Câu hỏi:
23/07/2024 222Vì sao trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng?
A. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 20 – 30oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
B. Vì khi không chống rét và chống nóng cho cây thì cây trồng sẽ chết.
C. Vì khi cây bị nóng thì cần tưới nhiều nước cho cây, do vậy cần chống nóng để giảm bớt lượng nước tưới. Khi cây bị rét quá thì cần chống rét để hạn chế sâu bệnh phá hại cây trồng.
D. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 30 – 35oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
Trả lời:
Đáp án đúng: A
Trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 20 – 30oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?
Câu 2:
Cho các đặc điểm sau:
1. Thường mọc ở những nơi quang đãng
2. Phiến lá thường nhỏ
3. Lá thường có màu xanh sẫm
4. Lá thường có màu xanh sáng
5. Thường mọc dưới tán cây khác
6. Phiến lá thường rộng
Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng yếu là
Câu 3:
Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh trong suốt úp ngược và đặt trong cốc thủy tinh đừng đầy nước. Lấy ống nghiệm chứa đầy nước, dùng ngón tay cái bịt vào đầu ống nghiệm rồi úp lên cuống phễu thủy tinh. Chiếu ánh sáng đèn vào cốc thủy tinh chứa ống nghiệm khoảng 15 - 20 phút. Thay đổi cường độ chiếu sáng bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đèn và cành rong. Cành rong đuôi chó quang hợp giải phóng khí oxygen tạo bọt khí. Khi khoảng cách đèn càng xa, số lượng bọt khí càng ít.
Em hãy cho biết, thí nghiệm bạn An làm nhằm chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến quá trình quang hợp của cây?
Câu 5:
Cho các yếu tố sau:
1. Ánh sáng
2. Nhiệt độ
3. Hàm lượng khí carbon dioxide
4. Nước
Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
Câu 6:
Cho các đặc điểm sau:
1. Thường mọc ở những nơi quang đãng
2. Phiến lá thường nhỏ
3. Lá thường có màu xanh sẫm
4. Lá thường có màu xanh sáng
5. Thường mọc dưới tán cây khác
6. Phiến lá thường rộng
Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng mạnh là
Câu 8:
Cho các biện pháp sau:
1. Ngâm hạt giống trước khi gieo vào nước lạnh sau đó chuyển sang nước nóng để tăng tính chống chịu của hạt giống.
2. Bón phân hợp lí
3. Lắp đèn LED với cường độ ánh sáng và màu sắc khác nhau
4. Lắp đặt mái che
5. Tưới tiêu nước hợp lí
Biện pháp chống nóng cho cây trồng là
Câu 10:
Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, An đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau:
Phương pháp 1: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.
Phương pháp 2: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.
Phương pháp 3: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.
Theo em, An nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?
Câu 11:
Tại sao những cây như cây vạn niên thanh, cây địa lan lại có thể trồng được trong nhà?
Câu 12:
Trong nhóm các loài thực vật dưới đây, đâu là nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh?
Câu 13:
Cho các mệnh đề sau:
1. Thoát hơi nước
2. Hút khí carbon dioxide
3. Nơi sống cho sinh vật khác
4. Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác
5. Thải khí oxygen
6. Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh
7. Chống xói mòn và sạt lở đất
8. Hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất
9. Hạn chế biến đổi khí hậu
Trồng và bảo vệ cây xanh có số vai trò là
Câu 14:
Ghép cột A với mệnh đề ở cột B
Cột A |
Cột B |
a. Cường độ quang hợp tăng |
1. Nhiệt độ 35oC |
2. Tưới tiêu nước hợp lí |
|
3. Đảm bảo mật độ và khoảng cách giữa các cây |
|
b. Cường độ quang hợp giảm |
4. Chiếu sáng đèn vào ban đêm |
5. Hạn chế tưới nước cho cây |
|
6. Nhiệt độ 15oC |