Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu
-
1391 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Toàn cầu hóa là
Chọn D
Giải thích: Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,...
Câu 2:
05/01/2025Biểu hiện nào sau đây cho thấy thương mại thế giới phát triển mạnh?
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Biểu hiện cho thấy thương mại thế giới phát triển mạnh là: Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới.
*Tìm hiểu thêm: "Bùng nổ dân số"
- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX. Năm 2020 là 7,9 tỉ người.
- Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới).
- Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu
Câu 3:
23/07/2024Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là
Chọn C
Giải thích: Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là Việt Nam.
Câu 4:
23/07/2024Tính đến tháng 1 - 2007, tổ chức thương mại thế giới (WTO) có
Chọn C
Giải thích: Tính đến tháng 1 - 2007, tổ chức thương mại thế giới (WTO) có 150 thành viên.
Câu 5:
23/07/2024Tổ chức có vai trò lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn là
Chọn C
Giải thích: Tổ chức có vai trò lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn là Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Câu 6:
23/07/2024So với tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới luôn
Chọn D
Giải thích: So với tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới luôn cao hơn.
Câu 7:
23/07/2024Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chi phối tới bao nhiêu phần trăm hoạt động thương mại của thế giới?
Chọn D
Giải thích: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới.
Câu 8:
23/07/2024Chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới là
Chọn C
Giải thích: Chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Câu 9:
04/01/2025Các tổ chức quốc tế nào ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia?
Đáp án đúng là: B
Các tổ chức quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia là: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).
→ B đúng
- A sai vì tập trung vào các vấn đề chính trị, nhân quyền, lao động và xã hội hơn là trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu, nên không phải là tổ chức trọng tâm trong lĩnh vực này.
- C sai vì các diễn đàn thảo luận, đề xuất chính sách và kết nối các quốc gia phát triển, không trực tiếp triển khai các chương trình phát triển kinh tế toàn cầu, nên vai trò của họ hạn chế hơn trong phạm vi toàn diện.
- D sai vì không bao quát toàn bộ các khía cạnh kinh tế - xã hội toàn cầu, nên chưa thể đại diện cho tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế và đời sống của các quốc gia.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) là các tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu và đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia.
-
IMF: Giúp ổn định hệ thống tài chính quốc tế bằng cách cung cấp các khoản vay cho các nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán, đồng thời đưa ra các chính sách tư vấn về kinh tế và tài chính nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
-
WB: Tập trung vào việc giảm nghèo và phát triển kinh tế thông qua cung cấp tài chính, tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, và môi trường tại các quốc gia đang phát triển.
-
Tăng cường hợp tác toàn cầu: IMF và WB thúc đẩy sự phối hợp giữa các nước, tạo điều kiện cho dòng vốn quốc tế và công nghệ được chuyển giao hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững.
Các tổ chức này đã trở thành công cụ quan trọng để quản lý rủi ro tài chính toàn cầu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia thành viên.
Câu 10:
23/07/2024IMF (International Monetary Fund) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức
Chọn C
Giải thích: IMF (International Monetary Fund) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế.
Câu 11:
23/07/2024Tên viết tắt tiếng Anh của Quỹ tiền tệ quốc tế là
Chọn C
Giải thích: IMF (International Monetary Fund) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế.
Câu 12:
23/07/2024WB (World Bank) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức
Chọn C
Giải thích: WB (World Bank) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Ngân hàng Thế giới.
Câu 13:
23/07/2024Tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Ngân hàng Thế giới là
Chọn B
Giải thích: WB (World Bank) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức Ngân hàng Thế giới.
Câu 14:
23/07/2024Biểu hiện nào sau đây không đúng với các công ti xuyên quốc gia?
Chọn D
Giải thích: Biểu hiện không đúng với các công ti xuyên quốc gia là: Có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại.
Câu 15:
11/10/2024Nhận định nào sau đây không phải là mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế?
Đáp án đúng là : C
- Tăng cường tự do hóa thương mại trong phạm vi khu vực, không phải là mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế.
* Tác động tích cực của toàn cầu hoá
- Kinh tế:
+ Tăng cường kết nối các nền kinh tế thế giới thông qua hoạt động trao đổi thương mại, tài chính, đầu tư...
+ Xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu; tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.
- Công nghệ: Thúc đẩy quá trình hợp tác, chuyển giao khoa học, công nghệ, kĩ thuật giữa các quốc gia trên thế giới.
- An ninh, chính trị
+ Từng bước củng cố và hoàn thiện các thiết chế và hệ thống luật pháp quốc tế, tiến tới quản trị toàn cầu.
+ Đưa lại khả năng giải quyết nhiều vấn đề chung đang thách thức nhân loại như tội phạm quốc tế, di cư bất hợp pháp..
- Văn hoá, giáo dục
+ Tạo điều kiện giao lưu văn hoá, giáo dục quốc tế.
+ Thúc đẩy ngoại giao nhân dân, ngoại giao nhân dân, ngoại giao văn hoá thông qua hoạt động du lịch, du học.
- Ví dụ về tác động tích cực của toàn cầu hóa:
+ Ví dụ 1 (về kinh tế). Số lượng khách du lịch quốc tế đã gia tăng nhanh chóng trong những thập kỉ vừa qua, tạo ra nguồn thu khổng lồ cho các nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá. Từ năm 1995 đến năm 2019, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng từ 1,08 tỉ lên 2,4 tỉ người.
+ Ví dụ 2 (về chính trị). Các thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) luôn thúc đẩy hợp tác và chia sẻ quá trình ra quyết định về các vấn đề chính trị, hợp tác xây dựng các chính sách, quy định và luật pháp liên quan đến các quốc gia thành viên. Khung thể chế chung đó thúc đẩy đối thoại, đàm phán, đảm bảo ổn định chính trị và hợp tác bền vững.
+ Ví dụ 3 (về văn hóa). Làn sóng Hallyu là một thuật ngữ tiếng Hàn được dùng để miêu tả sự lan tỏa và phổ biến của văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài. Làn sóng Hallyu lấy mốc ra đời từ những năm 1990, nhưng đỉnh cao của nó đã xuất hiện vào những năm 2000 và 2010. Một số yếu tố chính đã góp phần vào sự phát triển của Hallyu bao gồm: Phim ảnh và truyền hình Hàn Quốc; Nhạc K-Pop; Phong cách thời trang; Ẩm thực…. Thông qua làn sóng này, nhiều nét đẹp văn hóa của Hàn Quốc đã được quảng bá rộng rãi ra nhiều nước trên thế giới.
♦ Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá
- An ninh, chính trị
+ Xuất hiện nhiều nguy cơ đe doạ an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, gây ra bởi các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
+ Xuất hiện nguy cơ lệ thuộc về an ninh, quân sự của các nước đang phát triển vào các nước lớn.
- Kinh tế, xã hội: xuất hiện nhiều thách thức về kinh tế, xã hội như sự lệ thuộc tài chính và công nghệ bên ngoài, phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội
- Văn hoá, giáo dục: xuất hiện nguy cơ xung đột giữa các nền văn hoá, làm mai một bản sắc văn hoá của các cộng đồng, dân tộc,...
- Ví dụ về tác động tiêu cực của toàn cầu hóa:
+ Ví dụ 1 (về chính trị): trong xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia phải đối mặt với nhiều nguy cơ, đặc biệt là các vấn đề an ninh phi truyền thống, như: an ninh thông tin; biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên cạn kiệt, bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư trái phép, tình trạng thiếu lương thực, đưa người di cư trái phép, buôn bán ma túy trái pháp luật và tội phạm xuyên quốc gia….
+ Ví dụ 2 (về kinh tế): Cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ (2008) đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới như Đức, Anh, Pháp, ... tác động không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu với sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu
I. Dân số
1. Bùng nổ dân số
- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX. Năm 2020 là 7,9 tỉ người.
- Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới).
- Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.
2. Già hóa dân số
- Dân số thế giới đang có xu hướng già đi:
+ Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm.
+ Tỉ lệ > 65 tuổi tăng.
+ Tuổi thọ trung bình thế giới ngày càng tăng.
- Hậu quả của cơ cấu dân số già:
+ Thiếu nguồn lao động trong tương lai.
+ Chi phí phúc lợi cho người già tăng.
+ Thiếu diện tích đất ở, tỉ suất sinh giảm.
II. Môi trường
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn
- Lượng CO2 tăng gây nên hiệu ứng nhà kính tăng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng.
- Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt -> mưa axit -> tầng ôdôn mỏng và thủng.
2. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương
- Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ gây ô nhiễm -> thiếu nước sạch.
- Chất thải công nghiệp chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu -> môi trường biển chịu nhiều tổn thất, ô nhiễm.
3. Suy giảm đa dạng sinh học
- Khai thác thiên nhiên quá mức làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng.
- Hậu quả là làm đi mất nhiều loài sinh vật, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất,…
Con culi ở Ấn Độ có nguy cơ tuyệt chủng
III. Một số vấn đề khác
- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới.
+ Nạn khủng bố: sử dụng thành tựu khoa học công nghệ để thực hiện (vũ khí sinh hoá học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính,…).
+ Hoạt động kinh tế ngầm: buôn lậu vũ khí, rửa tiền,…
- Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
Câu 16:
23/07/2024Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông, hồ là do
Đáp án D
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông, hồ là do chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí.
Câu 17:
23/07/2024Theo Liên hợp quốc, có khoảng 1,3 tỉ người ở đâu bị thiếu nước sạch?
Đáp án C
Giải thích: Theo Liên hợp quốc, có hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.
Câu 18:
23/07/2024Theo Liên hợp quốc, có hơn 1 tỉ người ở đâu bị thiếu nước sạch?
Đáp án B
Giải thích: Theo Liên hợp quốc, có hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 1)
-
19 câu hỏi
-
18 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 2)
-
18 câu hỏi
-
11 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 3)
-
18 câu hỏi
-
13 phút
-
-
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 4)
-
17 câu hỏi
-
11 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu (525 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu (1390 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa Lý 11 Bài 2 (có đáp án): Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (1640 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 (có đáp án): Một số vấn đề của châu lục và khu vực (1471 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lý 11 Bài 1 (có đáp án): Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. (810 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 2 (có đáp án): Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (733 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 (có đáp án): Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiết 1) (650 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 1 (có đáp án): Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (561 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 4 (có đáp án): Thực hành: Tìm hiểu những vấn đề cơ hội và thách thức (307 lượt thi)