Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 8. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế mỹ latinh
Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 8. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế mỹ latinh
-
549 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn B
Việc xây dựng kênh đào qua eo Pa-na-ma (Panama) đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 2:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn D
Kênh đào Panama nằm ở quốc gia Trung Mỹ Panama, cắt ngang eo đất Panama, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, là một kênh vận chuyển đường thủy quan trọng.
Câu 3:
21/09/2024Đáp án đúng là : A
- Vùng núi An-đét có tiềm năng lớn về khoáng sản, thủy điện và du lịch.
Vùng núi cao An-đét (Andes) chạy dọc theo phía tây lãnh thổ với địa hình hiểm trở nhưng có tiềm năng lớn về khoáng sản, thủy điện và du lịch. Tuy nhiên, do địa hình có sự phân hóa từ đông sang tây nên việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các khu vực thuộc đồng bằng A-ma-dôn và vùng núi An-đét gặp nhiều khó khăn.
→ A đúng.B,C,D sai.
* ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình và đất:
♦ Địa hình: khu vực Mỹ La-tinh có cấu trúc địa hình tương đối đa dạng, phức tạp, với nhiều dạng địa hình.
- Các đồng bằng rộng lớn và tương đối bằng phẳng như A-ma-dôn, La-nốt, La Pla-ta, Pam-pa,... Các sơn nguyên có địa hình lượn sóng và tương đối bằng phẳng, như Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,… thuận lợi cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi và cây công nghiệp.
- Vùng núi cao An-đét chạy dọc theo phía tây lãnh thổ với địa hình hiểm trở nhưng có tiềm năng lớn về khoáng sản, thuỷ điện và du lịch. Tuy nhiên, do địa hình có sự phân hoá từ đông sang tây nên việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các khu vực thuộc đồng bằng A-ma-dôn và vùng núi An-đét gặp nhiều khó khăn.
- Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti thường bị ảnh hưởng bởi các trận động đất, gây thiệt hại về người và tài sản.
♦ Đất đai: ở khu vực Mỹ Latinh nhìn chung khá đa dạng và màu mỡ.
- Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở các đồng bằng rộng lớn, là điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp.
- Nhóm đất feralit phân bố trên các cao nguyên ở Nam Mỹ, tạo thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và đồng cỏ chăn nuôi.
- Các quốc đảo trong vùng biển Ca-ri-bê có đất đai màu mỡ, tạo thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.
2. Khí hậu
- Do lãnh thổ Mỹ Latinh rộng lớn và trải dài trên nhiều vĩ độ nên khu vực này có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.
+ Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo nằm ở quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn với nhiệt độ nóng quanh năm có lượng mưa lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và rừng.
+ Đới khí hậu nhiệt đới nằm ở eo đất Trung Mỹ và phía nam đồng bằng A-ma-dôn có nhiệt độ nóng quanh năm và lượng mưa tăng dần từ tây sang đông, tạo điều kiện cho phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới.
+ Phía nam lãnh thổ có khí hậu cận nhiệt (mùa hạ nóng, mùa đông ấm) và ôn đới hải dương (mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh) thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới.
- Một số nơi ở khu vực Mỹ Latinh có khí hậu khô hạn như hoang mạc A-ta-ca-ma, quá ẩm ướt ở đồng bằng A-ma-dôn, khí hậu núi cao khắc nghiệt ở vùng núi An-đét,... không thuận lợi cho việc cư trú.
- Ngoài ra, các thiên tai như bão nhiệt đới kèm theo lũ lụt hằng năm ở khu vực Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê gây ra nhiều thiệt hại cho các quốc gia trong khu vực.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh
Giải Địa lí 11 Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh
Câu 4:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn C
Các sơn nguyên có địa hình lượn sóng và tương đối bằng phẳng, như Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na (Guyana) thuận lợi cho phát triển đồng cỏ để chăn nuôi và phát triển cây công nghiệp.
Câu 5:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn D
Khu vực Mỹ Latinh đa dạng về địa hình và đất đai. Các đồng bằng rộng lớn và tương đối bằng phẳng như A-ma-dôn, La-nốt (Llanos), La Pla-ta (La Plata), Pam-pa (Pampa),... Còn đồng bằng Trung tâm là đồng bằng nằm ở Hoa Kỳ.
Câu 6:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn B
Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti (Antilles) thường bị ảnh hưởng bởi các trận động đất, gây thiệt hại về người và tài sản. Ngoài động đất, khu vực này còn xảy ra núi lửa và nhiều thiên tai khác (bão nhiệt đới, lũ lụt, sạt lở đất,…).
Câu 7:
11/12/2024Đáp án đúng là: A
- Các dạng địa hình đồng bằng và sơn nguyên,chiếm phần lớn diện tích khu vực Mỹ Latinh.
Các đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích khu vực. Các đồng bằng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi như: A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa... Các sơn nguyên: Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,... có diện tích đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.
A đúng
- B sai vì phần lớn diện tích được phủ bởi đồng bằng rộng lớn, như đồng bằng Amazon và La Plata, có đặc điểm địa hình thấp và phù hợp cho nông nghiệp, trong khi sơn nguyên thường nằm ở độ cao lớn, khí hậu khắc nghiệt và khó khăn cho canh tác.
- C sai vì chúng thường nằm ở các khu vực có địa hình gồ ghề và độ cao lớn, hạn chế khả năng phát triển nông nghiệp và định cư, trong khi các đồng bằng rộng lớn và vùng đất thấp lại thuận lợi cho sinh sống và canh tác.
- D sai vì chúng có địa hình gồ ghề, khí hậu khắc nghiệt và khó khăn cho việc canh tác và sinh sống, trong khi các đồng bằng rộng lớn cung cấp điều kiện thuận lợi hơn cho nông nghiệp và phát triển dân cư.
Khu vực Mỹ Latinh có nhiều dạng địa hình chủ yếu là đồng bằng và sơn nguyên, chiếm phần lớn diện tích của khu vực này.
Đồng bằng: Các đồng bằng lớn như đồng bằng Amazon và đồng bằng La Plata đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp và sinh thái. Đồng bằng Amazon, với hệ sinh thái phong phú, là nơi có nhiều loài động thực vật đa dạng và cung cấp nguồn nước quan trọng cho các hoạt động sinh sống. Đồng bằng La Plata, nằm ở phía nam, cũng nổi bật với các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp.
Sơn nguyên: Sơn nguyên Andes, kéo dài dọc theo bờ biển phía tây của Nam Mỹ, là hệ thống núi cao nhất thế giới, tạo thành một bức tường tự nhiên. Các sơn nguyên như sơn nguyên Altiplano tại Bolivia và Peru có độ cao lớn và khí hậu lạnh, là nơi sinh sống của các cộng đồng bản địa và đóng góp vào nền văn hóa đa dạng của khu vực.
Địa hình đồng bằng và sơn nguyên ảnh hưởng lớn đến khí hậu, sinh thái và hoạt động kinh tế của các quốc gia trong khu vực, đồng thời tạo nên những thách thức và cơ hội cho sự phát triển bền vững.
* Mở rộng:
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
♦ Đặc điểm
- Vị trí địa lí:
+ Mỹ Latinh là bộ phận của châu Mỹ, nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác.
+ Phía bắc giáp với Hoa Kỳ; phía phía đông giáp Đại Tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương và phía nam giáp Nam Đại Dương.
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Mỹ Latinh là khu vực rộng lớn, có diện tích khoảng 20 triệu km2, bao gồm: Mê-hi-cô, các quốc đảo vùng biển Ca-ri-bê, các quốc gia ở eo đất Trung Mỹ và toàn bộ Nam Mỹ.
+ Khu vực Mỹ Latinh kéo dài từ khoảng vĩ độ 33o32’B đến vĩ độ 53o53’N.
♦ Ảnh hưởng
- Phạm vi lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ độ nên thiên nhiên phân hóa đa dạng.
- Mỹ Latinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác nên sau cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV, nhiều đợt nhập cư khai phá “ Tân thế giới” đã làm cho thành phần dân cư, xã hội nơi đây rất đa dạng.
- Nhờ tiếp giáp với Hoa Kỳ và các biển, đại dương lớn, nên khu vực Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để: thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế; tăng cường hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;
- Việc xây dựng kênh đào Pa-na-ma đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình và đất:
♦ Địa hình: khu vực Mỹ La-tinh có cấu trúc địa hình tương đối đa dạng, phức tạp, với nhiều dạng địa hình.
- Các đồng bằng rộng lớn và tương đối bằng phẳng như A-ma-dôn, La-nốt, La Pla-ta, Pam-pa,... Các sơn nguyên có địa hình lượn sóng và tương đối bằng phẳng, như Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,… thuận lợi cho phát triển đồng cỏ chăn nuôi và cây công nghiệp.
- Vùng núi cao An-đét chạy dọc theo phía tây lãnh thổ với địa hình hiểm trở nhưng có tiềm năng lớn về khoáng sản, thuỷ điện và du lịch. Tuy nhiên, do địa hình có sự phân hoá từ đông sang tây nên việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các khu vực thuộc đồng bằng A-ma-dôn và vùng núi An-đét gặp nhiều khó khăn.
- Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti thường bị ảnh hưởng bởi các trận động đất, gây thiệt hại về người và tài sản.
♦ Đất đai: ở khu vực Mỹ Latinh nhìn chung khá đa dạng và màu mỡ.
- Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở các đồng bằng rộng lớn, là điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp.
- Nhóm đất feralit phân bố trên các cao nguyên ở Nam Mỹ, tạo thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và đồng cỏ chăn nuôi.
- Các quốc đảo trong vùng biển Ca-ri-bê có đất đai màu mỡ, tạo thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh
Giải Địa lí 11 Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh
Câu 8:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn A
Các đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích khu vực. Các đồng bằng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi như: A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa... Các sơn nguyên: Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,... có diện tích đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.
Câu 9:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn C
Các sơn nguyên: Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,... có diện tích đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.
Câu 10:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn C
Ở khu vực Mỹ Latinh có nhiều sơn nguyên rộng lớn, tiêu biểu như sơn nguyên Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,... Còn sơn nguyên Cô-lô-ra-đô nằm trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Câu 11:
23/11/2024Đáp án đúng là: B
Giải thích: Vùng biển Ca-ri-bê có nhiều đảo, đất màu mỡ thuận lợi trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và phát triển du lịch.
*Tìm hiểu thêm: "Biển"
- Khu vực Mỹ Latinh có vùng biển rộng lớn bao gồm vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và các biển khác thuộc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Mỹ La-tinh có điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. Cụ thể là:
+ Vùng biển có nhiều nhiều ngư trường lớn thuộc các nước Pê-ru, Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Bra-xin và vùng biển Ca-ri-bê tạo thuận lợi phát triển nghề cá.
+ Bờ biển có nhiều vũng, vịnh nước sâu,… tạo điều kiện để xây dựng và phát triển cảng biển.
+ Dọc bờ biển Mỹ Latinh có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch.
+ Vùng thềm lục địa Mỹ Latinh có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, đây là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trong khu vực.
- Hiện nay, môi trường biển ở khu vực Mỹ Latinh cũng đang gặp phải một số vấn đề cần giải quyết như khai thác thuỷ sản quá mức. ô nhiễm môi trường biển,...
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh
Câu 12:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn D
Mỹ Latinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản. Mỹ Latinh có nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.
Câu 13:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn B
Sắt chiếm khoảng 24% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, đồng chiếm khoảng 21% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Chi-lê; dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm hơn 7% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Vê-nê-xu-ê-la và vùng biển Ca-ri-bê.
Câu 14:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn C
Mỹ La-tinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu ở vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin. Khoáng sản phong phú về chủng loại; có trữ lượng lớn là sắt (Bra-xin - trữ lượng 80 tỉ tấn,...); chì - kẽm, bạc (Bô-li-vi-a, Pê-ru, Ác-hen-ti-na); đồng (Chi-lê); dầu mỏ, khí tự nhiên (Vê-nê-du-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển Ca-ri-bê,...). Ngoài ra còn có thiếc, man-gan, ni-ken,...
Câu 15:
23/07/2024Hướng dẫn giải
Chọn C
Tài nguyên khoáng sản đa dạng ở khu vực Mỹ Latinh là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 23. Kinh tế Nhật Bản (329 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 10. Liên minh Châu Âu (328 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 12. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á (270 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 26. Kinh tế Trung Quốc (268 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 30. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi (251 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 25. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc (246 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 19. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga (237 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 20. Kinh tế Liên Bang Nga (226 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 18. Kinh tế Hoa Kì (220 lượt thi)
- Trắc nghiệm Địa 11 CTST Bài 15. Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á (210 lượt thi)