Trắc nghiệm GDCD 12(có đáp án) Công dân với các quyền tự do cơ bản
Đề số 1 Công dân với các quyền tự do cơ bản
-
526 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
11/07/2024Không ai bị bắt nếu
Đáp án là C
Lời giải: Không ai bị bắt nếu không có phê chuẩn của Viện Kiểm sát trừ phạm tội quả tang.
Câu 2:
15/07/2024Biểu hiện của quyền bất khả xâm phạm về thân thể là
Đáp án là B
Lời giải: Biểu hiện của quyền bất khả xâm phạm về thân thể là chỉ đuợc bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Câu 3:
18/07/2024Người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử được gọi là
Đáp án là B
Lời giải: Người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử được gọi là bị cáo.
Câu 4:
18/07/2024Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm mục đích
Đáp án là A
Lời giải: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nhằm mục đích ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người trái với quy định của pháp luật.
Câu 5:
18/07/2024Trong trường hợp nào sau đây ai cũng có quyền bắt người?
Đáp án là A
Lời giải: Trong trường hợp người đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt.
Câu 6:
23/07/2024Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
Đáp án là B
Lời giải: Trong trường hợp người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền được bắt.
Câu 7:
19/07/2024Các quyền tự do cơ bản của công dân là các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ giữa công dân với
Đáp án là B
Lời giải: Các quyền tự do cơ bản của công dân là các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước.
Câu 8:
07/08/2024Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp
Đáp án là A
Lời giải: Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội
→ B sai
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Bất kì người nào cũng có quyền bắt và tước vũ khí rồi giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát, hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
→ C sai
Bắt người đang bị truy nã là việc truy tìm, lùng bắt bị cáo bỏ trốn mà có lệnh của cơ quan có thẩm quyền cho lùng tìm để bắt (lệnh truy nã).
→ D sai
* Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung:
- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ
- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người
- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội
- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được
+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm
Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
* Ý nghĩa:
- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người
- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật
- Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Câu 9:
23/07/2024Bắt người khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được thuộc trường hợp
Đáp án là A
Lời giải: Bắt người khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được thuộc trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 10:
23/07/2024Bắt người khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn thuộc
Đáp án là A
Lời giải: Bắt người khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn thuộc bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 11:
19/07/2024Theo pháp luật Việt Nam, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội
Đáp án là A
Lời giải: Theo pháp luật Việt Nam, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Câu 12:
18/07/2024Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Việc bắt giữ người phải đeo đúng quy định của
Đáp án là C
Lời giải: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Việc bắt giữ người phải đeo đúng quy định của pháp luật.
Câu 13:
19/07/2024Bắt người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
Đáp án là A
Lời giải: Bắt người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
Câu 14:
18/07/2024Cơ quan nào sau đây có quyền ra lệnh bắt giam người?
Đáp án là D
Lời giải: Toà án, Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra các cấp có quyền ra lệnh bắt giam người.
Câu 15:
18/07/2024Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Đáp án là B
Lời giải: Bắt, giam, giữ người trái pháp luật vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 16:
21/07/2024Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bất bị can, bị cáo để tạm giam là
Đáp án là A
Lời giải: Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bất bị can, bị cáo để tạm giam là thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp.
Câu 17:
19/07/2024Để bắt người đúng pháp luật, ngoài thẩm quyền cần tuân thủ quy định nào khác của pháp luật?
Đáp án là C
Lời giải: Để bắt người đúng pháp luật, ngoài thẩm quyền cần tuân thủ quy định đúng trình tự, thủ tục.
Câu 18:
18/07/2024Phương án nào sau đây là quyền tự do cơ bản của công dân?
Đáp án là A
Lời giải; Bất khả xâm phạm thân thể của công dân là quyền tự do cơ bản của công dân.
Câu 19:
20/07/2024Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
Đáp án là D
Lời giải: Ủy ban nhân dân không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
Câu 20:
18/07/2024Trường hợp nào sau đây bắt người đúng pháp luật?
Đáp án là C
Lời giải: Việc bắt, giam, giữ người phải đúng trình tự và thủ tục do pháp luật qui định là đúng quy định của pháp luật.
Câu 21:
21/07/2024Phương án nào sau đây là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Đáp án là C
Lời giải: Khi cần công an có quyền bắt người để điều tra là sai về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 22:
21/07/2024Việc bắt người nào sau đây chưa cần phê chuẩn của Viện Kiểm sát?
Đáp án là A
Lời giải: Việc bắt người chuẩn bị phạm tội đặc biệt nghiêm trọng chưa cần phê chuẩn của Viện Kiểm sát.
Câu 23:
07/08/2024Bắt người trong trường hợp nào sau đây không thuộc trường hợp khẩn cấp?
Đáp án là D
Lời giải: Bắt người trong trường hợp khi nghi ngờ người đó trộm chó không thuộc trường hợp khẩn cấp.
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm.
→ D đúng.A,B,C sai
* Các quyền tự do cơ bản của công dân
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung:
- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ
- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người
- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội
- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được
+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm
Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Ý nghĩa:
- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người
- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật
- Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …”
- Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác
* Nội dung:
- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Ý nghĩa:
- Xác định địa vị pháp lý của công dân
- Đề cao nhân tố con người
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
- Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định
* Nội dung:
- Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án
+ Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh.
* Ý nghĩa:
- Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do
- Tránh mọi hành vi tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước
d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Ý nghĩa: Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị xâm phạm
e. Quyền tự do ngôn luận
- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước
- Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.
+ Một là: Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng
+ Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước…
+ Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở
* Ý nghĩa: Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Câu 24:
18/07/2024Phương án nào sau đây là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Đáp án là B
Lời giải: Bắt, giam, giữ người trái pháp luật là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 25:
18/07/2024Phương án nào sau đây thuộc quyền tự do về thân thể?
Đáp án là B
Lời giải: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ thuộc quyền tự do về thân thể.
Câu 26:
18/07/2024Theo quy định của pháp luật, người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp điều phải
Đáp án là B
Lời giải: Theo quy định của pháp luật, người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp điều phải lập biên bản.
Câu 27:
22/12/2024Nhận định nào dưới đây đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Đáp án là D
Giải thích: Chỉ được bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp phạm tội quả tang là nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
*Tìm hiểu thêm: "Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân"
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung:
- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ
- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người
- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội
- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được
+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm
- Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Câu 28:
16/08/2024Nội dung nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Đáp án đúng là : D
- Chỉ cần nghi ngờ là phạm tội thì công an có quyền bắt vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được hiểu là bất cứ ai cũng không có quyền được xâm hại đến các quyền lợi liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác dưới mọi hình thức. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể phải được đảm bảo trong mọi trường hợp, trong mọi hoàn cảnh.
→ D đúng. A, C, D sai.
* Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung:
- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ
- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người
- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội
- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
+Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được
+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm
- Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
* Ý nghĩa:
- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người
- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật
- Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác;
Lý thuyết GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Câu 29:
20/07/2024Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định nào sau đây?
Đáp án là C
Lời giải: Anh A phạm tội giết người, nhưng đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã.
Câu 30:
17/07/2024Anh A thấy anh B đang bắt trộm gà của nhà hàng xóm, anh A có quyền nào sau đây?
Đáp án là C
Lời giải: Anh A thấy anh B đang bắt trộm gà của nhà hàng xóm, anh A có quyền bắt anh B giao cho Ủy ban nhân dân gần nhất.
Câu 31:
20/07/2024A vay tiền của B. Đến hẹn trả mà A vẫn không trả. B nhờ người bắt nhốt A để gia đình A đem tiền trả nợ thì mới thả A. Hành vi này của B xâm phạm tới
Đáp án là A
Lời giải: Hành vi này của B xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 32:
18/07/2024Công an bắt giam nguời mà không có lệnh vì nghi lấy trộm xe máy là vi phạm quyền
Đáp án là D
Lời giải: Công an bắt giam nguời mà không có lệnh vì nghi lấy trộm xe máy là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 33:
18/07/2024Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Đáp án là D
Lời giải: Công an bắt người trong trường hợp một người đang bẻ khoá lấy trộm xe máy thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 34:
19/07/2024Công an được phép bắt người không cần lệnh để điều tra trong trường hợp nào sau đây?
Đáp án là A
Lời giải: Công an được phép bắt người không cần lệnh để điều tra trong trường hợp bắt gặp người đó đang có hành vi trộm cắp.
Câu 35:
17/07/2024Chứng kiến anh A vào bắt trộm gà của anh B khi anh B không có nhà, em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
Đáp án là C
Lời giải: trong trường hợp này, em được phép bắt anh B.
Câu 36:
23/07/2024Thấy B đi chơi với người yêu của mình về muộn, A cho rằng B tán tỉnh người yêu của mình nên đã bắt và nhốt B tại phòng trọ của mình. Nếu em là A, khi thấy B đi chơi với người yêu mình về muộn em nên xử sự như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật?
Đáp án là B
Lời giải: Nếu em là A, khi thấy B đi chơi với người yêu mình về muộn em nên nhắc nhở người yêu không nên đi chơi với bạn khác giới quá khuya.
Câu 37:
18/07/2024Người bị khởi tố hình sự theo quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát là
Đáp án là A
Lời giải: Người bị khởi tố hình sự theo quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát là bị cáo.
Câu 38:
17/07/2024Hoạt động của cơ quan điều tra để lùng bắt bị can khi bị can trốn hoặc không biết ở đâu là
Đáp án là D
Lời giải: Hoạt động của cơ quan điều tra để lùng bắt bị can khi bị can trốn hoặc không biết ở đâu là truy nã.
Câu 39:
18/07/2024Hành vi tố tụng hình sự do cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội là
Đáp án là C
Lời giải: Hành vi tố tụng hình sự do cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội là khởi tố bị can.
Câu 40:
11/07/2024Người đã bị Toà án đưa ra xét xử được gọi là
Đáp án là A
Lời giải: Người đã bị Toà án đưa ra xét xử được gọi là bị cáo.
Câu 41:
21/07/2024Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác là vi phạm quyền
Đáp án là D
Lời giải: Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 42:
21/07/2024Ở nước ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và
Đáp án là A
Lời giải: Ở nước ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.
Câu 43:
17/07/2024Hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác thì pháp luật nước ta
Đáp án là A
Lời giải: Hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác thì pháp luật nước ta nghiêm cấm.
Câu 44:
18/07/2024Dù cố ý hay vô ý, việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì được coi là
Đáp án là A
Lời giải: Dù cố ý hay vô ý, việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác thì được coi là vi phạm pháp luật.
Câu 45:
12/07/2024Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị
Đáp án là D
Lời giải: Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì tùy theo hậu quả mà áp dụng những hình thức xử phạt.
Câu 46:
18/07/2024Tính mạng và sức khoẻ của con người được bảo đảm an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới là nội dung của quyền
Đáp án là B
Lời giải: Tính mạng và sức khoẻ của con người được bảo đảm an toàn, không ai có quyền xâm phạm tới là nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 47:
19/07/2024Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền
Đáp án là A
Lời giải: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 48:
18/07/2024Đánh người gây thương tích bao nhiêu % trở lên thì bị truy, cứu hình sự?
Đáp án là C
Lời giải: Đánh người gây thương tích 13% trở lên thì bị truy, cứu hình sự.
Câu 49:
22/07/2024Đánh người gây thương tích là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
Đáp án là B
Lời giải: Đánh người gây thương tích là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Câu 50:
11/07/2024Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự?
Đáp án là D
Lời giải: Hành vi tung tin nói xấu người khác trên facebook xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự.
Bài thi liên quan
-
Đề số 2 Công dân với các quyền tự do cơ bản
-
50 câu hỏi
-
50 phút
-
-
Đề số 3 Công dân với các quyền tự do cơ bản
-
37 câu hỏi
-
50 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án): Công dân với các quyền tự do cơ bản (593 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án): Công dân với các quyền tự do cơ bản có đáp án (602 lượt thi)
- trắc nghiệm quyền tự do cơ bản (1137 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án): Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 1) (437 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12(có đáp án) Công dân với các quyền tự do cơ bản (525 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án): Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 2) (329 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân (6222 lượt thi)
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động (2391 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 (có đáp án): Quyền bình đẳng của công dân (2039 lượt thi)
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh (1724 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 (có đáp án): Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án (1404 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (1245 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án (1210 lượt thi)
- 124 câu trắc nghiệm Các hình thức thức thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật (1023 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 1) (1021 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật và đời sống (986 lượt thi)