Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
-
945 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
22/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm “tội phạm”?
Đáp án đúng là: B
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự.
Câu 2:
19/07/2024Trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có bao nhiêu chương quy định về hình phạt các tội phạm?
Đáp án đúng là: C
- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có 14 chương (từ Chương XIII đến Chương XXVI) quy định hình phạt các tội phạm.
Câu 3:
19/10/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm?
Đáp án đúng là: B
Tội phạm thường hoạt động với quy mô rộng hơn, bao gồm cả việc di chuyển giữa các khu vực, thành phố hoặc quốc gia để thực hiện hành vi vi phạm. Hành vi này không giới hạn trong một khu vực nhỏ mà thường nhằm tối đa hóa lợi ích và tránh sự truy bắt của cơ quan chức năng.
B đúng
- A sai vì việc hợp tác trong nhóm giúp tội phạm gia tăng sức mạnh, tài nguyên và khả năng thực hiện các hành vi vi phạm mà khó có thể đạt được khi hoạt động đơn lẻ. Các băng nhóm còn giúp nhau trốn tránh sự truy bắt của lực lượng chức năng và tạo ra một mạng lưới hỗ trợ cho các hoạt động phi pháp.
- C sai vì các phương pháp này cho phép tội phạm lừa dối nạn nhân và cơ quan chức năng để thực hiện hành vi vi phạm mà không bị phát hiện. Điều này giúp tội phạm dễ dàng chiếm đoạt tài sản hoặc lợi ích cá nhân, đồng thời tạo ra sự khó khăn trong việc truy tìm và xử lý.
- D sai vì chúng cung cấp sức mạnh và sự đe dọa cần thiết để thực hiện hành vi phạm tội, từ cướp bóc đến tấn công. Điều này không chỉ gia tăng khả năng thành công của tội phạm mà còn tạo ra nỗi sợ hãi cho nạn nhân và cộng đồng.
*) Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm
- Cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm là:
+ Câu kết thành các băng nhóm, tổ chức;
+ Lưu động trên phạm vi một hoặc nhiều tỉnh, thành phố;
+ Sử dụng thủ đoạn giả mạo, gian dối;
+ Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện;
+ Sử dụng công nghệ cao,...
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Giải GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Câu 4:
22/07/2024Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm
Đáp án đúng là: A
- Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, sử dụng tri thức, kĩ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông ở trình độ cao cố ý xâm phạm đến trật tự, an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lí hình sự.
Câu 5:
16/07/2024Hành vi sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật sẽ bị xử phạt theo những hình thức nào?
Đáp án đúng là: D
Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: hành vi sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật sẽ bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.
Câu 6:
15/07/2024Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……….. là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội”?
Đáp án đúng là: A
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội.
Câu 7:
14/07/2024Tệ nạn mại dâm là các hành vi
Đáp án đúng là: B
Tệ nạn mại dâm là các hành vi mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
Câu 8:
19/07/2024Tệ nạn cờ bạc là các hành vi
Đáp án đúng là: D
Tệ nạn cờ bạc là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trái pháp luật.
Câu 9:
20/07/2024Câu ca dao “Bạc ba quan tha hồ mở bát/ Cháo ba đồng chê đắt không ăn” phản ánh về loại tệ nạn xã hội nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Câu ca dao “bạc ba quan tha hồ mở bát/ cháo ba đồng chê đắt không ăn” phản ánh về tệ nạn cờ bạc.
Câu 10:
11/10/2024Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về tệ nạn mê tín dị đoan?
Đáp án đúng là: B
Câu tục ngữ “bói ra ma, quét nhà ra rác” phản ánh về tệ nạn mê tín dị đoan.
* Tìm hiểu thêm về "bói ra ma, quét nhà ra rác":
- Từ câu thành ngữ trên, ta có thể thấy rằng việc nói xấu người khác không chỉ là hành động thiếu tôn trọng và không chính đáng, mà còn có thể dẫn đến việc tạo ra những câu chuyện không có thật, gieo rắc rối và mất lòng tin trong các mối quan hệ. Mỗi người đều có những ưu điểm và nhược điểm, và việc tìm kiếm lỗi lầm của người khác không giúp chúng ta phát triển mà chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng và gây ra những mối hiểu lầm không đáng có.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Câu 11:
09/07/2024Trong dịp Tết Nguyên đán, P rủ mấy bạn đến nhà đánh tú lơ khơ ăn tiền. Nếu nhận được lời mời của P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
- Nếu nhận được lời mời của P, em nên:
+ Từ chối không tham gia.
+ Giải thích để P hiểu rõ: “đánh bạc là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thu bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Vì vậy, dù chỉ chơi tú lơ khơ ăn tiền với số tiền nhỏ, cũng là hành vi đánh bạc, vi phạm pháp luật”. Từ đó, tiếp tục khuyên P không nên rủ rê, lôi kéo các bạn khác tham gia chơi tú lơ khơ ăn tiền.
- Nếu P không nghe theo lời khuyên, em nên thông báo sự việc tới những người lớn tin cậy để nhờ sự hỗ trợ, khuyên bảo của họ.
Câu 12:
17/08/2024Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi
Đáp án đúng là: A
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan, tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
-Thêm vào đó,dùng bói toán, đồng bóng,sử dụng các hình thức mê tín dị đoan làm chết người; thu lợi bất chính 200 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
→ A đúng.B,C,D sai
* Phòng, chống tệ nạn xã hội
1. Tệ nạn xã hội
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội.
2. Một số tệ nạn xã hội
- Tệ nạn ma túy: là việc sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý và các hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Tệ nạn mại dâm: là các hành vi mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
- Tệ nạn cờ bạc: là các hành vi lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trái pháp luật.
- Tệ nạn mê tín dị đoan: là các hành vi thái quá, mù quáng, tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn
a) Phòng, chống tệ nạn mại dâm
- Nghiêm cấm các hành vi: mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật
- Xử phạt vi phạm hành chính tuỳ theo mức độ và trưởng hợp vi phạm đối với các hành vi: mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm; lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm…
- Phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với các hành vi: chứa mại dâm, môi giới mại dâm, mua dâm người dưới 18 tuổi.
b) Phòng, chống tệ nạn cờ bạc
- Xử phạt vi phạm hành chính tuỳ theo mức độ và trường hợp vi phạm đối với hành vi đánh bạc trái phép chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép.
c) Phòng, chống tệ nạn mê tín dị đoan
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi tham gia hoạt động mê tín dị đoan, tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
- Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tuỳ theo mức độ và trường hợp phạm tội đối với người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Giải GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Câu 13:
21/10/2024Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi: mua dâm; bán dâm; chứa mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.
B đúng
- A sai vì mua dâm, bán dâm và tổ chức hoạt động mại dâm vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nhằm bảo vệ trật tự xã hội, ngăn chặn tệ nạn xã hội và bảo vệ quyền lợi của cá nhân. Những hành vi này thường liên quan đến các vấn đề như bóc lột, lạm dụng và lây lan bệnh tật, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.
- C sai vì lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm vi phạm pháp luật Việt Nam, làm xói mòn trật tự xã hội và tạo điều kiện cho tệ nạn mại dâm phát triển. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của ngành nghề kinh doanh mà còn gây hại cho cộng đồng và các cá nhân liên quan.
- D sai vì cưỡng bức, môi giới mại dâm và bảo kê mại dâm vi phạm nghiêm trọng quyền con người và nguyên tắc bảo vệ nhân phẩm, tự do của cá nhân.
Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi tố giác các hành vi mua dâm, bán dâm và chứa mại dâm, mà ngược lại, việc này còn được khuyến khích để bảo vệ trật tự xã hội và đấu tranh với tội phạm. Theo Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật liên quan, người dân có quyền và nghĩa vụ tố giác tội phạm, bao gồm cả hành vi liên quan đến mại dâm.
Tố giác không chỉ giúp cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, việc tố giác hành vi mại dâm còn có thể giúp bảo vệ những người bị ép buộc tham gia vào hoạt động này, đồng thời tạo ra môi trường an toàn và lành mạnh hơn cho xã hội. Tuy nhiên, việc tố giác cần được thực hiện một cách chính xác và có trách nhiệm, tránh gây ra những hệ lụy tiêu cực cho bản thân và người khác.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Giải GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Câu 14:
22/07/2024Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội?
Đáp án đúng là: D
- Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội:
+ Tự giác thực hiện trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Tham gia học tập đầy đủ các nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội.
+ Gương mẫu thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống một số tệ nạn xã hội phổ biến; tự giác thực hiện quy tắc sinh hoạt ở cộng đồng, nơi công cộng.
+ Tham gia tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trưởng, cộng đồng tổ chức.
+ Phát hiện, ngăn chặn người thân, bạn bè và những người xung quanh vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Câu 15:
15/07/2024Chủ thể nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
Đáp án đúng là: A
Công dân có trách nhiệm phát hiện, tố giác và giúp đỡ cơ quan chức năng điều tra, xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về tệ nạn xã hội => hành vi của chị V không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế (944 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân (719 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 1. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (407 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 7. Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (345 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 4. Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường (343 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 2. Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh (330 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 6. Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo (304 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 8. Lợi dụng địa hình, địa vật (246 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 10. Kĩ thuật sử dụng lựu đạn (217 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDQP 11 CD Bài 9. Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo (205 lượt thi)