Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu

  • 427 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vấn đề nào sau đây không phải là thách thức mang tính toàn cầu?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án D.

Giải thích:

Nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường.


Câu 2:

Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án C.

Giải thích:

Dân số thế giới có xu hướng già đi. Trong cơ cấu dân số theo tuổi, tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao và tuổi thọ của dân số thế giới ngày càng tăng.


Câu 3:

Trong các ngành sau, ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án B.

Giải thích:

Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, đặc biệt ở các nước phát triển đã đưa vào khí quyển một lượng lớn khí thải gây ra mưa axit ở nhiều nơi…


Câu 4:

Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án A.

Giải thích:

Do lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển đã gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.   


Câu 5:

Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là

Xem đáp án

Trả lời: đáp án A.

Giải thích:

Do lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển đã gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên, băng tan ở hai cực, nước biển dâng…


Câu 6:

Hiện nay, nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do

Xem đáp án

Trả lời: đáp án A.

Giải thích:

Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào sông, hồ đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi.


Câu 8:

Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là

Xem đáp án

Trả lời: đáp án D.

Giải thích:

Việc khai thác thiên nhiên quá mức của con người đã làm cho nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.


Câu 9:

Việc dân số thế giới tăng nhanh đã

Xem đáp án

Trả lời: đáp án B.

Giải thích:

Dân số thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước kém phát triển và đang phát triển. Dân số tăng nhanh gây sức ép rất lớn đến kinh tế - tài nguyên và môi trường (suy giảm – ô nhiễm môi trường nặng nề ở nhiều nước).


Câu 10:

Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án B.

Giải thích:

Dân số thế giới đang có sự già hóa, tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao. Sự già hóa dân số sẽ làm thiếu hụt một nguồn lao động rất lớn cho các quốc gia, vì vậy Nhà nước cần có chính sách phát triển dân số hợp lí.


Câu 11:

Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào dưới đây?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án C.

Giải thích:

Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh vật là làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất.


Câu 12:

 Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác giữa

Xem đáp án

Trả lời: đáp án A.

Giải thích:

 Để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như dân số, môi trường, tài nguyên, chiến tranh, xung đột,… thì cần có sự hợp tác giữa tất cả các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.


Câu 13:

Nguyên nhân chủ yếu nào gây nên hiệu ứng nhà kính?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án A.

Giải thích:

Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.


Câu 14:

 Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nào?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án A.

Giải thích:

Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sự suy giảm đa dạng sinh vật, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Đốt rừng, chặt phá rừng quá mức làm thu hẹp diện tích rừng, làm mất nơi cư trú – thức ăn (động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt) của một số loài dẫn đến một số loài thực vật giảm đi, động vật thiếu thức ăn (chết đói),…


Câu 15:

Nhận định nào dưới đây là kết quả tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án C.

Giải thích:

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tia sáng Mặt Trời xuyên qua khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó mặt đất hấp thụ chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khí quyển để khí CO2 hấp thụ làm cho không khí tăng nhiệt. Như vậy tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên.


Câu 16:

Dân số già không dẫn tới hậu quả về mặt kinh tế - xã hội nào dưới đây?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án C.

Giải thích:

Dân số già dẫn tới nhiều hậu quả về mặt kinh tế - xã hội, đó là thiếu lực lượng lao động trong xã hội, các chính sách hỗ trợ, chăm sóc cho người già, nguy cơ giảm dân số làm cho nền kinh tế chậm phát triển.


Câu 17:

Ở Việt Nam, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án D.

Giải thích:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có địa hình thấp nhất nước ta và cũng đang là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do nước biển dâng.


Câu 18:

Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do nguyên nhân nào sau đây?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án C.

Giải thích:

Vào năm 2016 nhà máy Formosa đã xảy thải các chất thải độc hại ra môi trường nước không qua xử lí nên đã làm gây ô nhiễm môi trường nước biển và làm chết rất nhiều cá và sinh vật biển.


Câu 19:

Cần làm gì để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án D.

Giải thích:

Để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng thì chúng ta cần liệt kê chính xác số lượng loài, thành phần loài và đưa vào sách đỏ để còn có biện pháp bảo vệ.


Câu 20:

Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của phát triển bền vững?

Xem đáp án

Trả lời: đáp án A.

Giải thích:

Mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường và an ninh quốc phòng.


Bắt đầu thi ngay