Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế
Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế (P2)
-
649 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2:
17/07/2024Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của ai kết tinh trong hàng hóa đó?
Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
19/07/2024Kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị là xuất hiện
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị. Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
31/08/2024Những nội dung nào sau đây không phải là chức năng của tiền tệ?
Đáp án đúng là : D
- Điều tiết tiêu dùng không phải là chức năng của tiền tệ
Tiền tệ có 5 chức năng gồm: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiện tệ thế giới.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Tiền tệ
a. Nguồn gốc tiền tệ
- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
- Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
- Bốn hình thái giá trị (đọc thêm)
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.
+ Hình thái giá trị chung.
+ Hình thái tiền tệ.
b. Các chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị
+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).
+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.
- Phương tiện lưu thông
+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.
+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.
- Phương tiện cất trữ
+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.
+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.
- Phương tiện thanh toán
+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)
+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.
- Tiền tệ thế giới
+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.
+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái.
=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 5:
17/07/2024Tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán khi nào?
Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán khi được dùng để chi trả sau giao dịch. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân là việc công dân làm sau khi đã có tổng thu nhập theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
17/07/2024Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền thực hiện chức năng
Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, thực hiện chức năng tiền tệ thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
22/07/2024Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được gọi là
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
23/09/2024Các nhân tố cơ bản của thị trường là:
Đáp án đúng là: A
Các nhân tố cơ bản của thị trường là: hàng hóa; tiền tệ; người mua; người bán. Từ đó hình thành các quan hệ: hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hóa
A đúng
- B sai vì giá cả và giá trị chỉ là kết quả của sự tương tác trên thị trường, không phải là thành phần trực tiếp. Các nhân tố cơ bản gồm hàng hóa, tiền tệ, người mua, và người bán mới là những yếu tố tạo nên thị trường.
- C sai vì kết quả của sự tương tác giữa cung và cầu. Thị trường hình thành từ sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người mua và người bán, trong đó giá cả được xác định sau khi có sự tương tác.
- D sai vì cung - cầu là quy luật chi phối hoạt động thị trường, còn người sản xuất chỉ là một phần của người bán. Các nhân tố cơ bản bao gồm người mua, người bán, hàng hóa và tiền tệ, vì chúng trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi trên thị trường.
Các nhân tố cơ bản của thị trường bao gồm hàng hóa, tiền tệ, người mua và người bán, tạo nên sự tương tác và trao đổi trong nền kinh tế.
-
Hàng hóa: Là sản phẩm hoặc dịch vụ mà người bán cung cấp cho người mua. Hàng hóa có thể là hữu hình (như lương thực, quần áo) hoặc vô hình (dịch vụ, thông tin).
-
Tiền tệ: Đóng vai trò là phương tiện trao đổi, giúp người mua và người bán thực hiện giao dịch dễ dàng hơn. Tiền tệ còn là thước đo giá trị, giúp định giá hàng hóa và dịch vụ một cách nhất quán.
-
Người mua: Là những cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu và khả năng thanh toán để mua hàng hóa hoặc dịch vụ. Người mua tạo ra nhu cầu, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị hàng hóa.
-
Người bán: Là những người cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người mua. Họ cung cấp các sản phẩm với mục đích tạo ra lợi nhuận.
Tất cả các yếu tố này tương tác với nhau để tạo thành một thị trường, nơi cung cầu gặp gỡ và giá cả được xác định dựa trên sự tương tác giữa người mua và người bán.
Câu 9:
17/07/2024Anh X sau quá trình nghiên cứu, học hỏi đã làm được một sản phẩm dinh dưỡng rất thơm ngon, được người mua phản hồi tốt, số lượng đơn hàng ngày càng tăng. Trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng
Anh X mang sản phẩm của mình ra thị trường bán. Sản phẩm đó phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội nên bán được, những chi phí lao động để sản xuất ra sản phẩm đó được xã hội chấp nhận, giá trị của sản phẩm được thực hiện.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
08/10/2024Dựa nào chức năng nào của thị trường mà người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất?
Đáp án đúng là : A
- Dựa nào chức năng thông tin,của thị trường mà người bán đưa ra những quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận, còn người mua sẽ điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
Các thông tin này bao gồm việc phân tích sự thay đổi của giá cả, phản hồi từ khách hàng, và đối thủ cạnh tranh, giúp người bán điều chỉnh sản lượng, giá bán, hoặc phương thức kinh doanh một cách linh hoạt và hiệu quả.
Đối với người mua, chức năng thông tin của thị trường giúp họ nắm rõ giá cả hàng hóa, chất lượng sản phẩm và các lựa chọn thay thế, từ đó điều chỉnh quyết định mua sắm sao cho có lợi nhất. Họ có thể so sánh giá cả và các yếu tố khác như chất lượng và dịch vụ để tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu rủi ro mua hàng kém chất lượng hoặc giá quá cao.
Như vậy, chức năng thông tin của thị trường giúp cả người mua và người bán ra quyết định có lợi hơn dựa trên dữ liệu và xu hướng thị trường.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Thị trường
a. Thị trường là gì
Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
b. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa
- Chức năng thông tin
- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 11:
21/07/2024Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động
Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
17/07/2024Trong sản xuất, người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa như thế nào với thời gian lao động xã hội cần thiết?
Trong sản xuất: người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
17/07/2024Trong quá trình sản xuất, người A có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, khi đó, người A sẽ
Khi người lao động có giá trị lao động cá biệt lớn hơn giá trị lao động xã hội cần thiết sẽ vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị và sẽ bị lỗ vốn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
17/07/2024Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc
Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
17/07/2024Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục
Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động xã hội cần thiết.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
17/07/2024Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải như thế nào so với tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất?
Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:
18/08/2024Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?
Đáp án: D
Tác động của quy luật giá trị là: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên, phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
=> Chọn D vì đó không phải tác động của quy luật giá trị.
* Nội dung của quy luật giá trị
- Nội dung khái quát: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
- Biểu hiện: Trong sản xuất và trong lưu thông
+ Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
+ Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
+ Đối với một hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá trị của nó nhưng bao giờ ũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa.
+ Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất.
* Tác động của quy luật giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên
Lý thuyết Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa | GDCD lớp 11 (ảnh 1)
Tăng năng suất lao động
- Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa
+ Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó giàu lên nhanh chóng.
+ Những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Giải GDCD 11 Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Câu 18:
18/07/2024Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận cần tránh
Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm…làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa → làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
17/07/2024Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt
Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt hạn chế cần được tính đến khi vận dụng nó ở nước ta hiện nay.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20:
17/07/2024Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là
Nguyên nhân dẫn đến việc phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là do điều kiện sản xuất của từng người là khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21:
21/07/2024Khi năng suất lao động tăng mà giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi thì lợi nhuận sẽ
Nếu giá cả không đổi, khi năng suất lao động tăng, người sản xuất sẽ được tăng lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22:
22/07/2024Ba cửa hàng bánh sinh nhật là A, B và C có chất lượng, mẫu mã tương đương nhau. Cửa hàng A làm 1 chiếc bánh mất 3h, cửa hàng B làm 1 chiếc bánh mất 5h, cửa hàng C làm 1 chiếc bánh mất 7h. Trong khi đó, thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra 01 chiếc bánh là 5h. Vậy, nhà sản xuất nào sẽ thu được lợi nhuận?
Cửa hàng A và B có thời gian lao động cá biệt phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết, là phù hợp với quy luật giá trị nên sẽ thu được lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23:
17/07/2024Anh X mở một xưởng sản xuất giày da. Để có thể thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên làm gì?
Để thu được nhiều lợi nhuận, anh X nên sử dụng các biện pháp khác nhau để tăng năng suất lao động, từ đó giảm thời gian lao động cá biệt, phù hợp với quy luật giá trị.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:
19/07/2024Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận được gọi là
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25:
22/07/2024Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26:
17/07/2024Đối tượng của cạnh tranh là
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27:
17/07/2024Nguyên nhân của cạnh tranh là
Cạnh tranh diễn ra do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 28:
17/07/2024Cạnh tranh ra đời khi
Cạnh tranh ra đời cùng quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29:
17/07/2024Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành nhiều
Mục đích cuối cùng là giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30:
17/07/2024Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của cạnh tranh
Giải quyết mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế không phải là biểu hiện của cạnh tranh.
Đáp án cần chọn là: C
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế (P1)
-
30 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế (P3)
-
30 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế (P4)
-
27 câu hỏi
-
45 phút
-