Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 4: Một số tổ chức khu vực và quốc tế

Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 4: Một số tổ chức khu vực và quốc tế

Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 4: Một số tổ chức khu vực và quốc tế

  • 153 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là

Xem đáp án

Chọn D

Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.


Câu 2:

23/09/2024

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không do nguyên nhân nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Do sự phát triển kinh tế không đều và sức cạnh tranh của các khu vực trên thế giới, những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.

D đúng 

- A sai vì sự phát triển kinh tế không đều của các khu vực thúc đẩy việc hình thành các tổ chức liên kết kinh tế để các quốc gia có thể hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm cải thiện điều kiện phát triển. Điều này giúp giảm thiểu khoảng cách phát triển và tạo ra cơ hội cho các quốc gia kém phát triển hơn.

- B sai vì những nét tương đồng về văn hóa, địa lý và xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia hợp tác và hiểu nhau hơn, từ đó thúc đẩy việc hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Sự tương đồng này giúp các quốc gia dễ dàng hơn trong việc xây dựng các chính sách chung và hợp tác phát triển.

- C sai vì có chung mục tiêu và lợi ích phát triển khi liên kết giúp các quốc gia xác định được hướng đi chung và tăng cường sức mạnh tập thể. Điều này không chỉ tạo ra sự đồng thuận trong các quyết định kinh tế mà còn tối ưu hóa nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển bền vững hơn.

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành chủ yếu là phản ứng trước các vấn đề cụ thể của từng khu vực, như thúc đẩy thương mại, tăng cường hợp tác kinh tế, và phát triển bền vững.

  1. Tăng cường thương mại: Nhiều quốc gia trong cùng khu vực nhận thấy lợi ích từ việc gỡ bỏ rào cản thương mại, tạo ra một thị trường lớn hơn và cải thiện khả năng cạnh tranh.

  2. Đầu tư và phát triển: Các tổ chức này giúp thu hút đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho sự phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nền kinh tế khu vực.

  3. Đối phó với thách thức khu vực: Các quốc gia có thể hợp tác để giải quyết các vấn đề như nghèo đói, biến đổi khí hậu và an ninh khu vực, mà không chỉ phụ thuộc vào các vấn đề toàn cầu.

  4. Hợp tác chính trị: Ngoài kinh tế, các tổ chức này thường thúc đẩy sự ổn định chính trị và hòa bình trong khu vực, tạo ra một môi trường thuận lợi cho phát triển.

  5. Tăng cường sức mạnh chung: Liên kết này giúp các quốc gia nhỏ hơn có thể tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng trên trường quốc tế thông qua việc hợp tác với nhau.

Tóm lại, mặc dù toàn cầu hóa có ảnh hưởng, nhưng các tổ chức liên kết kinh tế khu vực chủ yếu được hình thành để giải quyết những nhu cầu và thách thức cụ thể của các quốc gia trong khu vực đó.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Giải Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu


Câu 3:

23/07/2024

WTO là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn A

WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization - WTO) được thành lập và hoạt động từ năm 1995 với tôn chỉ hoạt động là thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.


Câu 4:

23/07/2024

Tính đến tháng 1/2020, Tổ chức Thương mại Thế giới có tất cả bao nhiêu thành viên?

Xem đáp án

Chọn A

Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization, viết tắt là WTO) ra đời tại Ma-ra-kết (Ma-rốc) vào năm 1995. Đến năm 2020, WTO có 164 quốc gia thành viên. Trụ sở của WTO đặt ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Đây là tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới và ngày càng có nhiều thành viên tham gia. Việt Nam chính thức gia nhập WTO từ năm 2007.


Câu 5:

23/07/2024

Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương viết tắt là

Xem đáp án

Chọn B

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (The Asia - Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11-1989. Đến năm 2020, APEC có 21 thành viên.


Câu 6:

23/07/2024

ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B

ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, tại Bangkok, Thái Lan.


Câu 7:

07/10/2024

Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Tổ chức liên kết kinh tế khu vực, có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là MERCOSUR.

Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là MERCOSUR (Thị trường chung Nam Mĩ). Mercosur hay Mercosul, là một hiệp định thương mại tự do được thành lập vào năm 1991 giữa các nước Brasil, Argentina, Uruguay, Paraguay. Đến tháng 6 năm 2006, Mercosur kết nạp thêm Venezuela, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru hiện là các thành viên liên kết của Mercosur.

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, ASEAN) là một tổ chức kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. 

→ A sai.

- Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union; viết tắt EU), còn được gọi là Liên Âu (tiền thân là Cộng đồng Kinh tế châu Âu), là một thực thể chính trị, kinh tế và quân sự bao gồm 27 quốc gia thành viên tại châu Âu.

→ B sai.

- Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các quốc gia khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa, Mê-hi-cô).

→ C sai.

* Một số tổ chức quốc tế và khu vực

1. Liên hợp quốc (The United Nations - UN)

- Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1945 với tôn chỉ hoạt động là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.

- Đến năm 2021, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977.

- Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc là:

+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.

+ Xây dựng Liên hợp quốc là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.


2. Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization - WTO)

- WTO được thành lập và hoạt động từ năm 1995 với tôn chỉ hoạt động là thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

- Đến năm 2021, WTO có 164 thành viên. Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này từ năm 2007.

- Mục tiêu hoạt động của WTO là:

+ Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế.

+ Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu.

3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

- IMF được thành lập năm 1944 với tôn chỉ hoạt động là thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên  toàn thế giới.

- Đến năm 2021, IMF có 190 thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1976.

- Mục tiêu hoạt động của IMF là:

+ Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.

+ Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác.

4. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

- APEC được thành lập năm 1989 với tôn chỉ là thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- APEC gồm có 21 nền kinh tế thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1998.

- Mục tiêu hoạt động của APEC là:

+ Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.

+ Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.

+ Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa - dịch vụ, vốn và công nghệ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Giải Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

 


Câu 8:

23/07/2024

Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?

Xem đáp án

Chọn C

Tổ chức thương mại thế giới với 164 thành viên chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.


Câu 9:

23/07/2024

Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào sau đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?

Xem đáp án

Chọn B

ASEAN có 10 quốc gia châu Á tham gia, APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) có 21 quốc gia châu Á tham gia; còn EU và NAFTA là hai liên kết khu vực không có quốc gia châu Á nào tham gia.


Câu 10:

23/07/2024

Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

- Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu.

- Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các quốc gia khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa, Mê-hi-cô).

- Hiệp định thương mại tự do Nam Mĩ (MERCOSUR) chỉ có các nước ở khu vực Nam Mĩ là thành viên.

- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (The Asia-Pacific Economic Cooperation - APEC) được thành lập vào tháng 11 - 1989. Năm 2020, APEC có 21 thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ năm 1998.


Câu 11:

23/07/2024

Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?

Xem đáp án

Chọn C

Thị trường chung Nam Mĩ (4 quốc gia thành lập, hiện nay có 6 thành viên), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (10 quốc gia là thành viên), Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (3 quốc gia thành viên), Liên minh châu Âu (28 quốc gia thành viên, Anh rời EU năm 2016 nên còn 27 quốc gia). Như vậy, Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ là có ít thành viên nhất (3 thành viên, là Hoa Kì, Mê-hi-cô và Ca-na-da).


Câu 12:

07/10/2024

Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Tổ chức liên kết khu vực,có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất là Diễn đàn khu vực kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương 

+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.

+ Thị trường chung Nam Mĩ gồm các nước ở khu vực Nam Mỹ, thuộc châu Mỹ.

+ Liên minh châu Âu (EU) gồm các nước ở khu vực Tây Âu, thuộc châu Âu.

+ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương, các nước thành viên thuộc nhiều châu lục khác nhau: châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…), châu Đại Dương (Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân), châu Mỹ (Pê- ru, Chi-lê, Mê-xi-cô, Ca-na-đa,…).

→ A đúng.B,C,D sai.

* Một số tổ chức quốc tế và khu vực

1. Liên hợp quốc (The United Nations - UN)

- Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1945 với tôn chỉ hoạt động là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.

- Đến năm 2021, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977.

- Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc là:

+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.

+ Xây dựng Liên hợp quốc là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

2. Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization - WTO)

- WTO được thành lập và hoạt động từ năm 1995 với tôn chỉ hoạt động là thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.

- Đến năm 2021, WTO có 164 thành viên. Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này từ năm 2007.

- Mục tiêu hoạt động của WTO là:

+ Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế.

+ Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu.

3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

- IMF được thành lập năm 1944 với tôn chỉ hoạt động là thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên toàn thế giới.

- Đến năm 2021, IMF có 190 thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1976.

- Mục tiêu hoạt động của IMF là:

+ Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.

+ Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác.

4. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

- APEC được thành lập năm 1989 với tôn chỉ là thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- APEC gồm có 21 nền kinh tế thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1998.

- Mục tiêu hoạt động của APEC là:

+ Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.

+ Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.

+ Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa - dịch vụ, vốn và công nghệ.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Giải Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

 


Câu 13:

23/07/2024

Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

- Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu.

- Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các quốc gia khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa, Mê-hi-cô).

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 7/1995).

- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 11/1998).


Câu 14:

23/07/2024

Tính đến năm 2020, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?

Xem đáp án

Chọn B

Liên hợp quốc (United Nations, viết tắt là UN) ra đời vào ngày 24-10-1945. Đến năm 2020, UN có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở của UN đặt ở thành phố Niu Y-oóc (Hoa Kỳ). Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm 1977.


Câu 15:

23/07/2024

Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

Liên hợp quốc (United Nations, viết tắt là UN) ra đời vào ngày 24-10-1945. Đến năm 2020, UN có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở của UN đặt ở thành phố Niu Y-oóc (Hoa Kỳ). Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm 1977.


Bắt đầu thi ngay