Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp có đáp án

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp có đáp án

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp có đáp án

  • 352 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Cho các yếu tố sau:

1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Hàm lượng khí carbon dioxide

4. Nước

Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nước và hàm lượng khí carbon dioxide đều có sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình quang hợp.


Câu 4:

22/07/2024

Trong nhóm các loài thực vật dưới đây, đâu là nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh?

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh là A. Cây hoa giấy, cây lúa, cây cau, cây hoa sứ.

Đáp án B sai vì cây vạn niên thanh là cây ưa ánh sáng yếu.

Đáp án C sai vì cây sâm ngọc linh là cây ưa ánh sáng yếu.

Đáp án D sai vì cây vạn niên thanh là cây ưa ánh sáng yếu.


Câu 5:

29/07/2024

Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm,Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.

Trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng là để cây có đủ lượng ánh sáng tối ưu cho quang hợp, giúp cây tổng hợp chất hữu cơ nhiều hơn. Nhờ đó, cây trồng sinh trưởng, phát triển, sinh sản tốt; rút ngắn thời gian canh tác; năng suất cây trồng tăng

→ A đúng .B,C,D sai

Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp:

1. Ánh sáng

- Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây thực hiện quá trình quang hợp.

- Các loài cây khác nhau có nhu cầu về cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng khác nhau. Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng làm quang hợp của cây tăng lên hoặc giảm đi.

+ Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh: mọc ở nơi quang đãng, phiến lá nhỏ, màu xanh nhạt,… Ví dụ: hoa giấy, hoa hồng, cây phượng,…

+ Nhóm cây ưa ánh sáng yếu: mọc ở dưới tán cây khác hoặc nơi có ánh sáng yếu, phiến lá rộng, màu xanh thẫm,… Ví dụ: cây lá lốt, cây trầu không, cây vạn niên thanh,…

2. Carbon dioxide

- Carbon dioxide chính là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp.

- Nồng độ carbon dioxide thích hợp để cây quang hợp là khoảng 0,03%.

- Nếu nồng độ carbon dioxide tăng lên thì quá trình quang hợp tăng nhưng khi tăng quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cho quang hợp ngừng lại.

3. Nước

- Vai trò của nước đến quang hợp của cây xanh:

+ Nước là nguyên liệu tham gia vào quá trình quang hợp ở cây xanh

+ Nước là thành phần chiếm nhiều nhất trong cây, là phương tiện để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây.

+ Nước điều tiết khí khổng đóng mở giúp cho CO2 khuếch tán vào lá đến lục lạp để cung cấp nguyên liệu cho quang hợp đồng thời thải O2 ra ngoài.

- Quang hợp diễn ra bình thường khi cây đủ nước. Nếu thiếu nước, khí khổng đóng lại dẫn đến khí carbon dioxide đi vào lá giảm làm cho quang hợp giảm.

- Nhu cầu nước phụ thuộc vào từng loài và từng giai đoạn phát triển khác nhau:

+ Nhu cầu nước ở các cây khác nhau là khác nhau:

Cây cần nhiều nước: cây lúa, cây rau muống, cây cải, cây bèo,…

+ Nhu cầu nước của một loài cây trong các giai đoạn phát triển khác nhau là khác nhau: Giai đoạn bén rễ và làm đòng thì cây lúa cần nhiều nước, còn khi lúa đã chín thì nhu cầu nước của cây ít đi.

4. Nhiệt độ

- Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới các phản ứng trong quang hợp của thực vật.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật:

+ Quang hợp ở cây xanh diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20 – 30oC.

+ Khi nhiệt độ giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, đều khiến quá trình quang hợp giảm hoặc ngừng lại.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp


Câu 6:

21/07/2024

Cường độ quang hợp là

Xem đáp án

Đáp án đúng: C

Cường độ quang hợp là đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số mg carbon dioxide lá hấp thụ hay số mg oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (mg CO2/ dm2 lá/giờ)


Câu 7:

20/07/2024

Trong nhóm cây dưới đây, nhóm cây trồng nào cần ít nước?

Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Nhóm cây trồng cần ít nước bao gồm: B. Cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

Đáp án A sai vì cây khoai môn cần nhiều nước.

Đáp án C, D sai vì cây ráy cần nhiều nước.


Câu 8:

22/07/2024

Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là

Xem đáp án

Đáp án đúng: B

Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là 20⸰C - 30⸰C.


Câu 9:

18/07/2024

Cho các mệnh đề sau:

1. Thoát hơi nước

2. Hút khí carbon dioxide

3. Nơi sống cho sinh vật khác

4. Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác

5. Thải khí oxygen

6. Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh

7. Chống xói mòn và sạt lở đất

8. Hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất

9. Hạn chế biến đổi khí hậu

Trồng và bảo vệ cây xanh có số vai trò là

Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Vai trò của trồng và bảo vệ cây xanh bao gồm:

- Thoát hơi nước

- Hút khí carbon dioxide

- Nơi sống cho sinh vật khác

- Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác

- Thải khí oxygen

- Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh

- Chống xói mòn và sạt lở đất

- Hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất

- Hạn chế biến đổi khí hậu


Câu 10:

18/07/2024

Ghép cột A với mệnh đề ở cột B

Cột A

Cột B

a. Cường độ quang hợp tăng

1. Nhiệt độ 35oC

2. Tưới tiêu nước hợp lí

3. Đảm bảo mật độ và khoảng cách giữa các cây

b. Cường độ quang hợp giảm

4. Chiếu sáng đèn vào ban đêm

5. Hạn chế tưới nước cho cây

6. Nhiệt độ 15oC

Đáp án đúng là
Xem đáp án

Đáp án đúng: B

- Cường độ quang hợp tăng khi cây trồng được tưới tiêu hợp lí, đảm bảo mật độ và khoảng cách giữa các cây, chiếu sáng đèn vào ban đêm.

- Cường độ quang hợp giảm khi nhiệt độ 35oC, nhiệt độ 15oC, khi cây không được tưới nước đầy đủ.


Câu 12:

19/07/2024

Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, An đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau:

Phương pháp 1: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 2: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 3: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Theo em, An nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, thì An phải tiến hành thí nghiệm sao cho chỉ mỗi yếu tố nhiệt độ thay đổi, các yếu tố tác động đến 2 chậu đậu khác phải là như nhau thì thí nghiệm mới đem lại kết quả chính xác nhất. Do vậy mà 3 phương án thí nghiệm trên đều không đạt yêu cầu vì ngoài yếu tố nhiệt độ khác nhau thì yếu tố ánh sáng giữa các thí nghiệm cũng có sự khác nhau.


Câu 13:

23/07/2024

Vì sao trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng?

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 20 – 30oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.


Câu 14:

18/07/2024

Cho các biện pháp sau:

1. Ngâm hạt giống trước khi gieo vào nước lạnh sau đó chuyển sang nước nóng để tăng tính chống chịu của hạt giống.

2. Bón phân hợp lí

3. Lắp đèn LED với cường độ ánh sáng và màu sắc khác nhau

4. Lắp đặt mái che

5. Tưới tiêu nước hợp lí

Biện pháp chống nóng cho cây trồng là

Xem đáp án

Đáp án đúng: D

Biện pháp chống nóng cho cây trồng là:

- Ngâm hạt giống trước khi gieo vào nước lạnh sau đó chuyển sang nước nóng để tăng tính chống chịu của hạt giống

- Bón phân hợp lí

- Lắp đặt mái che

- Tưới tiêu nước hợp lí


Câu 15:

19/07/2024

Tại sao những cây như cây vạn niên thanh, cây địa lan lại có thể trồng được trong nhà?

Xem đáp án

Đáp án đúng: A

Những cây như cây vạn niên thanh, cây địa lan lại có thể trồng được trong nhà vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.


Bắt đầu thi ngay