên cơ sở các hình thức tín ngưỡng dân gian kết hợp với học thuyết của Đạo gia, Đạo giáo được hình thành ở Trung Quốc. (SGK - Trang 42)
Phật giáo và Hin-đu giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hồi giáo có nguồn gốc từ A-rập.
Câu 15:
26/07/2024Những thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại đem lại ý nghĩa nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Những thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc, thể hiện sinh động quá trình phát triển của xã hội Trung Quốc qua hàng nghìn năm lịch sử; góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.
D đúng
- A sai vì đó là một vai trò chung của nhiều nền văn minh trong khu vực, không chỉ riêng văn minh Trung Hoa.
- B sai vì mỗi nền văn minh phương Đông có những đặc điểm và thành tựu riêng, không thể hoàn toàn đồng nhất với một nền văn minh duy nhất.
- C sai vì chúng chủ yếu phản ánh đặc trưng và phát triển nội tại của nền văn minh Trung Hoa, không tập trung vào sự hòa nhập văn hóa.
*) Ý nghĩa của văn minh Trung Hoa
- Phản ánh sức lao động sáng tạo phi thường của nhân dân Trung Quốc.
- Thể hiện sinh động quá trình phát triển của xã hội Trung Quốc qua hàng nghìn năm lịch sử.
- Những thành tựu đó trải rộng trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, triết học, chữ viết, văn học, sử học, y học, khoa học, kĩ thuật,... đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển của văn minh nhân loại.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 6: Văn minh ai cập cổ đại có đáp án (1145 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh ấn độ cổ - trung đại có đáp án (605 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 9: Văn minh hy lạp - la mã cổ đại có đáp án (586 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 10: văn minh tây âu thời phục hưng có đáp án (491 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5: khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại có đáp án (462 lượt thi)