Câu hỏi:
15/12/2024 298
Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là
Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là
A. Hoa Đà.
A. Hoa Đà.
B. Tư Mã Thiên.
B. Tư Mã Thiên.
C. Tổ Xung Chi.
D. Tư Mã Quang.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là Tổ Xung Chi.
Giải thích: Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều). Ông đã tìm ra số pi chính xác gồm bảy số. (SGK - Trang 39)
- A sai vì Hoa Đà là thầy y
- B sai vì Tư Mã Thiên là nhà sử học
- D sai vì Tư Mã Quang là nhà sử học, học giả Trung Quốc
*Tìm hiểu thêm: "Khoa học, kĩ thuật"
a. Toán học
- Thời Chu: toán là một trong sáu môn (lục nghệ) mà con em quý tộc phải học.
- Từ thời Tây Hán trở đi, xuất hiện các sách về toán học: Chu bễ toán tinh (đề cập đến Lịch pháp, Thiên văn, Hình học, Số học), Cửu chương toán thuật (đề cập đến phương pháp khai căn bậc 2, căn bậc 3, số âm, số dương, phương trình bậc nhất, cách tính diện tích các hình, thể tích hình khối,...).
- Thời Nam - Bắc triều: Tổ Xung Chi đã tìm ra số Pi chính xác gồm bảy số.
- Thời Đường: 10 bộ sách toán học lớn dùng làm tài liệu dạy trong Quốc Tử Giám.
b. Thiên văn học và lịch pháp
- Người Trung Quốc cổ đại sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học: ghi chép về thời tiết, khí hậu, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
+ Sách Xuân Thu đã ghi chép chính xác về các lần nguyệt thực trong 242 năm.
+ Nhà thiên văn học Trương Hành đã giải thích hiện tượng nguyệt thực và tổng kết các tri thức về thiên văn học trong tác phẩm Linh hiến.
- Lịch thời Thương chia một năm thành 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Để khớp với vòng quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, người thời Thương đã thêm một tháng nhuận. Hệ thống 10 Thiên can và 12 Địa chi được người Trung Quốc sử dụng để ghi ngày, giờ, năm, tháng. Từ thời Hán, Lịch pháp tiếp tục có sự sửa đổi, hoàn thiện và được sử dụng cho đến nay.
c. Y học
- Các bộ sách y dược nổi tiếng: Hoàng đế nội kinh, Thần nông bản thảo kinh, Thương hàn tạp bệnh luận tập hợp những kinh nghiệm về khám chữa bệnh, các phương thuốc.
- Sách Châm cứu giáp ất kinh (thời Tây Tấn) trình bày chi tiết về kĩ thuật châm cứu.
- Sách Bản thảo cương mục (thời Minh) tập hợp 1892 loại cây thuốc.
- Các thầy thuốc nổi tiếng: Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Tôn Tư Mạc…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
Giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Những thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại đem lại ý nghĩa nào sau đây?
Những thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại đem lại ý nghĩa nào sau đây?
Câu 3:
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
Câu 4:
Cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước ở Trung Quốc dưới thời Đường có tên gọi là
Cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước ở Trung Quốc dưới thời Đường có tên gọi là
Câu 7:
Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình nào?
Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình nào?
Câu 10:
Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
Câu 12:
Giai cấp đông đảo nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc thời kì trung đại là
Giai cấp đông đảo nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc thời kì trung đại là
Câu 13:
Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc?
Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc?