Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (phần 1)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (phần 1)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 (có đáp án): Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (phần 1)

  • 449 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là

Xem đáp án

Giải thích: Mục 1, SGK/62 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: D


Câu 2:

23/07/2024

Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/62 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B


Câu 3:

06/08/2024

Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

Bão ở Việt Nam có đặc điểm Mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.

Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới quét qua -> gây mưa lớn cho cả nước. - Hoat động của dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam là nguyên nhân chính khiên cho mùa bão nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.

Ở Việt Nam các cơn bão lớn lại hay đổ bộ ở miền Trung. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

→ B sai

Bão tập trung nhiều nhất ở nước ta vào tháng 9, tiếp đến là tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm đến 70% số cơn bão toàn mùa.

→ C sai

Trung bình mỗi năm có 12 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông, bao gồm cả những cơn hình thành tại chỗ và những cơn di chuyển từ Thái Bình Dương vào. Trong số đó chỉ có khoảng 6-7 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam.

→ D sai

* Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam

a) Khí hậu

- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.

- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo.

c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các bãi cát, muối,…

- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…

d) Thiên tai

- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.

- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.

- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu sâu sắc ảnh hưởng từ biển


Câu 4:

20/09/2024

Biện pháp phòng chống bão nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Việc di chuyển ra xa bờ có thể gặp khó khăn trong điều kiện thời tiết xấu và không đảm bảo an toàn cho thuyền viên. Hơn nữa, biện pháp này chỉ là một phần, trong khi cần có hệ thống dự báo và cảnh báo kịp thời để bảo vệ cả tàu thuyền và cộng đồng ven biển.

C đúng 

- A sai vì vùng ven biển cần củng cố công trình đê điều để bảo vệ đất liền khỏi triều cường, sóng lớn và ngập lụt do bão, giúp giảm thiểu thiệt hại cho tài sản và tính mạng con người. Việc này cũng tạo điều kiện cho việc ứng phó khẩn cấp hiệu quả hơn trong mùa bão.

- B sai vì nếu có bão mạnh, khẩn trương sơ tán dân là biện pháp phòng chống bão để đảm bảo an toàn cho tính mạng và sức khỏe của người dân. Sơ tán kịp thời giúp tránh thiệt hại do gió bão, lũ quét và các tình huống khẩn cấp khác.

- D sai vì ở đồng bằng, việc kết hợp chống úng, lụt giúp bảo vệ mùa màng và tài sản trong mùa mưa bão, trong khi ở vùng núi, chống lũ, xói mòn giúp ngăn chặn thiệt hại do lũ quét và sạt lở đất. Cả hai biện pháp đều hướng tới việc giảm thiểu tác động của bão và bảo vệ an toàn cho cộng đồng.

Biện pháp phòng chống bão cần thiết không chỉ là việc đưa tàu thuyền ra xa bờ, mà còn phải bao gồm nhiều khía cạnh khác như dự báo bão, cung cấp thông tin kịp thời và tổ chức sơ tán cho người dân ở vùng ven biển. Việc cho tàu thuyền ra xa bờ chỉ là một phần của giải pháp, bởi vì không phải lúc nào cũng có thể di chuyển kịp thời trong bão lớn.

Ngoài ra, tàu thuyền cũng cần có các biện pháp bảo vệ khác như neo đậu an toàn, trang bị thiết bị cứu hộ và tham gia vào các hệ thống cảnh báo. Nếu chỉ dựa vào việc ra xa bờ, các tàu thuyền có thể gặp nguy hiểm trong quá trình di chuyển và không đảm bảo an toàn cho thuyền viên. Do đó, cần phải có kế hoạch phòng chống bão tổng thể và linh hoạt để đảm bảo an toàn cho cả tàu thuyền và cộng đồng ven biển.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giải Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai


Câu 5:

23/07/2024

Ở Trung Bộ, nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X là do

Xem đáp án

Giải thích: Mục 2 – ý b, SGK/63 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C


Câu 6:

23/07/2024

Lũ quét xảy ra ở những nơi có điều kiện nào dưới đây?

Xem đáp án

Giải thích: Mục 2 – ý c, SGK/63 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B


Câu 7:

23/07/2024

Khu vực có động đất rất yếu ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.


Câu 8:

23/07/2024

Bão ở nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng nào?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.


Câu 9:

23/07/2024

Để phòng chống khô hạn lâu dài ở nước ta cần thực hiện biện pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Việc xây dựng các công trình thủy lợi như hồ chứa, đập, kênh mương, và hệ thống tưới tiêu là biện pháp quan trọng và thiết yếu để phòng chống khô hạn lâu dài. Các công trình này giúp điều tiết, lưu trữ và phân phối nước một cách hiệu quả, đảm bảo cung cấp nước ổn định cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt trong suốt cả năm, đặc biệt là trong mùa khô.

A đúng.

- B sai vì kỹ thuật canh tác trên đất dốc như canh tác theo bậc thang giúp ngăn chặn xói mòn và bảo vệ đất, nhưng không phải là biện pháp trực tiếp để giải quyết vấn đề khô hạn lâu dài. Đây là biện pháp quản lý đất đai hiệu quả hơn là quản lý nguồn nước.

- C sai vì trạm bơm nước có thể giúp cung cấp và điều tiết nước cho các vùng cần thiết trong ngắn hạn, nhưng không phải là giải pháp lâu dài và toàn diện để giải quyết khô hạn. Các trạm bơm phụ thuộc vào nguồn nước có sẵn và không giải quyết được vấn đề thiếu nước trong trường hợp khô hạn kéo dài.

- D sai vì tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn là biện pháp để tránh lũ quét và xói mòn vì cây sẽ làm tạo lực cản làm chậm tốc độ chảy của nước.

* Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

Thiên tai

Thời gian

Khu vực

Hậu quả

Biện pháp

Bão

Tháng 6 - 11 (mạnh nhất tháng 8, 9, 10).

Chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Gây thiệt hại lớn về người và của.

- Ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi.

- Dự báo chính xác.

- Sơ tán dân.

- Tích cực phòng chống bão.

Ngập lụt

 

Tháng 9 - 10.

- Vùng đồng bằng châu thổ, hạ lưu sông.

- Vũng trũng.

- Ngập úng hoa màu, ruộng đồng.

- Gây tắc nghẽn giao thông,…

- Trồng rừng.

- Xây dựng công trình ngăn thủy triều, thoát nước lũ.

Lũ quét

 

Tháng 6 - 10 (phía Bắc); Tháng 10 - 12 (Hà Tĩnh đến NTB).

Vùng núi.

- Thiệt hại về người và của.

- Sạt lở đất, cản trở giao thông.

- Trồng rừng, sử dụng đất hợp lí.

- Quy hoạch điểm dân cư tránh lũ quét.

Hạn hán

 

Diễn ra vào mùa khô (tùy từng khu vực).

- Các thung lũng khuất gió ở miền Bắc.

- Tây Nguyên, ĐNB.

- BTB và ven biển NTB.

- Cháy rừng.

- Ảnh hưởng đến nông nghiệp, đời sống sản xuất và sinh hoạt.

- Xây dựng công trình thủy lợi.

 

Các thiên tai khác

Diễn ra tùy từng nơi, khu vực và năm (Động đất, lốc, mưa đá,…).

Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng ven biển

Ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt.

Chủ động phòng chống vì các thiên tai này xảy ra bất thường, khó dự báo.

 

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giải Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai


Câu 10:

28/08/2024

Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : A

- Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ngọt trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là do nước thải công nghiệp và đô thị.

Gồm nước thải từ các nhà máy sản xuất công nghiệp và chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư đô thị,xả thải ra sông và chưa qua xử lý .

→ A đúng.B,C,D sai.

* Bảo vệ môi trường

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng của bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng bất thường về thời tiết, khí hậu,...

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất.

Bảo vệ tài nguyên, môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Mục tiêu: Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.

- Nhiệm vụ:

+ Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

+ Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và cả nhân loại.

+ Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.

+ Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

+ Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

 


Câu 11:

19/09/2024

Sự biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu là biểu hiện của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Mất cân bằng sinh thái môi trường là hậu quả của biến đổi khí hậu và thời tiết thất thường, nhưng bản thân nó không phải là sự biến đổi khí hậu, mà là hệ quả của nó.

A đúng 

- B sai vì do sự tích tụ chất thải và ô nhiễm từ hoạt động con người, không phải là sự biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu, vốn liên quan đến sự thay đổi bất thường trong các yếu tố khí hậu và thời tiết.

- C sai vì do chất thải từ hoạt động sản xuất, không phải là sự biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu, vốn liên quan đến sự thay đổi bất thường trong điều kiện khí tượng.

- D sai vì sử dụng hóa chất bừa bãi trong nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe, nhưng không phải là sự biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu, vốn liên quan đến thay đổi bất thường trong điều kiện khí tượng.

Biểu hiện của sự biến đổi thất thường về thời tiết và khí hậu bao gồm:

  1. Sự thay đổi nhiệt độ bất thường: Nhiệt độ có thể thay đổi nhanh chóng, chẳng hạn như nhiệt độ tăng đột ngột vào mùa đông hoặc giảm vào mùa hè, làm cho mùa màng và đời sống bị ảnh hưởng.

  2. Biến động lượng mưa: Lượng mưa có thể không ổn định, dẫn đến mưa lớn đột ngột hoặc hạn hán kéo dài, ảnh hưởng đến nông nghiệp và nguồn nước.

  3. Tăng cường các hiện tượng thời tiết cực đoan: Sự gia tăng tần suất và cường độ của bão, lũ lụt, hạn hán, và sóng nhiệt có thể xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng và sinh kế của người dân.

  4. Thay đổi mùa: Thời điểm bắt đầu và kết thúc của các mùa có thể không còn ổn định như trước, gây khó khăn cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt.

  5. Sự bất thường trong sự phân bố của các loài sinh vật: Các loài thực vật và động vật có thể di chuyển đến những khu vực mới hoặc thay đổi thời gian phát triển và sinh sản để thích ứng với điều kiện thời tiết thay đổi.

Những biểu hiện này đều cho thấy sự biến đổi thất thường có thể gây ra những tác động sâu rộng đến môi trường và xã hội.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

Giải Địa lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai


Câu 12:

23/07/2024

Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.


Câu 13:

23/07/2024

Vùng thường xảy ra lũ quét là

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: SGK/64, địa lí 12 cơ bản.


Câu 14:

23/07/2024

Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về đặc điểm hoạt động của bão ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.


Câu 15:

23/07/2024

Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.


Câu 16:

23/07/2024

Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.


Câu 17:

23/07/2024

Biểu hiện của mất cân bằng sinh thái ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/62, địa lí 12 cơ bản.


Câu 18:

23/07/2024

Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: SGK/63, địa lí 12 cơ bản.


Câu 19:

23/07/2024

Biện pháp phòng tránh bão là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/63, địa lí 12 cơ bản.


Câu 20:

23/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu khiến hiện tượng xói lờ bờ biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là do

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- Hoạt động khai thác cát trong sông tạo các hố, lạch sâu làm giảm lượng cát đến vùng cửa sông đây là nguyên nhân khiến quá trình lấn biển của vùng cửa sông đồng bằng chậm lại đáng kể.

- Lượng bồi tích (trầm tích) ven bờ thiếu hụt thúc đẩy quá trình xói lở ở đoạn bờ biển diễn ra nghiêm trọng hơn (đoạn bờ biển ven Biển Đông cũng như phía Vịnh Thái Lan).


Câu 21:

23/07/2024

Ở nước ta, đâu là vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Theo dự đoán của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC): với trên 80% diện tích mặt đất có độ cao thấp hơn 2,5m so với mặt nước biển khiến vùng ĐBSCL được đánh giá là khu vực sẽ gánh chịu nhiều tác hại nhất do BĐKH.

- Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ và nghiêm trọng hơn.

- Nếu mực nước biển dâng cao như đã nêu, sẽ có khoảng 90% diện tích trồng lúa ĐBSCL bị ngập hoàn toàn (không sản xuất được).

- Dân cư nhiều khu vực phải di chuyển nơi ở hoàn toàn.


Câu 22:

23/07/2024

Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nghiêm trọng như ở miền Nam là do

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

- Ở miền Bắc: Mùa khô không sâu sắc (không quá khô), kéo dài chỉ 3 – 4 tháng do cuối mùa đông gió mùa Đông Bắc qua biển mang đến một lượng mưa khá dồi dào, đặc biệt khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chủ yếu mưa phùn.

- Ở miền Nam mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, có nơi kéo dài 6 – 7 tháng khiến sự phân hóa mùa mưa – khô sâu sắc.


Câu 23:

23/07/2024

Các hoạt động khai thác cát ồ ạt ở các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long khiến cho tình trạng nào dưới đây ở khu vực này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động khai thác cát trong sông tạo các hố, lạch sâu làm giảm lượng cát đến vùng cửa sông là nguyên nhân khiến quá trình lấn biển của vùng cửa sông đồng bằng chậm lại đáng kể. Lượng bồi tích (trầm tích) ven bờ thiếu hụt đã thúc đẩy quá trình xói lở ở đoạn bờ biển diễn ra nghiêm trọng hơn (đoạn bờ biển ven Biển Đông cũng như phía Vịnh Thái Lan).


Bắt đầu thi ngay