Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 4)

  • 1367 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 11 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Biện pháp giúp cân bằng giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên và giải quyết các vấn đề xã hội mà nhân loại đang hướng tới là

Xem đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Khái niệm phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.


Câu 2:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %)Trắc nghiệm Địa Lí 11 Trắc nghiệm Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 4)

Biểu đồ nào dưới đây thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển trong thời kì 2000 – 2005?

Xem đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ tròn => Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nước phát triển và đang phát triển trong thời kì 2000 – 2005 là biểu đồ tròn.


Câu 3:

23/07/2024

Cho bảng số liệu:

TUỔI THỌ BÌNH QUÂN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2016 (Đơn vị: Tuổi)Trắc nghiệm Địa Lí 11 Trắc nghiệm Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 4)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây thứ tự sắp xếp giảm dần đúng tuổi thọ bình quân của một số quốc gia, năm 2016 là

Xem đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Cách tính: Tuổi thọ trung bình = (tuổi nam + tuổi nữ) / 2. Như vậy, ta có tuổi thọ trung bình của các nước như sau: Thái Lan 75,5 cao nhất; Việt Nam: 73,5; Phi-líp-pin: 68,5 thấp nhất và In-đô-nê-xi-a: 71 -> Thứ tự sắp xếp giảm dần tuổi thọ bình quân của một số quốc gia, năm 2016 là Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.


Câu 4:

23/07/2024

Dân số già gây ra hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội là

Xem đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Dân số già tỉ lệ trẻ em ít khiến cho nguồn lao động bổ sung trong tương lai giảm; ngược lại tỉ lệ người già tăng lên. Đây là hậu quả thiếu nhân lực thay thế.


Câu 5:

23/07/2024

Dân số già không dẫn tới hậu quả về mặt kinh tế - xã hội nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Dân số già dẫn tới nhiều hậu quả về mặt kinh tế - xã hội, đó là thiếu lực lượng lao động trong xã hội, các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già, nguy cơ giảm dân số làm cho nền kinh tế chậm phát triển.


Câu 6:

23/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề là

Xem đáp án

Đáp án C.

Giải thích: Môi trường bị suy thoái nặng nề bởi các chất khí thải từ hoạt động công nghiệp, chất thải công nghiệp và sinh hoạt.


Câu 7:

23/07/2024

Quốc gia nào thải lượng khí thải cacbon đioxit nhiều nhất vào môi trường?

Xem đáp án

Đáp án D.

Giải thích: Các nước có thải lượng khí thải cacbon đioxit nhiều nhất vào môi trường lần lượt là Trung Quốc 10 540 000 tấn; Hoa Kì 5 334 000 tấn; EU 3 415 000 tấn; Ấn Độ 2 341 000 tấn; Nga 1 766 000 tấn; tiếp đến là Nhật Bản, Liên Bang Đức,… Lượng khí thải từ các nhà máy xí nghiệp, công nghiệp của 10 quốc gia phát thải lớn nhất đóng góp 68.2% trong tổng số lượng phát thải của cả thế giới. Lượng khí thải này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề.


Câu 8:

23/07/2024

Hiện tượng nào sau đây dễ gây ra bệnh ung thư da?

Xem đáp án

Đáp án B.

Gợi ý: Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư da là do các tia cực tím từ ánh sáng Mặt Trời.

Giải thích: Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư da là do các tia cực tím từ ánh sáng Mặt Trời. Tầng ô dôn có vai trò quan trọng hấp thụ các tia cực tím chiếu xuống mặt đất. Khí thải CFC2 đã làm thủng tầng ô dôn ở Nam Cực, các tia cực tím dễ dàng xuyên qua tầng khí quyển chiếu thẳng xuống mặt đất gây nên bệnh ung thư da.


Câu 9:

23/07/2024

Vai trò quan trọng nhất của tầng ozon là

Xem đáp án

Đáp án A.

Giải thích: Tuy tầng ozon mỏng manh nhưng lại có vai trò rất quan trọng với sự sống trên Trái Đất. Tầng ozon sẽ hấp thụ tia cực tím từ bức xạ Mặt Trời, không cho những tia này đến với Trái Đất. Có thể nói, sự sống chỉ xuất hiện khi Trái Đất có tầng ozon. Vì vậy nếu tầng ozon bị phá hủy thì sẽ gây lên tác hại xấu đối với mọi sinh vật trên Trái Đất. Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa với việc tia UV sẽ chiếu đến Trái Đất nhiều hơn là tăng bệnh nhân bị ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển,…


Câu 10:

23/07/2024

Vấn đề nào cần quan tâm để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống toàn cầu?

Xem đáp án

Đáp án A.

Giải thích:

- Phát triên bền vững là sự phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, giải quyết được các vấn đề kinh tế - xã hôi và bảo vệ môi trường.

- Muốn phát triển bền vững, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề bùng nổ và già hóa dân số để có biện pháp cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống người dân toàn cầu. Đồng thời, cũng phải quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường và hòa bình thế giới.


Câu 11:

23/07/2024

 Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, các quốc gia cần

Xem đáp án

Đáp án D.

Giải thích:

- Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định, giải quyết được các vấn đề kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

- Hạn chế, loại trừ các mô hình sản xuất tiêu dùng thiếu bền vững và thay thế bằng các mô hình tiên tiến hiện đại giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng trưởng kinh tế và hạn chế lượng khí thải, chất thải độc hại ra môi trường từ đó sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.


Câu 12:

23/07/2024

Theo Liên hợp quốc, có khoảng 1,3 tỉ người trên toàn cầu, trong đó hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu

Xem đáp án

Đáp án C

Giải thích: Theo Liên hợp quốc, có khoảng 1,3 tỉ người trên toàn cầu, trong đó hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.


Câu 13:

23/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm biển và đại dương là do

Xem đáp án

Đáp án A

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm biển và đại dương là do sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu.


Câu 14:

23/07/2024

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là do

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích: Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là do khai thác thiên nhiên quá mức.


Câu 15:

09/10/2024

Mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới là

Xem đáp án

Đáp án B

Giải thích: Mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình của thế giới là xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền...).

*Tìm hiểu thêm: "Một số vấn đề khác"

- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới.

+ Nạn khủng bố: sử dụng thành tựu khoa học công nghệ để thực hiện (vũ khí sinh hoá học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính,…).

+ Hoạt động kinh tế ngầm: buôn lậu vũ khí, rửa tiền,…

- Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu

 


Câu 16:

23/07/2024

Biểu hiện nào cho thấy dân số thế giới đang có xu hướng già đi?

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích: Biểu hiện thấy dân số thế giới đang có xu hướng già đi là: Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.


Câu 17:

23/07/2024

Nhiệt độ Trái Đất tăng lên là do

Xem đáp án

Đáp án D

Giải thích: Nhiệt độ Trái Đất tăng lên là do lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương