Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế
Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế (P3)
-
620 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?
Đáp án đúng là: D
Cạnh tranh tiêu cực, các chủ thể kinh tế đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường là biểu hiện mặt tiêu cực của cạnh tranh.
D đúng
- A sai vì kích thích lực lượng sản xuất phát triển là nỗ lực tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó thúc đẩy cạnh tranh tăng trưởng và sự phát triển bền vững trong nền kinh tế.
- B sai vì khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước giúp tăng cường sản xuất, cải thiện đời sống và nâng cao năng suất lao động, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và cạnh tranh quốc gia.
- C sai vì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua cạnh tranh giúp nâng cao GDP, cải thiện chất lượng đời sống và giảm đóng góp của nghèo đói.
*) Tính hai mặt của cạnh tranh
a. Mặt tích cực của cạnh tranh
- Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật phát triển và năng suất xã hội tăng lên.
- Khai thác tối đa mọi nguồn lực khác của đất nước vào phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Mặt hạn chế của cạnh tranh
- Làm cho môi trường sinh thái bị mất cân bằng.
- Xuất hiện những thủ đoạn phi pháp và bất lương.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Câu 2:
17/07/2024Trong sản xuất và lưu thông, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật được coi là
Cạnh tranh theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là cạnh tranh lành mạnh, là động lực kinh tế của sản xuất và lưu thông.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
22/07/2024Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt cơ bản, mang tính trội là
Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế sẽ được nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
23/07/2024Mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được điều tiết thông qua
Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt tích cực là cơ bản, mang tính trội, còn mặt hạn chế sẽ được nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế - xã hội thích hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
19/07/2024Nội dung nào dưới đây là mặt hạn chế của cạnh tranh?
Một trong những mặt hạn chế của cạnh tranh là việc các chủ thể kinh tế chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên dẫn đến tình trạng tài nguyên bị cạn kiệt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
05/11/2024Hoạt động nào sau đây được coi là cạnh tranh lành mạnh?
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Việc tăng cường khuyến mại là một hình thức quảng bá, thu hút khách hàng để sản phẩm tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, gia tăng doanh số, tăng khả năng cạnh tranh một cách lành mạnh.
*Tìm hiểu thêm: "Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội"
- Đối với cá nhân: Tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cá nhân.
-Đối với gia đình: Là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình; xây dựng gia đình văn hóa.
- Đối với xã hội:
+ Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.
+ Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị,
tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân
đối với Đảng.
+ Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 11 Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế
Câu 7:
22/07/2024Hành vi nào dưới đây là mặt trái của cạnh tranh?
Việc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng có thể hạ giá thành sản phẩm nhưng sẽ khiến chất lượng sản phẩm kém, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, làm rối loạn thị trường, vi phạm quy định của pháp luật. Đây là mặt trái của cạnh tranh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
21/07/2024Nếu em là người sản xuất, em sẽ làm gì để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình
Người sản xuất nên tăng chất lượng hàng hóa, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi để khẳng định thương hiệu, được khách hàng tin tưởng và ủng hộ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
17/07/2024Các sản phẩm nông nghiệp nước ta rất đa dạng, phong phù nhưng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác có chất lượng tốt. Theo em, để vượt qua khó khăn, tăng sức cạnh tranh, người nông dân cần làm gì để tăng tính cạnh tranh?
Để tăng khả năng cạnh tranh, người nông dân cần đổi mới công nghệ sản xuất để làm ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, hình thức đẹp, chất lượng cao, giá thành phù hợp, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, từ đó tăng sức cạnh tranh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
17/07/2024Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là
Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
17/07/2024Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là
Cung: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
18/07/2024Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với
Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
17/07/2024Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định
Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
17/07/2024Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng
Khi cầu tăng, người sản xuất có xu hướng mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đó cung có xu hướng tăng lên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
22/07/2024Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm sản xuất sẽ bị thu hẹp khiến cung có xu hướng giảm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
19/07/2024Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ
Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
20/07/2024Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ
Trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18:
21/07/2024Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng
Khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng tỉ lệ nghịch với nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19:
17/07/2024Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và cung của nhà sản xuất
Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
18/07/2024Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của
Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, được bảo đảm bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21:
17/07/2024Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người mua hàng trên thị trường
Khi cung lớn hơn cầu, giá cả thị trường nhỏ hơn giá trị sản xuất, vì vậy người mua hàng sẽ được lợi hơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22:
20/07/2024Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người bán hàng trên thị trường?
Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường sẽ lớn hơn giá trị sản xuất, người sản xuất và người bán hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23:
17/07/2024Chị H đang kinh doanh mặt hàng X nhưng trên thị trường cung mặt hàng này đang lớn hơn cầu. Theo em, chị H nên làm gì
Khi thị trường cung lớn hơn cầu, người kinh doanh nên điều chỉnh để lựa chọn mặt hàng kinh doanh mới có cung nhỏ hơn cầu để có thể bán được hàng và thu lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:
21/07/2024Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tích trữ hàng đến gần tết mới bán, đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Theo em, lúc đó, nhà nước thể hiện vai trò điều tiết khi
Nhà nước thực hiện điều tiết cung – cầu trên thị trường thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung – cầu ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25:
17/07/2024Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26:
17/07/2024Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội được gọi là
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27:
23/07/2024Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28:
22/07/2024Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên
Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí, từ đó xuất hiện khái niệm công nghiệp hóa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29:
17/07/2024Khái niệm hiện đại hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyền từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ
Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa, sử dụng rộng rãi người máy và những công nghệ hiện đại khác.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30:
23/07/2024Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình
Đất nước ta vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, là nguyên nhân hạn chết chất lượng tăng trưởng, cạnh tranh và hội nhập quốc tế, vì vậy cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.
Đáp án cần chọn là: C
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế (P1)
-
30 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế (P2)
-
30 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 11 (có đáp án) Công dân với kinh tế (P4)
-
27 câu hỏi
-
45 phút
-