Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 (có đáp án): Nhật Bản (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9: Nhật Bản (tiết 1): Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
-
2372 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
12/07/2024Quần đảo Nhật Bản nằm ở
Trả lời: đáp án A.
Giải thích:
Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á trên Thái Bình Dương.
Câu 2:
23/07/2024Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếu của gió nào sau đây?
Trả lời: đáp án A.
Giải thích:
Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
Câu 3:
21/07/2024Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của vùng nào Nhật Bản?
Trả lời: đáp án A.
Giải thích:
Phía Bắc Nhật Bản khí hậu ôn đới gió mùa, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
Câu 4:
23/07/2024Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu vùng nào của Nhật Bản?
Trả lời: đáp án B.
Giải thích:
Phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.
Câu 5:
23/07/2024Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là
Trả lời: đáp án C.
Giải thích:
Nhật Bản nghèo khoáng sản; ngoài than đá (trữ lượng không nhiều) và đồng các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể.
Câu 6:
22/07/2024Thiên tai nào sau đây thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản?
Trả lời: đáp án B.
Giải thích:
Nhật Bản thường xuyên hứng chịu thiên tai động đất, núi lửa: trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ; sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Câu 7:
21/07/2024Phát biểu nào dưới đây là đặc điểm kinh tế của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1952?
Trả lời: đáp án A.
Giải thích:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến 1952 nền kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.
Câu 8:
20/07/2024Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là
Trả lời: đáp án B.
Giải thích:
Người lao động Nhật Bản có đức tính cần cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.
Câu 9:
23/07/2024Nguyên nhân nào làm cho vùng biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú?
Trả lời: đáp án D.
Giải thích:
Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, dòng biển nóng lạnh (Corrosivo, Ôiasivo) gặp nhau tạo nên ngư trường lớn, nhiều loài cá.
Câu 10:
22/07/2024Nhận định nào là hạn chế lớn nhất trong phát triển công nghiệp Nhật Bản?
Trả lời: đáp án D.
Giải thích:
Nhật Bản là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản nghèo nàn,chủ yếu là than đá và đồng -> Nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp rất hạn chế. Ngành công nghiệp Nhật Bản chủ yếu phải nhập khẩu nguyên, nhiên liệu từ các quốc gia khác để phát triển => Đây là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển công nghiệp Nhật Bản.
Câu 11:
21/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Nhật Bản?
Đáp án đúng: A.
Giải thích:
Đặc điểm dân cư Nhật Bản là:
- Nhật Bản là nước đông dân => Nhận xét A đúng.
- Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần => Nhận xét C: tỉ suất gia tăng tự nhiên cao là không đúng.
- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển => Nhận xét B đúng.
- Cơ cấu dân số già => Nhận xét D đúng.
=> Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao không phải là đặc điểm dân cư Nhật Bản.
* Điều kiện tự nhiên Nhật Bản:
- Vị trí: Là quần đảo nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800km trên Thái Bình Dương.
- Bao gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu.
- Địa hình: chủ yếu là đồi núi (80%), đồng bằng nhỏ hẹp tập trung ở ven biển.
- Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có sự phân hoá Bắc - Nam.
- Tài nguyên: nghèo khoáng sản, thuỷ hải sản giàu có và phong phú.
* Dân cư Nhật Bản:
DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
- Dân số đông: 125,9 triệu người (năm 2020) - đứng thứ 11 thế giới.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: thấp và giảm dần.
- Cơ cấu dân số già: tỉ lệ > 65 tuổi cao, tăng nhanh, là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (83,6 tuổi - 2015).
Tháp dân số Nhật Bản năm 2015 và năm 2025 (dự báo)
- Tỉ lệ dân thành thị: cao 79% - 2004 (hơn 90% - 2015).
- Mật độ dân số: mật độ dân số cao, phân bố không đều.
- Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi.
+ Giờ giấc, tác phong công nghiệp cao, tự giác, kỉ luật nghiêm, thông minh,…
+ Giáo dục phát triển.
- Thành phần dân tộc: 99,3% dân số là người Nhật.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9: Nhật Bản – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Giải Địa lí 11 Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản
Câu 12:
20/07/2024Nội dung nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản?
Trả lời: đáp án C.
Giải thích:
Hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản được biểu hiện như sau:
- Thiếu lao động bổ sung trong tương lai -> do số trẻ em giảm nhanh.
- Chi phí phúc lợi xã hội lớn -> do số người già tăng nhanh.
- Sự thay đổi về cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế ở Nhật Bản.
=> Nhận xét A, B, D đúng.
- Mặt tích cực của già hóa dân số là đem lại cho Nhật Bản nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm -> do tỉ lệ người lớn tuổi cao => Đây không phải là hậu quả của già hóa dân số ở Nhật Bản.
Câu 13:
22/07/2024Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?
Đáp án đúng là: D
Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Khí hậu có sự phân hóa. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới.
D đúng
- A sai vì quốc gia này nằm trong vùng gió mùa, có nhiều dãy núi và tiếp giáp với biển, dẫn đến mưa nhiều suốt cả năm, đặc biệt là trong mùa hè và mùa mưa.
- B sai vì quốc gia này trải dài theo chiều dọc với nhiều vĩ độ khác nhau, dẫn đến sự biến đổi rõ rệt từ khí hậu ôn đới lạnh ở phía bắc đến khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới ở phía nam.
- C sai vì quốc gia này trải qua bốn mùa rõ rệt với nhiệt độ và lượng mưa thay đổi đáng kể: mùa đông lạnh giá, mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng ẩm, và mùa thu mát mẻ.
*) Điều kiện tự nhiên
- Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hôn su, Kiu xiu, Sicôcư, Hôccaiđô.
- Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, dòng biển nóng lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn, nhiều loài cá.
- Khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
- Thay đổi theo chiều Bắc Nam:
+ Bắc: ôn đới, mùa đông dài lạnh, có tuyết rơi.
+ Nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.
- Nghèo khoáng sản, ngoài than, đồng các loại khác không đáng kể.
- Nhiều thiên tai: trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ; sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9: Nhật Bản – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Câu 14:
17/08/2024Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản?
Đáp án đúng là: A
Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục của người Nhật là một trong những nguyên nhân tiên quyết giúp Nhật Bản khắc phục được những khó khăn về tự nhiên để nền kinh tế vươn lên vị trí tốp đầu thế giới.
A đúng
- B sai vì đặc tính cần cù, tinh thần trách nhiệm và coi trọng giáo dục không phải là yếu tố tạo nên sự cách biệt của người Nhật với người dân các nước khác, mà là những yếu tố hỗ trợ sự phát triển kinh tế và xã hội. Sự cách biệt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chính sách kinh tế, công nghệ, và môi trường đầu tư.
- C sai vì đặc tính cần cù, tinh thần trách nhiệm và coi trọng giáo dục không phải là trở ngại trong hợp tác lao động quốc tế của Nhật Bản. Thực tế, những đặc tính này thường được coi là lợi thế, góp phần vào hiệu quả và thành công trong các quan hệ hợp tác lao động.
- D sai vì đặc tính cần cù, tinh thần trách nhiệm cao và coi trọng giáo dục có ảnh hưởng lớn, chứ không phải ít nhiều, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản, chúng là những yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới.
Đặc tính cần cù, tinh thần trách nhiệm và coi trọng giáo dục là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản. Những đặc điểm này giúp tạo ra một lực lượng lao động có năng suất cao và sáng tạo, đồng thời khuyến khích sự học hỏi và đổi mới. Tinh thần trách nhiệm cao thúc đẩy hiệu quả công việc và giảm thiểu lãng phí. Việc coi trọng giáo dục dẫn đến nguồn nhân lực chất lượng, sẵn sàng thích ứng với công nghệ mới và quản lý tốt các quy trình sản xuất. Sự kết hợp của những yếu tố này tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững của Nhật Bản.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9: Nhật Bản – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Giải Tập bản đồ Địa Lí 11 Bài: 9 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Câu 15:
19/07/2024Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của Nhật Bản những năm 1973– 974 và 1979–1980 giảm xuống nhanh?
Trả lời: đáp án A.
Giải thích:
Những năm 1973– 974 và 1979–1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống chỉ còn 2,6%.
Câu 16:
22/07/2024Yếu tố vị trí địa lí và lãnh thổ giúp Nhật Bản phát triển mạnh loại hình giao thông vận tải nào sau đây?
Trả lời: đáp án D.
Giải thích:
Lãnh thổ Nhật Bản là một đất nước quần đảo, xung quanh đều giáp biển, đường bờ biển khúc khuỷu, kéo dài, có nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng hệ thống các cảng biển; vị trí địa lí gần với các tuyến hàng hải quốc tế và nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nên nhu cầu trao đổi hàng hóa lớn...
=> Đây là những điều kiện thuận lợi để Nhật Bản phát triển mạnh ngành giao thông vận tải biển.
Câu 17:
23/07/2024Nguyên nhân nào làm cho Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa?
Đáp đúng là: A
Giải thích:
“Vành đai lửa” Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. “Vành đai lửa” Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo: sự tượng xô dịch hoặc tách giãn nhau giữa các mảng kiến tạo. Hoạt động dịch chuyển này sinh ra các hiện tượng động đất, núi lửa.
Quần đảo Nhật Bản nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương -> vì vậy thường xuyên hứng chịu những trận động đất, núi lửa với cường độ mạnh.
* Điều kiện tự nhiên
- Vị trí: Là quần đảo nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800km trên Thái Bình Dương.
- Bao gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu.
- Địa hình: chủ yếu là đồi núi (80%), đồng bằng nhỏ hẹp tập trung ở ven biển.
- Khí hậu: nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, có sự phân hoá Bắc - Nam.
- Tài nguyên: nghèo khoáng sản, thuỷ hải sản giàu có và phong phú.
Tự nhiên Nhật Bản
* Dân cư
- Dân số đông: 125,9 triệu người (năm 2020) - đứng thứ 11 thế giới.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: thấp và giảm dần.
- Cơ cấu dân số già: tỉ lệ > 65 tuổi cao, tăng nhanh, là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (83,6 tuổi - 2015).
- Tỉ lệ dân thành thị: cao 79% - 2004 (hơn 90% - 2015).
- Mật độ dân số: mật độ dân số cao, phân bố không đều.
- Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi.
+ Giờ giấc, tác phong công nghiệp cao, tự giác, kỉ luật nghiêm, thông minh,…
+ Giáo dục phát triển.
- Thành phần dân tộc: 99,3% dân số là người Nhật.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 9: Nhật Bản – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Giải Địa lí 11 Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản
Câu 18:
18/07/2024Vì sao việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?
Trả lời: đáp án D.
Giải thích:
Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là: vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng:
- Tận dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo việc làm cho người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Tạo dựng được thị trường nhỏ ở khắp các địa phương trong nước.
- Các cơ sở sản xuất nhỏ dễ xoay đổi để thích nghi với sự thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế.
- Phát triển các xí nghiệp có quy mô lớn với nền sản xuất lớn và hiện đại để tăng cường khả năng cạnh tranh với các cường quốc kinh tế lớn.
=> Như vậy việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng giúp cho nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng khôi phục một cách toàn diện, vững chắc nhờ có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các xí nghiệp, phát huy tối đa vai trò của nguồn lao động, các cơ sở sản xuất nhỏ trong điều kiện tài nguyên hạn chế.
Câu 19:
20/07/2024Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nhân tố nào sau đây?
Trả lời: đáp án B.
Giải thích:
Giai đoạn 1952 – 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng GDP luôn đạt mức 2 con số. Nguyên nhân của sự phát triển thần kì trên là nhờ:
- Nhật Bản đã chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.
- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công.
=> Nhờ những chính sách phát triển đúng đắn trên, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục và đạt được thành tựu to lớn.
Câu 20:
22/07/2024Chiến lược nào sau đây không phải là nguyên nhân giúp cho nền kinh tế Nhật Bản những năm 1986-1990 phục hồi?
Trả lời: đáp án C.
Giải thích:
Sau khi bị chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ giai đoạn 1979-1980. Một lần nữa, chính phủ Nhật Bản đã phải điều chỉnh lại chiến lược kinh tế xoay quanh các hướng chủ yếu:
+ Đầu tư phát triển KH KT và công nghệ.
+ Phát triển các ngành công nghiệp nhiều chất xám.
+ Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
+ Hiện đại hóa, hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình....
Kết quả là nền kinh tế được phục hồi, những năm 1986-1990 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,3%.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 (có đáp án): Nhật Bản (2522 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (2316 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 (có đáp án): Liên Bang Nga (2206 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 (có đáp án): Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (2112 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (tiết 3): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (1268 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 7 (có đáp án): Liên minh Châu Âu (1185 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 6 (có đáp án): Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (988 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Khu vực Đông Nam Á (tiết 2): Kinh tế (678 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 (có đáp án): Ô-xtrây-li-a (tiết 1): Khái quát về Ô-xtrây-li-a (497 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 12 (có đáp án): Ô-xtrây-li-a (287 lượt thi)