Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án): Công dân với các quyền tự do cơ bản
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
-
577 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
13/07/2024Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín khi
Đáp án: A
Giải thích:
Căn cứ pháp lý tại khoản 2 điều 192 quy định cụ thể về căn cứ để kiểm tra dữ liệu điện tử như sau:
“Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử
2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử”.
Câu 2:
21/07/2024Trong lúc chị A ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn của giám đốc gửi đến, vì ghen ăn tức ở với chị nên anh C cùng phòng mở ra đọc rồi xóa tin nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới dây của công dân?
Đáp án: B
Giải thích: Nội dung Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.
Câu 3:
19/07/2024Hành vi nào dưới đây xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Đáp án: A
Giải thích: Nội dung Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác.
Câu 4:
28/07/2024Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
Đáp án đúng là: A
Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.
A đúng
- B sai vì quyền pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm thuộc nhóm quyền cơ bản của công dân.
- C sai vì quyền bầu cử, ứng cử của công dân là quyền chính trị.
- D sai vì quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở thuộc nhóm quyền về bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân,
*) Các quyền tự do cơ bản của công dân
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung:
- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ
- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …”
- Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác
* Nội dung:
- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
- Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật qui định
* Nội dung:
- Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác. Trừ một số trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án
+ Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẫn tránh.
d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Ý nghĩa: Bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội không bị xâm phạm
e. Quyền tự do ngôn luận
- Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước
- Quyền tự do ngôn luận của công dân được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.
+ Một là: Các cuộc họp ở cơ quan, trường học, tổ dân phố … trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng
+ Hai là: Có thể viết bài gửi đăng báo, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trường, chính sách và pháp luật của nhà nước…
+ Ba là: Đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở
* Ý nghĩa: Là cơ sở để công dân chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Câu 5:
20/07/2024Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác đều bị xử lí
Đáp án: B
Giải thích:
Điều 33 , Bộ luật dân sự 2015. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
Câu 6:
30/07/2024Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi đe doạ giết người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
Đáp án đúng là: A
Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân: Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
A đúng
- B sai vì đó là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mỗi cá nhân. Hành vi đe dọa giết người xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng và sức khỏe.
- C sai vì công dân có hành vi đe dọa giết người xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. Quyền này bao gồm cả sự bảo vệ khỏi các hành vi gây tổn hại về thể chất và tinh thần.
- D sai vì nhân phẩm của công dân là yếu tố liên quan đến quyền được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm, nhưng hành vi đe dọa giết người chủ yếu xâm phạm quyền về tính mạng và sức khỏe, không trực tiếp liên quan đến nhân phẩm.
*) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992: “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm …”
- Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác
* Nội dung:
- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Ý nghĩa:
- Xác định địa vị pháp lý của công dân
- Đề cao nhân tố con người
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Câu 7:
18/07/2024Hành vi đánh người, làm tổn hại sức khỏe của người khác là xâm phạm đến quyền tự do cơ bản nào của công dân?
Đáp án: B
Giải thích: Nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân : nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Câu 8:
18/07/2024Vì ghen ghét H học giỏi hơn mình nên Y đã tung tin xấu về H liên quan đến việc mất tiền của một bạn trong lớp lên trên Facebook. Trong trường hợp này Y đã xâm phạm tới
Đáp án: B
Giải thích:
Nội dung Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân : Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
+ Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.
Câu 9:
23/07/2024Ông P làm vườn và treo áo ở đầu hồi nhà. Khi làm xong, ông lục túi thì thấy mất 100000 đồng. Ông liền nghi ngay cho V đứa trẻ nhà hàng xóm lấy trộm. Ông P đã tự ý xông vào nhà V, bắt trói tay V kéo về nhà mình để tra hỏi, bắt ép V tự nhận là đã lấy tiền của mình mới thả trói. Hành vi của ông A không vi phạm quyền nào dưới đây?
Đáp án: D
Giải thích: Hành vi của ông A vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: tự ý xông vào nhà; quyền bất khả xâm phạm về thân thể: kéo về nhà mình, trói tay’, quyền bảo hộ về nhân phẩm, danh dư: nghi ngờ ngay cho V khi chưa tìm hiểu.
Câu 10:
15/07/2024Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
Đáp án: D
Giải thích: Nội dung Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: Không một ai, dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ.
Câu 11:
23/07/2024Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
Đáp án: B
Giải thích:
Các trường hợp pháp luật cho phép bắt người:bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội pháp thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người bị truy nã thì bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Câu 12:
13/07/2024Hành vi bắt có trẻ em để tống tiền xâm phạm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
Đáp án: A
Giải thích:
Căn cứ vào nội dung bài học :
- Không một ai, dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ.
- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật, phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Câu 13:
23/07/2024Anh A tự ý xông vào nhà anh N khám xét vì nghi ngờ anh N lấy trộm điện thoại của mình, hành vi này đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
- A sai, vì anh A chưa xúc phạm danh dự, nhân phẩm của anh N.
- B sai, vì anh A không có rình mò, theo dõi, công khai bí mật riêng tư của anh N.
- C đúng.
Giải thích: Dựa vào nội dung bài học Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: “Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp đặc pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.
- D sai, vì anh A chưa làm gì ảnh hưởng đến quyền nhân thân của anh N.
* Hậu quả khi xâm phạm chỗ ở người khác
Nếu hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác hội tụ đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi còn có thể bị truy tố và xét xử về tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 158 Bộ luật hình sự 2015). Mức áp dụng hình phạt tùy thuộc vào tính chất, mức độ biểu hiện của hành vi phạm tội. Theo đó:
1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được pháp luật công nhận và bảo hộ, tuy nhiên đây không phải là quyền tuyệt đối. Nhà nước chỉ bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để chống lại sự xâm phạm bất hợp pháp của những cá nhân, tổ chức khác đối với chỗ ở hợp pháp của công dân; còn khi công dân lợi dụng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để che giấu hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật thì quyền này không còn được pháp luật bảo vệ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản
Câu 14:
13/07/2024Do có mâu thuẫn với một cán bộ của Ủy ban nhân dân phường N, T đã viết phê phán sai sự thật về người cán bộ này. Hành vi của ta đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
Đáp án: B
Giải thích:
Căn cứ vào nội dung bài học: Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
+ Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.
Câu 15:
11/07/2024Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân quy định việc bắt và giam, giữ người chỉ thực hiện khi có quyết định hoặc phê chuẩn của:
Đáp án: C
Giải thích: Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Câu 16:
21/07/2024Theo quy định của Pháp luật công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành bắt giữ một người nào đó đang
Đáp án: D
Giải thích:
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp tiến hành việc bắt giữ một người nào đó đang truy lùng tội phạm.
Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự về bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì không chỉ có các cơ quan có thẩm quyền mới có quyền bắt giữ đối tượng phạm tội mà bất kỳ người nào cũng có quyền bắt giữ người phạm tội đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã. Sau khi bắt các đối tượng này thì cần phải giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Câu 17:
19/07/2024Bà V cho rằng đàn trâu nhà anh H đã phá nát ruộng rau nhà mình nên bà đã chửi đổng khiến anh H tức giận và anh đã lấy gậy đánh trọng thương khiến bà V phải nhập viện. Anh H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
Đáp án: B
Giải thích:
Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
+ Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Câu 18:
21/07/2024Công an có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Đáp án: C
Câu 19:
20/07/2024Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức
Đáp án: A
Giải thích: Nội dung quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân: Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều vừa trái đạo đức, vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theo pháp luật.
Câu 20:
20/07/2024Trong quá trình thực hiện lệnh khám nhà đối với gia đình ông A vì ông A chống đối và xúc phạm danh dự nên cán bộ D đã đạp vỡ bình gốm gia truyền rồi tiếp tục lăng mạ và đánh gãy tay ông A.Cán bộ D đã không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
Đáp án: C
Giải thích: Trong trường hợp này cán bộ D đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về tài chính cá nhân: đập vỡ bình gốm gia truyền; quyền được bảo hộ về sức khỏe: đánh gãy tay ông A; quyền bảo hộ về danh dự, nhân phẩm: lăng mạ ông A.
Câu 21:
17/07/2024H và K đang truy đuổi người cướp túi xách khi vào ngõ trong hẻm thì thấy mất dấu vết H nhìn quanh thấy có một ngôi nhà đang mở cổng nên bảo K và người bị mất cắp vào ngôi nhà đó để khám còn mình thì đi theo hướng khác để truy tìm hung thủ. Trong trường hợp này ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Đáp án: B
Giải thích: Trong trường hợp này K và người bị mất cắp đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi chưa được sự đồng ý của chủ nhà cũng như chưa được pháp luật cho phép.
Câu 22:
11/07/2024Thấy D đi chơi với S về muộn, V và H cho rằng D đã tán tỉnh ép nên đã kéo và nhốt D tại phòng trọ nhà mình, bắt phải hứa lần sau không được đến gần S nữa rồi hai tiếng sau mới trả cho về . Vài hôm sau D và K ( bạn của D) gặp V và H trong đám cưới sẵn có hơi men D và K đã gây gổ và dạy cho V và H một bài học để trả thù. Những ai dưới đây vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng sức khỏe của công dân?
Đáp án: C
Giải thích: Trong trường hợp này D và K đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng sức khỏe của công dân vì đã có hành vị gây gổ, hung hãn, côn đồ, đánh người
Câu 23:
23/07/2024Anh Q đi uống rượu về đang chạy xem máy trên đường thì bị 1 cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe kiểm tra. Lo sợ bị phát hiện nên anh Q đã không dừng xe mà tiếp tục bỏ chạy. Lúc đó, 2 anh cảnh sát mặc thường phục cùng với người cảnh sát đó phối hợp khống chế anh Q, buộc phải dừng xe.Khi bị bắt, anh Q đã chống đối và lấy con dao nhọn trong cốp xe đâm vào bụng một cảnh sát mặt thường phục, gây thương tích 2%. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?
Đáp án: C
Giải thích: Trong trường hợp này anh Q đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe vì Q đã có hành vi lấy dao nhọn đâm vào bụng cảnh sát gây thương tích, tổn hại sức khỏe của ah cảnh sát.
Câu 24:
23/07/2024Trong một lần đi dự tiệc sinh nhật của G, vốn sẵn có mâu thuẫn với anh S là bạn của anh G, anh B đã đem lời lăng mạ anh S, anh S bức xúc rủ thêm các anh M, N chặn đường đánh anh B làm anh B thương tật 35%. Hỏi những ai dưới xâm phạm đến các quyền tự do cơ bản của công dân?
Đáp án: A
Giải thích:
Trong trường hợp này:
Anh B vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Anh M và N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 25:
23/07/2024Do mâu thuẫn với Giám đốc D nên chị t đã dùng điện thoại chụp trộm nội dung công văn mật của Giám đốc để trên bàn, rồi nhờ anh E đăng lên Facebook và được anh K chia sẻ trên trang cá nhân với nội dung không tốt. Những ai dưới đây vi phạm quyền được đảm bả an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Đáp án: C
Giải thích: Trong trường hợp này chị Ta, anh E và anh K đều vi phạm quyền được đảm baoe an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín vì có những hành vi như: chụp trộm nội dung công văn mật, đăng nội dung lên facebook, chia sẻ thông tin.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án): Công dân với các quyền tự do cơ bản (576 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án): Công dân với các quyền tự do cơ bản có đáp án (579 lượt thi)
- trắc nghiệm quyền tự do cơ bản (1101 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án): Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 1) (417 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12(có đáp án) Công dân với các quyền tự do cơ bản (500 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 (có đáp án): Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 2) (313 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân (5662 lượt thi)
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động (2326 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 (có đáp án): Quyền bình đẳng của công dân (1951 lượt thi)
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh (1701 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 (có đáp án): Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án (1355 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (1202 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án (1168 lượt thi)
- 124 câu trắc nghiệm Các hình thức thức thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật (989 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 1) (988 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật và đời sống (971 lượt thi)