Câu hỏi:
07/10/2024 188
Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?
Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?
A. Diễn đàn khu vực kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Thị trường chung Nam Mĩ.
D. Liên minh châu Âu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Tổ chức liên kết khu vực,có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất là Diễn đàn khu vực kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
+ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.
+ Thị trường chung Nam Mĩ gồm các nước ở khu vực Nam Mỹ, thuộc châu Mỹ.
+ Liên minh châu Âu (EU) gồm các nước ở khu vực Tây Âu, thuộc châu Âu.
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương, các nước thành viên thuộc nhiều châu lục khác nhau: châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…), châu Đại Dương (Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân), châu Mỹ (Pê- ru, Chi-lê, Mê-xi-cô, Ca-na-đa,…).
→ A đúng.B,C,D sai.
* Một số tổ chức quốc tế và khu vực
1. Liên hợp quốc (The United Nations - UN)
- Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1945 với tôn chỉ hoạt động là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
- Đến năm 2021, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977.
- Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc là:
+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.
+ Xây dựng Liên hợp quốc là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
2. Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization - WTO)
- WTO được thành lập và hoạt động từ năm 1995 với tôn chỉ hoạt động là thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
- Đến năm 2021, WTO có 164 thành viên. Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này từ năm 2007.
- Mục tiêu hoạt động của WTO là:
+ Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
+ Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế.
+ Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu.
3. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
- IMF được thành lập năm 1944 với tôn chỉ hoạt động là thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên toàn thế giới.
- Đến năm 2021, IMF có 190 thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1976.
- Mục tiêu hoạt động của IMF là:
+ Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.
+ Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác.
4. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
- APEC được thành lập năm 1989 với tôn chỉ là thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư và mở cửa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- APEC gồm có 21 nền kinh tế thành viên. Việt Nam là thành viên của tổ chức này từ năm 1998.
- Mục tiêu hoạt động của APEC là:
+ Giữ vững sự tăng trưởng và phát triển trong khu vực.
+ Tăng cường hệ thống đa phương mở vì lợi ích của châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.
+ Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng của kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lưu hàng hóa - dịch vụ, vốn và công nghệ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
Giải Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào sau đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào sau đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?
Câu 2:
ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
Câu 3:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?
Câu 4:
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không do nguyên nhân nào sau đây?
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không do nguyên nhân nào sau đây?
Câu 7:
Tính đến tháng 1/2020, Tổ chức Thương mại Thế giới có tất cả bao nhiêu thành viên?
Tính đến tháng 1/2020, Tổ chức Thương mại Thế giới có tất cả bao nhiêu thành viên?
Câu 10:
Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
Câu 12:
Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?
Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?
Câu 13:
Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?